Vào ngày 2/11, Không quân Iran đã tổ chức một cuộc tập trận không quân thường niên quy mô lớn mang tên "Fadaiiane Harime Velayat" ở miền Trung nước này. Đây cũng là lần tập trận không quân hiếm hoi của Iran trong những năm gần đây. Ảnh: MiG-29 của Iran thả mồi bẫy trong cuộc tập trận - Nguồn: IRNANgười phát ngôn Không quân Iran, Chuẩn tướng Farhad Gudaz cho biết, nhiều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Iran đã tham gia cuộc tập trận, được tổ chức tại 7 căn cứ không quân gần Isfahan. Ảnh: Một trận địa radar dã chiến của Iran - Nguồn: IRNATrong cuộc tập trận này, nhiều máy bay chiến đấu như cường kích Su-24, tiêm kích đánh chặn F-14, MiG-29, F-4 và F-5 đã được các chuyên gia của Không quân Iran "đại tu" sẽ tham gia. Hiện máy bay chiến đấu F-5 (mua của Mỹ) và J-7 (bản sao MiG-21 mua của Trung Quốc), là loại máy bay chiến đấu chiếm số lượng lớn nhất trong Không quân Iran. Ảnh: Không quân Iran là sự kết hợp máy bay "quốc tế" - Nguồn: IRNATheo các chuyên gia quân sự, số máy bay chiến đấu hạng nặng F-14 Tomcat mà Iran mua của Mỹ từ cuối thập niên 1970 dưới triều đại vua Pahlavi, đây vẫn là loại máy bay chiến đấu số một của Không quân Iran. Hiện tại, Không quân Iran còn 20 chiếc loại này có thể bay được. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn:DefaTừ những hình ảnh của cuộc tập trận cho thấy, những chiếc F-14 không thấy trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix, có lẽ loại tên lửa này trong Không quân Iran đã hết (hoặc không sử dụng được). Dù Iran đã tung ra phiên bản nhái trong nước là Fakour-90, được đưa vào trang bị vào năm 2018, nhưng có vẻ như nó vẫn chưa có khả năng chiến đấu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: IRNATham gia cuộc tập trận lần này, lực lượng Không quân Iran cũng sử dụng hai máy bay tiếp dầu Boeing 707 và Boeing 747 do Mỹ sản xuất. Đây là loại máy bay tiếp dầu lớn nhất thế giới, chúng được mua từ triều đại vua Pahlavi và được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay F-14. Và Iran chính là thầy dạy của Trung Quốc, về tiếp liệu trên không vào đầu thập niên 1990. Ảnh: Tiếp dầu trong tập trận của Iran - Nguồn: IRNATheo thông tin được quân đội Iran tiết lộ, việc sử dụng vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác, của các máy bay chiến đấu Iran trong cuộc tập trận này, đã lên một tầm cao mới. Trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận, máy bay chiến đấu Su-24 đã thả bom thông minh 500 kg "rất chính xác". Ảnh: Cường kích bom Su-24 của Iran - Nguồn: IRNAVào ngày thứ hai của cuộc tập trận, máy bay chiến đấu F-4 "Phantom" do Mỹ sản xuất, mặc dù đã gần 50 tuổi, nhưng "ông già gân" này đã phóng tên lửa chiến thuật không đối đất AGM-65 Maverick trúng mục tiêu đã định. Ảnh: Máy bay F-4 của Iran ném bom mục tiêu - Nguồn: IRNANgoại trừ F-14 và một số lượng nhỏ MiG-29 của Iraq "sơ tán" sang Iran năm 1991 (nhưng không được Iran trả lại cho Iraq, bất chấp Iraq đòi), thì máy bay thế hệ thứ ba vẫn là lực lượng chủ lực tuyệt đối của Không quân Iran. Ảnh: Máy bay F-4 của Iran - Nguồn:MehrTham gia cuộc tập trận không quân lần này, Iran đã sử dụng máy bay thế hệ thứ ba do Mỹ sản xuất như F-4 và F-5, máy bay Saeqeh (bản sao của F-5E); "Ông già" J-7N và J-7N mà Iran mua của của Trung Quốc, từ thời kỳ Chiến tranh Iran-Iraq cũng "tái xuất". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5E của Iran - Nguồn: IRNABên cạnh các loại máy bay chiến đấu phản lực, trong cuộc diễn tập Iran đã sử dụng UAV Kaman-12 sản xuất trong nước, để tiến hành trinh sát các mục tiêu trên mặt đất; đồng thời máy bay trinh sát RF-4 của Không quân Iran cũng sử dụng camera trinh sát do Iran tự phát triển, giúp tiêu diệt chính xác các mục tiêu mặt đất. Ảnh: UAV Kaman-12. Nguồn: IRNADo Không quân Mỹ và đồng minh tại Trung Đông có nhiều máy bay chiến đấu hiện đại; cả chất lượng và số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Iran đang gặp bất lợi và không thể chiếm ưu thế. Vì vậy, trong chiến lược phòng không của Iran, họ phải kết hợp chặt chẽ với lực lượng phòng không mặt đất. Ảnh: Tên lửa phòng không Hawk mua từ Mỹ của Iran tham gia tập trận - Nguồn: IRNAVào đầu tháng 10 vừa qua, Iran đã tổ chức cuộc tập trận phòng không "SkyGuard-99". Tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa Faith-373 do nước này tự phát triển lần đầu tiên đã bắn hạ mục tiêu. Ảnh: "Ông già" J-7N của không quân Iran - Nguồn: IRNATên lửa Faith-373 có cấu tạo tương tự như tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, được dẫn đường bằng radar mảng pha và là cấp độ cao nhất trong số các tên lửa đất đối không của Iran. Tên lửa được cho là có tầm bắn lên tới 200 km. Ảnh: Hệ thống phòng không Faith-373 - Nguồn: IRNADo Mỹ không thay đổi lập trường cứng rắn đối với Iran và tiếp tục triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ở Trung Đông, tạo thế bao vậy Iran từ 3 mặt, nên Không quân Iran đã làm tất cả, để có thể bảo vệ được không phận quốc gia. Ảnh: Sơ đồ bố trí quân đội Mỹ tại Trung Đông - Nguồn: CNN Video Khám phá hầm tên lửa bí mật của Iran - Nguồn: QPVN
Vào ngày 2/11, Không quân Iran đã tổ chức một cuộc tập trận không quân thường niên quy mô lớn mang tên "Fadaiiane Harime Velayat" ở miền Trung nước này. Đây cũng là lần tập trận không quân hiếm hoi của Iran trong những năm gần đây. Ảnh: MiG-29 của Iran thả mồi bẫy trong cuộc tập trận - Nguồn: IRNA
Người phát ngôn Không quân Iran, Chuẩn tướng Farhad Gudaz cho biết, nhiều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Iran đã tham gia cuộc tập trận, được tổ chức tại 7 căn cứ không quân gần Isfahan. Ảnh: Một trận địa radar dã chiến của Iran - Nguồn: IRNA
Trong cuộc tập trận này, nhiều máy bay chiến đấu như cường kích Su-24, tiêm kích đánh chặn F-14, MiG-29, F-4 và F-5 đã được các chuyên gia của Không quân Iran "đại tu" sẽ tham gia. Hiện máy bay chiến đấu F-5 (mua của Mỹ) và J-7 (bản sao MiG-21 mua của Trung Quốc), là loại máy bay chiến đấu chiếm số lượng lớn nhất trong Không quân Iran. Ảnh: Không quân Iran là sự kết hợp máy bay "quốc tế" - Nguồn: IRNA
Theo các chuyên gia quân sự, số máy bay chiến đấu hạng nặng F-14 Tomcat mà Iran mua của Mỹ từ cuối thập niên 1970 dưới triều đại vua Pahlavi, đây vẫn là loại máy bay chiến đấu số một của Không quân Iran. Hiện tại, Không quân Iran còn 20 chiếc loại này có thể bay được. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn:Defa
Từ những hình ảnh của cuộc tập trận cho thấy, những chiếc F-14 không thấy trang bị loại tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix, có lẽ loại tên lửa này trong Không quân Iran đã hết (hoặc không sử dụng được). Dù Iran đã tung ra phiên bản nhái trong nước là Fakour-90, được đưa vào trang bị vào năm 2018, nhưng có vẻ như nó vẫn chưa có khả năng chiến đấu. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-14 của Iran - Nguồn: IRNA
