Mới đây, kênh truyền hình Zvezda đã công bố đoạn video về 6 chuyến bay huấn luyện trong tầng bình lưu của máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM của Hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: WikipediaTình huống giả định được đặt ra là việc tìm kiếm một kẻ xâm phạm không phận Nga ở tầng cao mà không cần sự trở giúp từ hệ hống phòng không mặt đất. Sau khi phát hiện mục tiêu ở bán đảo Kamchatka, các phi công MiG-31BM đã phóng tên lửa không đối không tầm xa vào nó. Ảnh: Airliners.netMiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nhưng đến ngày nay, nó vẫn tỏ ra không hề lỗi thời dù đã phục vụ gần được nửa thế kỷ. Nó vẫn được xem là một trong những máy bay tiêm kích nguy hiểm nhất với máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm của Mỹ. Ảnh: JetphotosNhững tính năng bay của MiG-31 tới nay vẫn được coi là vô địch, và không một máy bay chiến đấu nào đạt được. Với cặp động cơ turbofan đốt tăng lực lần 2 Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể đạt tốc độ cực đại Mach 2,83 tương đương 3.000km/h hoặc tốc độ hành trình 2.500km/h Mach 2,35 ở độ cao lớn, hoặc 1.500km/h ở độ cao thấp. Ảnh: JetphotosTrong cuộc huấn luyện ở Kamchatka, các phi công MiG-31BM đã điều khiển máy bay đạt vận tốc 2.500km/h ở độ cao 20.000m. Theo chuyên gia Murakhovsky, ngoài MiG-31 hiện chỉ có máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 và U-2 của Mỹ mới có thể bay ở độ cao hơn 20.000m và tốc độ 2.500km/h (chỉ SR-71). Hiện tại đây là giới hạn của máy bay quân sự. Ảnh: WikipediaSo sánh như vậy để thấy rằng, chỉ riêng tính năng bay, không một máy bay chiến đấu nào trên thế giới gồm cả F-22, F-35 là đạt được trần bay và tốc độ lớn như MiG-31BM. Cho nên, không thể bàn cãi việc xem MiG-31BM là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới. Ảnh: WikipediaChưa kể, 20.000m và 2.500km/h chưa phải là giới hạn với máy bay MiG-31, theo nhà sản xuất các thử nghiệm khẳng định MiG-31 thừa sức bay ở độ cao 25.000m, tốc độ tối đa là Mach 2,83 3.000km/h. Ở độ cao này, nhiều loại tên lửa đất đối không hiện nay thực tế là rất khó bắn trúng mục tiêu. Tuy độ cao của S-300 với tới 27.000m, nhưng thực tế bắn hết tầm như vậy thường là không hiệu quả. Ảnh: JetphotosMiG-31 hiện có tầm bay cực đại 3.000km, bán kính chiến đấu 1.400km nếu bay tốc độ cận âm và độ cao 10.000m, nếu bay ở độ cao 18.000m trở lên với tốc độ 2.500km/h thì tầm bay giảm xuống 720km, tốc độ leo cao 288m/s. Ảnh: Russian PlanesMiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của dòng MiG-31 được đưa vào thử nghiệm năm 2008 và bắt đầu nâng cấp quy mô từ năm 2011. So với MiG-31 nguyên bản, hiệu quả chiến đấu của MiG-31BM tăng gấp 2,6 lần. Ảnh: Russian PlanesViệc nâng cấp chủ yếu nằm ở radar và vũ khí, tuy vậy động cơ của nó cũng được cải tiến một phần. Bằng MiG-31BM người ta đã lập kỷ lục bay liên tục 7 tiếng 4 phút, tổng quãng đường bay lên tới 8.000km. Ảnh: JetphotosMiG-31 thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi: phía trước là phi công điều khiển và phía sau là sĩ quan điều khiển vũ khí, kiểm soát hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Ảnh: WikipediaMiG-31BM trang bị radar Zaslon-M có tầm phát hiện mục tiêu trên không đến 320km, có thể khăng theo dõi liên tục 24 mục tiêu và dẫn đường tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, radar mới cho phép MiG-31BM mang theo các loại tên lửa không đối đất thông minh, bom hàng không có điều khiển. Điều mà nguyên bản MiG-31 trước đây bị hạn chế chỉ mang tên lửa không đối không và bom không điều khiển. Ảnh: WikipediaCác nâng cấp cho phép MiG-31BM triển khai siêu tên lửa không đối không thế hệ mới R-37 có tầm bắn 400km, tốc độ tối đa Mach 6, rất phù hợp tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và cả mục tiêu chiến lược bay tốc độ cao. Ảnh: Airliners.netĐặc biệt, gần đây MiG-31BM còn được cải tiến thành MiG-31K để tích hợp tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal có tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 10-12. Ảnh: WikipediaVideo sức mạnh tiêm kích đánh chặn MiG-31. Nguồn: 1TV.ru
