Việc phòng thủ trước các cuộc tấn công trên không đã trở thành tác vụ ưu tiên của mọi quân đội trên thế giới, tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) viết về điều này và đưa ra thông tin chi tiết.Ấn phẩm WSJ đưa ra ví dụ, đó là cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã liên tiếp bị tấn công trong khoảng thời gian suốt hơn một năm qua.Việc này dẫn đến sự gián đoạn về nguồn cung cấp thông tin liên lạc, điện, nhiệt, khí đốt và nước."Ukraine hiện đang huy động nhiều cấp độ phòng không khác nhau, là sự kết hợp giữa các hệ thống thời Liên Xô và thiết bị công nghệ cao của phương Tây, có khả năng tiêu diệt các tên lửa tốt nhất của đối phương", tờ WSJ nhấn mạnh.Kiev đã nhiều lần yêu cầu phương Tây gửi các hệ thống phòng không. Tuy nhiên Mỹ và đối tác không có sẵn số lượng vũ khí như vậy và sẽ phải mất nhiều năm để sản xuất bổ sung."Cuộc xung đột ở Ukraine là nơi thử nghiệm các hệ thống phòng không, điều này ngày càng trở nên quan trọng khi máy bay không người lái làm tăng mối đe dọa và thêm nhiều quốc gia cũng như các nhóm vũ trang xây dựng kho tên lửa của họ", tờ WSJ viết thêm.Ông Tom Karako - Giám đốc dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng sự hiện diện của các hệ thống phòng không chẳng đảm bảo được điều gì, nhưng sự vắng mặt của chúng chắc chắn sẽ dẫn đến tổn thất.Theo ước tính của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga có khả năng sản xuất hàng tháng khoảng 100 tên lửa hành trình thuộc hai loại khác nhau, 4 tên lửa đạn đạo siêu thanh và 5 tên lửa đạn đạo loại thường.Trước khi cuộc chiến với Nga bắt đầu nổ ra, Quân đội Ukraine có hệ thống phòng không được trang bị tương đối tốt, bao gồm 403 hệ thống trên mặt đất.Sau đó viện trợ từ các quốc gia khác đã đưa con số này lên 564 đơn vị, theo ước tính của IISS (Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế). Đồng thời ở phần còn lại của châu Âu chỉ có hơn 1.600 tổ hợp.Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có một số hệ thống phòng không Patriot và SAMP/T, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 100 km.Nhưng hầu hết các hệ thống phòng không phương Tây chuyển giao cho Ukraine đều có tầm bắn chỉ trong khoảng 40 km, đó là MIM-23 Hawk, NASAMS và IRIS-T.Ukraine cũng có các hệ thống phòng không tầm ngắn: ít nhất 50 đơn vị Gepard của Đức, cũng như MANPADS Stinger của Mỹ và Starstreak của Anh. Đây đều là những vũ khí ngoài hệ Liên Xô.Tuy nhiên theo các nhà phân tích, sự thiếu nhất quán quá đa dạng như vậy có thể không tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng không Ukraine mà còn khiến nó kém ổn định hơn."Chúng ta cần điều khiển hỏa lực phối hợp, nghĩa là thứ gì đó kiểm soát mọi vũ khí bắn hoặc không bắn", chuyên gia Tom Karako kết luận.
Việc phòng thủ trước các cuộc tấn công trên không đã trở thành tác vụ ưu tiên của mọi quân đội trên thế giới, tờ báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) viết về điều này và đưa ra thông tin chi tiết.
Ấn phẩm WSJ đưa ra ví dụ, đó là cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã liên tiếp bị tấn công trong khoảng thời gian suốt hơn một năm qua.
Việc này dẫn đến sự gián đoạn về nguồn cung cấp thông tin liên lạc, điện, nhiệt, khí đốt và nước.
"Ukraine hiện đang huy động nhiều cấp độ phòng không khác nhau, là sự kết hợp giữa các hệ thống thời Liên Xô và thiết bị công nghệ cao của phương Tây, có khả năng tiêu diệt các tên lửa tốt nhất của đối phương", tờ WSJ nhấn mạnh.
Kiev đã nhiều lần yêu cầu phương Tây gửi các hệ thống phòng không. Tuy nhiên Mỹ và đối tác không có sẵn số lượng vũ khí như vậy và sẽ phải mất nhiều năm để sản xuất bổ sung.
"Cuộc xung đột ở Ukraine là nơi thử nghiệm các hệ thống phòng không, điều này ngày càng trở nên quan trọng khi máy bay không người lái làm tăng mối đe dọa và thêm nhiều quốc gia cũng như các nhóm vũ trang xây dựng kho tên lửa của họ", tờ WSJ viết thêm.
Ông Tom Karako - Giám đốc dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng sự hiện diện của các hệ thống phòng không chẳng đảm bảo được điều gì, nhưng sự vắng mặt của chúng chắc chắn sẽ dẫn đến tổn thất.
Theo ước tính của Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine, tổ hợp công nghiệp quân sự Nga có khả năng sản xuất hàng tháng khoảng 100 tên lửa hành trình thuộc hai loại khác nhau, 4 tên lửa đạn đạo siêu thanh và 5 tên lửa đạn đạo loại thường.
Trước khi cuộc chiến với Nga bắt đầu nổ ra, Quân đội Ukraine có hệ thống phòng không được trang bị tương đối tốt, bao gồm 403 hệ thống trên mặt đất.
Sau đó viện trợ từ các quốc gia khác đã đưa con số này lên 564 đơn vị, theo ước tính của IISS (Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế). Đồng thời ở phần còn lại của châu Âu chỉ có hơn 1.600 tổ hợp.
Lực lượng vũ trang Ukraine hiện có một số hệ thống phòng không Patriot và SAMP/T, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 100 km.
Nhưng hầu hết các hệ thống phòng không phương Tây chuyển giao cho Ukraine đều có tầm bắn chỉ trong khoảng 40 km, đó là MIM-23 Hawk, NASAMS và IRIS-T.
Ukraine cũng có các hệ thống phòng không tầm ngắn: ít nhất 50 đơn vị Gepard của Đức, cũng như MANPADS Stinger của Mỹ và Starstreak của Anh. Đây đều là những vũ khí ngoài hệ Liên Xô.
Tuy nhiên theo các nhà phân tích, sự thiếu nhất quán quá đa dạng như vậy có thể không tăng cường sức mạnh cho hệ thống phòng không Ukraine mà còn khiến nó kém ổn định hơn.
"Chúng ta cần điều khiển hỏa lực phối hợp, nghĩa là thứ gì đó kiểm soát mọi vũ khí bắn hoặc không bắn", chuyên gia Tom Karako kết luận.