Về lý thuyết, hiện Iran đang sở hữu một lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Số lượng máy bay chiến đấu của Iran khoảng 350 chiếc, nhiều hơn gấp đôi, so với số máy bay chiến đấu mà lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đang sở hữu.Nhưng hầu hết các máy bay chiến đấu của Iran đều đã cũ và lạc hậu. Số máy bay chiến đấu F-14, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất từ đầu thập niên 1970; một số máy bay MiG-29 và máy bay chiến đấu cường kích Su-25 của Liên Xô sản xuất vào thập niên 1980; một ít J-7 (bản sao của MiG-21) mà Iran mua từ Trung Quốc trong thời gian đầu những năm 1990.Những máy bay mới của Iran cũng chỉ là bản sao của những thiết kế cũ, như máy bay chiến đấu Kowsar là bản sao chép máy bay chiến đấu F-5E của Mỹ (được chế tạo vào thập niên 1960). Để nâng cao sức mạnh trong hoàn cảnh "tứ bề thọ địch", Iran đã nhiều lần cố gắng mua máy bay chiến đấu mới, nhưng không thành công vì nhiều lý do.Đứng đầu danh sách máy bay chiến đấu mà Iran tìm mua, là siêu tiêm kích MiG-31 của Liên Xô. Năm 1990, Tehran đặt mua từ Moscow 24 máy bay đánh chặn MiG-31, cùng với nhiều loại vũ khí khác. Nếu sở hữu MiG-31, sẽ giúp Iran cải thiện khả năng tuần tra không phận và có thể đe dọa các nước láng giềng.Nhưng Liên Xô đã sụp đổ trước khi Iran có thể hoàn thành đơn đặt hàng. Năm 1992, Tehran đã thử một lần nữa, đặt hàng từ một nước Nga đang "đói tiền mặt", một lô MiG-29 và máy bay ném bom Tu-22, tiêm kích bom MiG-27 và 24 chiếc MiG-31. Lần này Mỹ đã áp dụng thành công sức ép, buộc Nga phải hủy bỏ thương vụ mua bán.Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, thậm chí Mỹ còn đề nghị mua MiG-31 từ Nga với giá cao hơn mức giá mà Iran có thể mua được. 9 năm sau, vào năm 2001, Tehran đã cố gắng hỏi mua MiG-31 một lần nữa và thậm chí còn trả tiền trước để mua chúng; nhưng một lần nữa, Mỹ dựa vào Nga để hủy bỏ hợp đồng.Loại máy bay chiến đấu thứ hai của Nga mà Iran rất nóng lòng sở hữu là chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và các biến thể. Có rất nhiều báo cáo về những nỗ lực của Iran, đàm phán với Nga để mua máy bay chiến đấu Su-27 hoặc phiên bản Su-30 hiện đại hơn.Năm 2007, tin đồn về hợp đồng khổng lồ mua 250 chiếc Su-30, đã buộc người đứng đầu Rosoboronexport (cơ quan đảm nhiệm việc xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga), chính thức phủ nhận rằng, bất kỳ vụ mua bán nào như vậy với Iran, đều không được thực hiện.Vào năm 2016, Iran được cho là đã thử mua lại Su-30 một lần nữa, nhưng lần này do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - một phần của thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của Iran năm 2015 - đã làm gián đoạn nỗ lực của Iran.Iran trong những năm 1990 đã thành công trong việc mua một vài chiếc J-7 từ Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, lực lượng không quân Trung Quốc đã bắt đầu thay thế máy bay J-7 của họ bằng chiến đấu cơ J-10 hiện đại hơn. Hiệu suất của J-10 gần tương đương với F-16 của Mỹ.Vào năm 2015, có tin đồn rằng Tehran muốn mua tới 150 chiếc J-10; tuy nhiên những tin đồn này hoàn toàn không có cơ sở. Đáng chú ý Trung Quốc, là một đối tác thương mại lớn với các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cả hai đều là đối thủ nặng ký của Iran.