Tuyên bố về tỷ lệ thành công của tên lửa Javelin được Raytheon đưa ra hôm 13/9, tỷ lệ thành công của tên lửa chống tăng có điều khiển FGM-148 Javelin cao hơn 94%. Kết quả này đã được kiểm chứng qua những cuộc thử nghiệm và thực tế chiến đấu trên chiến trường.Để có được thành tích đáng nể như vậy, tên lửa FGM-148 được trang bị hệ thống dẫn đường linh hoạt được thực hiện bởi liên doanh giữa Raytheon và Lockheed Martin. Tuy nhiên, giữa tuyên bố của nhà sản xuất và trải nghiệm thực tế của khách hàng hoàn toàn trái ngược nhau.Trang Defense News dẫn tuyên bố của vị quan chức quốc phòng Ukraine là Stepan Poltorak cho biết, việc được trang bị dòng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. "Điểm yếu đặc biệt là chúng có thể dễ dàng bị lực lượng ly khai miền Đông vô hiệu", vị đại diện này cho biết.Nhược điểm đầu tiên của Javelin là toàn bộ hệ thống nặng chừng 22,3kg được cho là khá nặng với lính bộ binh trong hành quân chiến đấu. Do đó, sẽ rất khó khăn để vũ khí này tạo ra những cú đòn bất ngờ và linh hoạt trên chiến trường. Tồn tại thứ 2 cũng là tử huyệt của Javelin nằm ở đầu tự dẫn ảnh nhiệt. Trên chiến trường, nếu có 3 xe hoặc cả đội hình tăng cơ động, vũ khí chỉ có thể diệt chính xác được 1 chiếc.Lý giải cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu một chiếc bị bắn và bốc cháy sẽ tạo ra nguồn nhiệt lớn làm những quả đạn sau có thể bị thu hút và thay vì bắn vào mục tiêu tiếp theo, nó sẽ ngắm lại mục tiêu cũ. Tận dụng điểm yếu này, việc khiến Javelin lạc hướng không phải là chuyện quá khó với quân ly khai trên chiến trường.Ngoài ra, trước khi bắn đầu tự dẫn nhiệt ảnh trên tên lửa phải được làm lạnh từ 20-30 giây. Vì vậy, dòng tên lửa này dù rất mạnh nhưng không thích hợp để tham gia vào một cuộc chiến cấp tập với cường độ cao. Bất chấp những tồn tại, nhà sản xuất Mỹ vẫn khẳng định, Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại xe tăng, thiết giáp hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp.Đây là loại tên lửa tự dẫn đến mục tiêu và có thể được dùng để tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự. Trong nhiệm vụ tấn công xe tăng hay thiết giáp, Javelin chọn cách tấn công lao từ trên xuống nóc xe - nơi hầu hết các xe tăng được bóc giáp mỏng nhất, kể cả T-90 của Nga.Đạn của Javelin được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá). Về lý thuyết, với cách đánh này hiện không một cỗ tăng nào trên thế giới có thể thoát khỏi đòn của Javelin. Nhưng để kiểm chứng sức mạnh thực tế, Javelin cần phải trải qua thực chiến.
Tuyên bố về tỷ lệ thành công của tên lửa Javelin được Raytheon đưa ra hôm 13/9, tỷ lệ thành công của tên lửa chống tăng có điều khiển FGM-148 Javelin cao hơn 94%. Kết quả này đã được kiểm chứng qua những cuộc thử nghiệm và thực tế chiến đấu trên chiến trường.
Để có được thành tích đáng nể như vậy, tên lửa FGM-148 được trang bị hệ thống dẫn đường linh hoạt được thực hiện bởi liên doanh giữa Raytheon và Lockheed Martin. Tuy nhiên, giữa tuyên bố của nhà sản xuất và trải nghiệm thực tế của khách hàng hoàn toàn trái ngược nhau.
Trang Defense News dẫn tuyên bố của vị quan chức quốc phòng Ukraine là Stepan Poltorak cho biết, việc được trang bị dòng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin không mang lại hiệu quả như kỳ vọng. "Điểm yếu đặc biệt là chúng có thể dễ dàng bị lực lượng ly khai miền Đông vô hiệu", vị đại diện này cho biết.
Nhược điểm đầu tiên của Javelin là toàn bộ hệ thống nặng chừng 22,3kg được cho là khá nặng với lính bộ binh trong hành quân chiến đấu. Do đó, sẽ rất khó khăn để vũ khí này tạo ra những cú đòn bất ngờ và linh hoạt trên chiến trường. Tồn tại thứ 2 cũng là tử huyệt của Javelin nằm ở đầu tự dẫn ảnh nhiệt. Trên chiến trường, nếu có 3 xe hoặc cả đội hình tăng cơ động, vũ khí chỉ có thể diệt chính xác được 1 chiếc.
Lý giải cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu một chiếc bị bắn và bốc cháy sẽ tạo ra nguồn nhiệt lớn làm những quả đạn sau có thể bị thu hút và thay vì bắn vào mục tiêu tiếp theo, nó sẽ ngắm lại mục tiêu cũ. Tận dụng điểm yếu này, việc khiến Javelin lạc hướng không phải là chuyện quá khó với quân ly khai trên chiến trường.
Ngoài ra, trước khi bắn đầu tự dẫn nhiệt ảnh trên tên lửa phải được làm lạnh từ 20-30 giây. Vì vậy, dòng tên lửa này dù rất mạnh nhưng không thích hợp để tham gia vào một cuộc chiến cấp tập với cường độ cao. Bất chấp những tồn tại, nhà sản xuất Mỹ vẫn khẳng định, Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại xe tăng, thiết giáp hoặc các mục tiêu bay ở tầm thấp.
Đây là loại tên lửa tự dẫn đến mục tiêu và có thể được dùng để tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các tòa nhà hay các công sự. Trong nhiệm vụ tấn công xe tăng hay thiết giáp, Javelin chọn cách tấn công lao từ trên xuống nóc xe - nơi hầu hết các xe tăng được bóc giáp mỏng nhất, kể cả T-90 của Nga.
Đạn của Javelin được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá). Về lý thuyết, với cách đánh này hiện không một cỗ tăng nào trên thế giới có thể thoát khỏi đòn của Javelin. Nhưng để kiểm chứng sức mạnh thực tế, Javelin cần phải trải qua thực chiến.