Tham gia cuộc tập trận lần này, lực lượng Không quân Iran cũng sử dụng hai máy bay tiếp dầu Boeing 707 và Boeing 747 do Mỹ sản xuất. Đây là loại máy bay tiếp dầu lớn nhất thế giới, chúng được mua từ triều đại vua Pahlavi và được sử dụng để tiếp nhiên liệu cho máy bay F-14. Và Iran chính là thầy dạy của Trung Quốc, về tiếp liệu trên không vào đầu thập niên 1990. Ảnh: Tiếp dầu trong tập trận của Iran - Nguồn: IRNA
Theo thông tin được quân đội Iran tiết lộ, việc sử dụng vũ khí không đối đất dẫn đường chính xác, của các máy bay chiến đấu Iran trong cuộc tập trận này, đã lên một tầm cao mới. Trong ngày đầu tiên của cuộc tập trận, máy bay chiến đấu Su-24 đã thả bom thông minh 500 kg "rất chính xác". Ảnh: Cường kích bom Su-24 của Iran - Nguồn: IRNA
Vào ngày thứ hai của cuộc tập trận, máy bay chiến đấu F-4 "Phantom" do Mỹ sản xuất, mặc dù đã gần 50 tuổi, nhưng "ông già gân" này đã phóng tên lửa chiến thuật không đối đất AGM-65 Maverick trúng mục tiêu đã định. Ảnh: Máy bay F-4 của Iran ném bom mục tiêu - Nguồn: IRNA
Ngoại trừ F-14 và một số lượng nhỏ MiG-29 của Iraq "sơ tán" sang Iran năm 1991 (nhưng không được Iran trả lại cho Iraq, bất chấp Iraq đòi), thì máy bay thế hệ thứ ba vẫn là lực lượng chủ lực tuyệt đối của Không quân Iran. Ảnh: Máy bay F-4 của Iran - Nguồn:Mehr
Tham gia cuộc tập trận không quân lần này, Iran đã sử dụng máy bay thế hệ thứ ba do Mỹ sản xuất như F-4 và F-5, máy bay Saeqeh (bản sao của F-5E); "Ông già" J-7N và J-7N mà Iran mua của của Trung Quốc, từ thời kỳ Chiến tranh Iran-Iraq cũng "tái xuất". Ảnh: Máy bay chiến đấu F-5E của Iran - Nguồn: IRNA
Bên cạnh các loại máy bay chiến đấu phản lực, trong cuộc diễn tập Iran đã sử dụng UAV Kaman-12 sản xuất trong nước, để tiến hành trinh sát các mục tiêu trên mặt đất; đồng thời máy bay trinh sát RF-4 của Không quân Iran cũng sử dụng camera trinh sát do Iran tự phát triển, giúp tiêu diệt chính xác các mục tiêu mặt đất. Ảnh: UAV Kaman-12. Nguồn: IRNA
Do Không quân Mỹ và đồng minh tại Trung Đông có nhiều máy bay chiến đấu hiện đại; cả chất lượng và số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Iran đang gặp bất lợi và không thể chiếm ưu thế. Vì vậy, trong chiến lược phòng không của Iran, họ phải kết hợp chặt chẽ với lực lượng phòng không mặt đất. Ảnh: Tên lửa phòng không Hawk mua từ Mỹ của Iran tham gia tập trận - Nguồn: IRNA
Vào đầu tháng 10 vừa qua, Iran đã tổ chức cuộc tập trận phòng không "SkyGuard-99". Tên lửa đất đối không tầm trung và tầm xa Faith-373 do nước này tự phát triển lần đầu tiên đã bắn hạ mục tiêu. Ảnh: "Ông già" J-7N của không quân Iran - Nguồn: IRNA
Tên lửa Faith-373 có cấu tạo tương tự như tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, được dẫn đường bằng radar mảng pha và là cấp độ cao nhất trong số các tên lửa đất đối không của Iran. Tên lửa được cho là có tầm bắn lên tới 200 km. Ảnh: Hệ thống phòng không Faith-373 - Nguồn: IRNA
Do Mỹ không thay đổi lập trường cứng rắn đối với Iran và tiếp tục triển khai tàu chiến và máy bay chiến đấu ở Trung Đông, tạo thế bao vậy Iran từ 3 mặt, nên Không quân Iran đã làm tất cả, để có thể bảo vệ được không phận quốc gia. Ảnh: Sơ đồ bố trí quân đội Mỹ tại Trung Đông - Nguồn: CNN
Video Khám phá hầm tên lửa bí mật của Iran - Nguồn: QPVN