Đối với Trung Quốc, có thể việc bán máy bay chiến đấu J-10 trị giá vài tỷ USD cho Iran là một thương vụ mua bán vũ khí lớn; nhưng với tiềm lực kinh tế của Trung Quốc, vài tỷ USD có lẽ không đáng để xảy ra rạn nứt ngoại giao với các quốc gia Ả Rập; chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ "tham bát mà bỏ mâm".Bị cấm mua máy bay chiến đấu mới, Iran đã phải nâng cấp và sao chép các máy bay cũ của mình. Các máy bay F-4, F-14 và Su-22 đã được sửa chữa kết cấu, trang bị các cảm biến cũng như vũ khí mới. Rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được như Iran.Các kỹ sư Iran đã nghiên cứu và sao chép chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-5, và họ đã tự sản xuất ít nhất hai loại máy bay chiến đấu. Phiên bản Saeqeh dường như là sự kết hợp giữa thân của chiếc F-5 với cánh đuôi kép mới (F-5 chỉ có một cánh đuôi). Kể từ năm 2004, khi Saeqeh xuất hiện lần đầu, đến nay Iran được đã chế tạo được 9 chiếc Saeqeh.Năm 2018, Iran tiết lộ một bản sao F-5 khác, đó là chiếc Kowsar hai chỗ ngồi. Truyền thông nhà nước Iran tuyên bố, Kowsar 100% được nghiên cứu và sản xuất trong nước; nhưng cũng như chiếc Saeqeh, có thể Iran đang chế tạo máy bay chiến đấu mới, trên các khung máy bay F-5 cũ được lưu trữ, hơn là chế tạo khung máy bay mới hoàn toàn.Thất vọng trong nhiều thập kỷ với nỗ lực mua máy bay chiến đấu mới không thành, người Iran có thể không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc nâng cấp các máy bay cũ hiện có. Nhưng có những giới hạn đối với việc nâng cấp, F-4 với radar tốt hơn vẫn là F-4, chậm chạp, khó điều khiển và không thể tàng hình.Tương tự như vậy, một bản sao của F-5 vẫn hoạt động giống như F-5 và có lẽ không thể sánh được với các máy bay chiến đấu hiện đại hơn, mà đối thủ của quân đội Iran đang sử dụng như F-15, F-16 hoặc hiện đại hơn là F-35; những máy bay này đều hiện đại hơn máy bay chiến đấu của Iran 1 đến 2 thế hệ. Video Quân đội Iran thử tên lửa phòng không Bavar-373 - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Về lý thuyết, hiện Iran đang sở hữu một lực lượng không quân lớn nhất thế giới. Số lượng máy bay chiến đấu của Iran khoảng 350 chiếc, nhiều hơn gấp đôi, so với số máy bay chiến đấu mà lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đang sở hữu.
Nhưng hầu hết các máy bay chiến đấu của Iran đều đã cũ và lạc hậu. Số máy bay chiến đấu F-14, F-4 và F-5 do Mỹ sản xuất từ đầu thập niên 1970; một số máy bay MiG-29 và máy bay chiến đấu cường kích Su-25 của Liên Xô sản xuất vào thập niên 1980; một ít J-7 (bản sao của MiG-21) mà Iran mua từ Trung Quốc trong thời gian đầu những năm 1990.
Những máy bay mới của Iran cũng chỉ là bản sao của những thiết kế cũ, như máy bay chiến đấu Kowsar là bản sao chép máy bay chiến đấu F-5E của Mỹ (được chế tạo vào thập niên 1960). Để nâng cao sức mạnh trong hoàn cảnh "tứ bề thọ địch", Iran đã nhiều lần cố gắng mua máy bay chiến đấu mới, nhưng không thành công vì nhiều lý do.
Đứng đầu danh sách máy bay chiến đấu mà Iran tìm mua, là siêu tiêm kích MiG-31 của Liên Xô. Năm 1990, Tehran đặt mua từ Moscow 24 máy bay đánh chặn MiG-31, cùng với nhiều loại vũ khí khác. Nếu sở hữu MiG-31, sẽ giúp Iran cải thiện khả năng tuần tra không phận và có thể đe dọa các nước láng giềng.
Nhưng Liên Xô đã sụp đổ trước khi Iran có thể hoàn thành đơn đặt hàng. Năm 1992, Tehran đã thử một lần nữa, đặt hàng từ một nước Nga đang "đói tiền mặt", một lô MiG-29 và máy bay ném bom Tu-22, tiêm kích bom MiG-27 và 24 chiếc MiG-31. Lần này Mỹ đã áp dụng thành công sức ép, buộc Nga phải hủy bỏ thương vụ mua bán.
Theo một nguồn tin chưa được kiểm chứng, thậm chí Mỹ còn đề nghị mua MiG-31 từ Nga với giá cao hơn mức giá mà Iran có thể mua được. 9 năm sau, vào năm 2001, Tehran đã cố gắng hỏi mua MiG-31 một lần nữa và thậm chí còn trả tiền trước để mua chúng; nhưng một lần nữa, Mỹ dựa vào Nga để hủy bỏ hợp đồng.