Mới đây, kênh truyền hình Zvezda đã công bố đoạn video về 6 chuyến bay huấn luyện trong tầng bình lưu của máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM của Hạm đội Thái Bình Dương. Ảnh: Wikipedia
Tình huống giả định được đặt ra là việc tìm kiếm một kẻ xâm phạm không phận Nga ở tầng cao mà không cần sự trở giúp từ hệ hống phòng không mặt đất. Sau khi phát hiện mục tiêu ở bán đảo Kamchatka, các phi công MiG-31BM đã phóng tên lửa không đối không tầm xa vào nó. Ảnh: Airliners.net
MiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa của dòng máy bay tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 được chế tạo dưới thời Liên Xô. Nhưng đến ngày nay, nó vẫn tỏ ra không hề lỗi thời dù đã phục vụ gần được nửa thế kỷ. Nó vẫn được xem là một trong những máy bay tiêm kích nguy hiểm nhất với máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm của Mỹ. Ảnh: Jetphotos
Những tính năng bay của MiG-31 tới nay vẫn được coi là vô địch, và không một máy bay chiến đấu nào đạt được. Với cặp động cơ turbofan đốt tăng lực lần 2 Soloviev D-30F6, MiG-31 có thể đạt tốc độ cực đại Mach 2,83 tương đương 3.000km/h hoặc tốc độ hành trình 2.500km/h Mach 2,35 ở độ cao lớn, hoặc 1.500km/h ở độ cao thấp. Ảnh: Jetphotos
Trong cuộc huấn luyện ở Kamchatka, các phi công MiG-31BM đã điều khiển máy bay đạt vận tốc 2.500km/h ở độ cao 20.000m. Theo chuyên gia Murakhovsky, ngoài MiG-31 hiện chỉ có máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 và U-2 của Mỹ mới có thể bay ở độ cao hơn 20.000m và tốc độ 2.500km/h (chỉ SR-71). Hiện tại đây là giới hạn của máy bay quân sự. Ảnh: Wikipedia
So sánh như vậy để thấy rằng, chỉ riêng tính năng bay, không một máy bay chiến đấu nào trên thế giới gồm cả F-22, F-35 là đạt được trần bay và tốc độ lớn như MiG-31BM. Cho nên, không thể bàn cãi việc xem MiG-31BM là tiêm kích đánh chặn số 1 thế giới. Ảnh: Wikipedia
Chưa kể, 20.000m và 2.500km/h chưa phải là giới hạn với máy bay MiG-31, theo nhà sản xuất các thử nghiệm khẳng định MiG-31 thừa sức bay ở độ cao 25.000m, tốc độ tối đa là Mach 2,83 3.000km/h. Ở độ cao này, nhiều loại tên lửa đất đối không hiện nay thực tế là rất khó bắn trúng mục tiêu. Tuy độ cao của S-300 với tới 27.000m, nhưng thực tế bắn hết tầm như vậy thường là không hiệu quả. Ảnh: Jetphotos
MiG-31 hiện có tầm bay cực đại 3.000km, bán kính chiến đấu 1.400km nếu bay tốc độ cận âm và độ cao 10.000m, nếu bay ở độ cao 18.000m trở lên với tốc độ 2.500km/h thì tầm bay giảm xuống 720km, tốc độ leo cao 288m/s. Ảnh: Russian Planes
MiG-31BM là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của dòng MiG-31 được đưa vào thử nghiệm năm 2008 và bắt đầu nâng cấp quy mô từ năm 2011. So với MiG-31 nguyên bản, hiệu quả chiến đấu của MiG-31BM tăng gấp 2,6 lần. Ảnh: Russian Planes
Việc nâng cấp chủ yếu nằm ở radar và vũ khí, tuy vậy động cơ của nó cũng được cải tiến một phần. Bằng MiG-31BM người ta đã lập kỷ lục bay liên tục 7 tiếng 4 phút, tổng quãng đường bay lên tới 8.000km. Ảnh: Jetphotos
MiG-31 thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi: phía trước là phi công điều khiển và phía sau là sĩ quan điều khiển vũ khí, kiểm soát hệ thống radar điều khiển hỏa lực. Ảnh: Wikipedia
MiG-31BM trang bị radar Zaslon-M có tầm phát hiện mục tiêu trên không đến 320km, có thể khăng theo dõi liên tục 24 mục tiêu và dẫn đường tên lửa hạ 8 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, radar mới cho phép MiG-31BM mang theo các loại tên lửa không đối đất thông minh, bom hàng không có điều khiển. Điều mà nguyên bản MiG-31 trước đây bị hạn chế chỉ mang tên lửa không đối không và bom không điều khiển. Ảnh: Wikipedia
Các nâng cấp cho phép MiG-31BM triển khai siêu tên lửa không đối không thế hệ mới R-37 có tầm bắn 400km, tốc độ tối đa Mach 6, rất phù hợp tiêu diệt máy bay ném bom, máy bay cảnh báo sớm và cả mục tiêu chiến lược bay tốc độ cao. Ảnh: Airliners.net
Đặc biệt, gần đây MiG-31BM còn được cải tiến thành MiG-31K để tích hợp tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal có tầm bắn 2.000km, tốc độ Mach 10-12. Ảnh: Wikipedia
Video sức mạnh tiêm kích đánh chặn MiG-31. Nguồn: 1TV.ru