Dịch bệnh Covid-19 đã làm chậm tiến độ đóng tàu sân bay mới của Ấn Độ; nếu mọi việc suôn sẻ, tàu sân bay đóng mới trong nước đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant, sẽ tiến hành thử nghiệm trên biển đầu tiên vào tháng 12/2020.Tàu sân bay Vikrant được hạ thủy vào năm 2013, có lượng choán nước khoảng 45.000 tấn, dự kiến chở được 26 máy bay chiến đấu MiG-29K và 10 trực thăng. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về chương trình phát triển tàu sân bay của Ấn Độ, vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19?Hiệu suất và trọng tải của Vikrant sẽ tương tự như tàu sân bay Vikramatia đang trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Viklamatia ban đầu là chiếc tuần dương hạm Gorshkov, được nhập khẩu từ Nga. Viklamatia được đưa vào hoạt động từ năm 2013, sau một thời gian dài sửa chữa và hiện đại hóa đầy khó khăn.Nếu tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ Vikrant đi vào hoạt động, Hải quân Ấn Độ sẽ có thể sử dụng hai tàu sân bay hiện đại cùng lúc và ít nhất một tàu sân bay có thể dừng để bảo dưỡng, sửa chữa bất cứ lúc nào.Tuy nhiên, thời gian để Vikrant đi vào hoạt động vẫn chưa rõ ràng, mặc dù theo kế hoạch là vào đầu năm 2023. Đây là một sự chậm trễ lớn so với kế hoạch ban đầu của Hải quân Ấn Độ, là Vikrant sẽ đưa vào biên chế trước năm 2021.Lý do của sự chậm chễ, theo các thông tin là do đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đóng và thử nghiệm Vikrant; có nghĩa là tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đưa Vikrant vào biên chế có thể bị trì hoãn thêm.So sánh sự phát triển của tàu sân bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thấy rằng, hai dự án này có xuất phát điểm và mục tiêu chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, cần phải so sánh các chương trình tàu sân bay của Ấn Độ và Trung Quốc, để thấy chương trình của Ấn Độ chậm như thế nào, giữa hai đối thủ địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.Tính đến năm 2010, Trung Quốc và Ấn Độ chưa từng đóng tàu chiến lớn hơn 40.000 tấn, cũng như chưa từng đóng tàu sân bay. Tuy nhiên, từ năm 1961, Ấn Độ mua tàu sân bay INS Vikrant (trước đây là tàu sân bay lớp Dignity) của Anh, từ đó Hải quân Ấn Độ luôn sở hữu tàu sân bay.Năm 1986, Ấn Độ có thêm tàu sân bay thứ hai, đó là chiếc INS Villat, cũng được mua từ Anh. Sau khi chiếc Vikrant chính thức loại biên vào năm 1997, Ấn Độ chỉ còn lại tàu sân bay Villat; dự kiến Villat sẽ loại biên năm 2017, nhưng do thiết hụt tàu sân bay, nên vẫn phải giữ lại.Tàu sân bay Villat được trước đó đã phục vụ trong Hải quân Anh 41 năm (hạ thủy năm 1945 và giao cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1953), năm 1986 bán cho Ấn Độ và đổi tên thành Villat, đến nay đã 35 năm. Xét về tổng thời gian phục vụ, Villat được coi là có “tuổi quân” lâu nhất trên thế giới.Tàu sân bay Trung Quốc xuất phát sau Ấn Độ, trước tàu Liêu Ninh mua từ Ukraine năm 2012, Trung Quốc không có tàu sân bay nào. Theo báo cáo, phải mất 4 năm, tàu Liêu Ninh mới phát triển được khả năng tác chiến. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đóng tàu sân bay thứ hai là Sơn Đông, đưa vào hoạt động năm 2019.Tàu sân bay của Trung Quốc sử dụng tiêm kích hạm J-15 (bản sao của Su-33) và hiện Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay. Trong khi đó Ấn Độ mua MiG-29K của Nga, và đang phát triển phiên bản tiêm kích hạm nội địa Tejas.Cách sử dụng tàu sân bay là một môn học cực kỳ khó, Hải quân Ấn Độ với kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay nhiều năm và được sự giúp đỡ của Hải quân Anh, Mỹ và Nga, nên đã nắm bắt được cơ hội thuận lợi trong vấn đề này. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chưa tận dụng được lợi thế có lợi này, rõ ràng bị tụt hậu so với Trung Quốc về tàu sân bay.Điều đáng nói là tàu sân bay Sơn Đông, đã hoàn thành quá trình thử nghiệm trên biển và chính thức đi vào biên chế chưa đầy 3 năm, kể từ khi hạ thủy; đây là thời gian mà trong hơn 7 năm qua, Vikrant chưa đạt được. Ngoài ra, lượng giãn nước của tàu Liêu Ninh và Sơn Đông lớn hơn khoảng 50% so với tàu sân bay Ấn Độ.Hiện tại, kỳ vọng về việc đóng thêm tàu sân bay nội địa của Ấn Độ vẫn chưa chắc chắn. Một số lãnh đạo trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ, bày tỏ nghi ngờ về khả năng chiến đấu của tàu sân bay, do Ấn Độ tự phát triển?Trong bối cảnh cuộc đối đầu ở khu vực biên giới Trung-Ấn vừa qua, đã dấy lên nghi vấn về việc đóng tàu sân bay đắt tiền của Ấn Độ. Nhưng chắc chắn, kế hoạch đóng tàu sân bay của Ấn Độ chưa bao giờ bị từ bỏ; vì đây là phương tiện khẳng định sức mạnh trên biển.Ngay cả khi Trung Quốc đã dẫn trước trong cuộc đua tàu sân bay, Ấn Độ vẫn có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với các tuyến hàng hải quan trọng của Trung Quốc từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, những thách thức về mua sắm hải quân Ấn Độ và chiến lược trong tương lai vẫn chưa được giải đáp. Nguồn ảnh: Pinterest. Sức mạnh tàu sân bay Sơn Đông - hàng không mẫu hạm đầu tiên được Trung Quốc đóng nội địa hoàn toàn.
Dịch bệnh Covid-19 đã làm chậm tiến độ đóng tàu sân bay mới của Ấn Độ; nếu mọi việc suôn sẻ, tàu sân bay đóng mới trong nước đầu tiên của Ấn Độ mang tên INS Vikrant, sẽ tiến hành thử nghiệm trên biển đầu tiên vào tháng 12/2020.
Tàu sân bay Vikrant được hạ thủy vào năm 2013, có lượng choán nước khoảng 45.000 tấn, dự kiến chở được 26 máy bay chiến đấu MiG-29K và 10 trực thăng. Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về chương trình phát triển tàu sân bay của Ấn Độ, vốn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19?
Hiệu suất và trọng tải của Vikrant sẽ tương tự như tàu sân bay Vikramatia đang trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Viklamatia ban đầu là chiếc tuần dương hạm Gorshkov, được nhập khẩu từ Nga. Viklamatia được đưa vào hoạt động từ năm 2013, sau một thời gian dài sửa chữa và hiện đại hóa đầy khó khăn.
Nếu tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ Vikrant đi vào hoạt động, Hải quân Ấn Độ sẽ có thể sử dụng hai tàu sân bay hiện đại cùng lúc và ít nhất một tàu sân bay có thể dừng để bảo dưỡng, sửa chữa bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, thời gian để Vikrant đi vào hoạt động vẫn chưa rõ ràng, mặc dù theo kế hoạch là vào đầu năm 2023. Đây là một sự chậm trễ lớn so với kế hoạch ban đầu của Hải quân Ấn Độ, là Vikrant sẽ đưa vào biên chế trước năm 2021.
Lý do của sự chậm chễ, theo các thông tin là do đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đóng và thử nghiệm Vikrant; có nghĩa là tùy thuộc vào sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc đưa Vikrant vào biên chế có thể bị trì hoãn thêm.