Loại máy bay chiến đấu thứ hai của Nga mà Iran rất nóng lòng sở hữu là chiến đấu cơ hạng nặng Su-27 và các biến thể. Có rất nhiều báo cáo về những nỗ lực của Iran, đàm phán với Nga để mua máy bay chiến đấu Su-27 hoặc phiên bản Su-30 hiện đại hơn.
Năm 2007, tin đồn về hợp đồng khổng lồ mua 250 chiếc Su-30, đã buộc người đứng đầu Rosoboronexport (cơ quan đảm nhiệm việc xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga), chính thức phủ nhận rằng, bất kỳ vụ mua bán nào như vậy với Iran, đều không được thực hiện.
Vào năm 2016, Iran được cho là đã thử mua lại Su-30 một lần nữa, nhưng lần này do các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - một phần của thỏa thuận hạn chế chương trình hạt nhân của Iran năm 2015 - đã làm gián đoạn nỗ lực của Iran.
Iran trong những năm 1990 đã thành công trong việc mua một vài chiếc J-7 từ Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, lực lượng không quân Trung Quốc đã bắt đầu thay thế máy bay J-7 của họ bằng chiến đấu cơ J-10 hiện đại hơn. Hiệu suất của J-10 gần tương đương với F-16 của Mỹ.
Vào năm 2015, có tin đồn rằng Tehran muốn mua tới 150 chiếc J-10; tuy nhiên những tin đồn này hoàn toàn không có cơ sở. Đáng chú ý Trung Quốc, là một đối tác thương mại lớn với các quốc gia Ả Rập ở Trung Đông như Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cả hai đều là đối thủ nặng ký của Iran.
Đối với Trung Quốc, có thể việc bán máy bay chiến đấu J-10 trị giá vài tỷ USD cho Iran là một thương vụ mua bán vũ khí lớn; nhưng với tiềm lực kinh tế của Trung Quốc, vài tỷ USD có lẽ không đáng để xảy ra rạn nứt ngoại giao với các quốc gia Ả Rập; chắc chắn rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ "tham bát mà bỏ mâm".
Bị cấm mua máy bay chiến đấu mới, Iran đã phải nâng cấp và sao chép các máy bay cũ của mình. Các máy bay F-4, F-14 và Su-22 đã được sửa chữa kết cấu, trang bị các cảm biến cũng như vũ khí mới. Rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được như Iran.
Các kỹ sư Iran đã nghiên cứu và sao chép chiếc chiến đấu cơ hạng nhẹ F-5, và họ đã tự sản xuất ít nhất hai loại máy bay chiến đấu. Phiên bản Saeqeh dường như là sự kết hợp giữa thân của chiếc F-5 với cánh đuôi kép mới (F-5 chỉ có một cánh đuôi). Kể từ năm 2004, khi Saeqeh xuất hiện lần đầu, đến nay Iran được đã chế tạo được 9 chiếc Saeqeh.
Năm 2018, Iran tiết lộ một bản sao F-5 khác, đó là chiếc Kowsar hai chỗ ngồi. Truyền thông nhà nước Iran tuyên bố, Kowsar 100% được nghiên cứu và sản xuất trong nước; nhưng cũng như chiếc Saeqeh, có thể Iran đang chế tạo máy bay chiến đấu mới, trên các khung máy bay F-5 cũ được lưu trữ, hơn là chế tạo khung máy bay mới hoàn toàn.
Thất vọng trong nhiều thập kỷ với nỗ lực mua máy bay chiến đấu mới không thành, người Iran có thể không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc nâng cấp các máy bay cũ hiện có. Nhưng có những giới hạn đối với việc nâng cấp, F-4 với radar tốt hơn vẫn là F-4, chậm chạp, khó điều khiển và không thể tàng hình.
Tương tự như vậy, một bản sao của F-5 vẫn hoạt động giống như F-5 và có lẽ không thể sánh được với các máy bay chiến đấu hiện đại hơn, mà đối thủ của quân đội Iran đang sử dụng như F-15, F-16 hoặc hiện đại hơn là F-35; những máy bay này đều hiện đại hơn máy bay chiến đấu của Iran 1 đến 2 thế hệ.
Video Quân đội Iran thử tên lửa phòng không Bavar-373 - Nguồn: Sputnik Việt Nam