So sánh sự phát triển của tàu sân bay giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thấy rằng, hai dự án này có xuất phát điểm và mục tiêu chiến lược khác nhau. Tuy nhiên, cần phải so sánh các chương trình tàu sân bay của Ấn Độ và Trung Quốc, để thấy chương trình của Ấn Độ chậm như thế nào, giữa hai đối thủ địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tính đến năm 2010, Trung Quốc và Ấn Độ chưa từng đóng tàu chiến lớn hơn 40.000 tấn, cũng như chưa từng đóng tàu sân bay. Tuy nhiên, từ năm 1961, Ấn Độ mua tàu sân bay INS Vikrant (trước đây là tàu sân bay lớp Dignity) của Anh, từ đó Hải quân Ấn Độ luôn sở hữu tàu sân bay.
Năm 1986, Ấn Độ có thêm tàu sân bay thứ hai, đó là chiếc INS Villat, cũng được mua từ Anh. Sau khi chiếc Vikrant chính thức loại biên vào năm 1997, Ấn Độ chỉ còn lại tàu sân bay Villat; dự kiến Villat sẽ loại biên năm 2017, nhưng do thiết hụt tàu sân bay, nên vẫn phải giữ lại.
Tàu sân bay Villat được trước đó đã phục vụ trong Hải quân Anh 41 năm (hạ thủy năm 1945 và giao cho Hải quân Hoàng gia Anh năm 1953), năm 1986 bán cho Ấn Độ và đổi tên thành Villat, đến nay đã 35 năm. Xét về tổng thời gian phục vụ, Villat được coi là có “tuổi quân” lâu nhất trên thế giới.
Tàu sân bay Trung Quốc xuất phát sau Ấn Độ, trước tàu Liêu Ninh mua từ Ukraine năm 2012, Trung Quốc không có tàu sân bay nào. Theo báo cáo, phải mất 4 năm, tàu Liêu Ninh mới phát triển được khả năng tác chiến. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã đóng tàu sân bay thứ hai là Sơn Đông, đưa vào hoạt động năm 2019.
Tàu sân bay của Trung Quốc sử dụng tiêm kích hạm J-15 (bản sao của Su-33) và hiện Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay. Trong khi đó Ấn Độ mua MiG-29K của Nga, và đang phát triển phiên bản tiêm kích hạm nội địa Tejas.
Cách sử dụng tàu sân bay là một môn học cực kỳ khó, Hải quân Ấn Độ với kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay nhiều năm và được sự giúp đỡ của Hải quân Anh, Mỹ và Nga, nên đã nắm bắt được cơ hội thuận lợi trong vấn đề này. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chưa tận dụng được lợi thế có lợi này, rõ ràng bị tụt hậu so với Trung Quốc về tàu sân bay.
Điều đáng nói là tàu sân bay Sơn Đông, đã hoàn thành quá trình thử nghiệm trên biển và chính thức đi vào biên chế chưa đầy 3 năm, kể từ khi hạ thủy; đây là thời gian mà trong hơn 7 năm qua, Vikrant chưa đạt được. Ngoài ra, lượng giãn nước của tàu Liêu Ninh và Sơn Đông lớn hơn khoảng 50% so với tàu sân bay Ấn Độ.
Hiện tại, kỳ vọng về việc đóng thêm tàu sân bay nội địa của Ấn Độ vẫn chưa chắc chắn. Một số lãnh đạo trong Bộ Quốc phòng Ấn Độ, bày tỏ nghi ngờ về khả năng chiến đấu của tàu sân bay, do Ấn Độ tự phát triển?
Trong bối cảnh cuộc đối đầu ở khu vực biên giới Trung-Ấn vừa qua, đã dấy lên nghi vấn về việc đóng tàu sân bay đắt tiền của Ấn Độ. Nhưng chắc chắn, kế hoạch đóng tàu sân bay của Ấn Độ chưa bao giờ bị từ bỏ; vì đây là phương tiện khẳng định sức mạnh trên biển.
Ngay cả khi Trung Quốc đã dẫn trước trong cuộc đua tàu sân bay, Ấn Độ vẫn có thể gây ra mối đe dọa lớn đối với các tuyến hàng hải quan trọng của Trung Quốc từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, những thách thức về mua sắm hải quân Ấn Độ và chiến lược trong tương lai vẫn chưa được giải đáp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sức mạnh tàu sân bay Sơn Đông - hàng không mẫu hạm đầu tiên được Trung Quốc đóng nội địa hoàn toàn.