Mạng Tank Chaser Page gần đây đăng tải bức hình khiến ta ám ảnh giữa sự sống và cái chết trên chiến trường. Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi – qua tên lửa chống tăng RBS 56 Bill bay vụt qua nóc chiếc xe tăng T-72. Đó không phải là một phát bắn trượt, hay là sự may mắn của T-72 mà đó là “tử thần” đang từ từ nuốt lấy mạng sống của kíp lái chiếc T-72. Nguồn ảnh: Tank Chaser PageRBS 56 BILL là tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển mang vác được phát triển bởi công ty Bofors, Thụy Điển. Nó được chấp nhận trang bị từ năm 1988 và vẫn được sử dụng tới tận ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa ngoài việc bắn từ bệ ba chân mang vác, còn có thể tích hợp lên các dòng xe thiết giáp hoặc thậm chí là cả trực thăng. Nguồn ảnh: Military-TodayCũng như các dòng tên lửa chống tăng trên thế giới, RBS-56 Bill bao gồm một giá ba trân, một container tên lửa và khí tài ngắm bắn. Trong đó, giá phóng nặng 11,8kg còn tên lửa chứa trong container nặng 20kg, kính ngắm nặng 6kg (trong tác chiến đêm + khí tài đánh đêm thì nặng 8,5kg). Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa chống tăng RBS 56 BILL có hình thoi dài, có 4 cánh giữa thân và 4 cánh đuôi lái đạn, có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ -30 độ C tới + 60 độ C. Tên lửa đặt trong container có thể bảo quản suốt 15 năm. Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa lắp động cơ hai tầng nhiên liệu rắn: tầng đầu khởi tốc với liều phóng nhỏ đưa đạn khỏi bệ phóng - kiểu phóng này phù hợp với việc triển khai tên lửa ở vùng nguy hiểm đòi hỏi che giấu vị trí phóng…. Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa rời ống phóng với tốc độ khoảng 72m/giây và khi động cơ chính khởi động thì BILL đạt sơ tốc 250 m/s. Cả hành trình bay từ lúc bắn tới lúc đánh trúng chỉ 17 giây. Nguồn ảnh: Military-TodayRBS 56 BILL sử dụng hệ thống điều khiển bán tự động với hệ thống dẫn đường qua dây. Hệ thống này được đánh giá là dễ sử dụng, không thể bị gây nhiễu. Tuy nhiên cũng như hầu hết các tên lửa dây dẫn khác, nó bị hạn chế tầm bắn và địa hình địa vật. Dây dẫn nếu không may mắc vào bụi cây, hàng rào có thể khiến vụ tấn công thất bại. Nguồn ảnh: Military-TodayBan đầu, RBS 56 BILL sử dụng đầu đạn nổ lõm, nhưng từ thế hệ BILL 2 được trang bị đầu đạn kiểu tandem chuyên trị xe tăng bọc giáp ERA. Nó thậm chí có tới ba chế độ bắn, trong đó chế độ thứ 2 cho phép thực hiện cuộc tấn công đột kích từ trên xuống – nhắm vào nóc xe tăng. Trong ảnh số 1, đó chính là khoảnh khắc RBS 56 BILL ngắm trúng mục tiêu và kích nổ. Nguồn ảnh: Military-TodayTên lửa chống tăng BILL đạt tầm bắn từ 150m tới 2.200m. Nguồn ảnh: Military-Today
Mạng Tank Chaser Page gần đây đăng tải bức hình khiến ta ám ảnh giữa sự sống và cái chết trên chiến trường. Đó là một khoảnh khắc hiếm hoi – qua tên lửa chống tăng RBS 56 Bill bay vụt qua nóc chiếc xe tăng T-72. Đó không phải là một phát bắn trượt, hay là sự may mắn của T-72 mà đó là “tử thần” đang từ từ nuốt lấy mạng sống của kíp lái chiếc T-72. Nguồn ảnh: Tank Chaser Page
RBS 56 BILL là tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển mang vác được phát triển bởi công ty Bofors, Thụy Điển. Nó được chấp nhận trang bị từ năm 1988 và vẫn được sử dụng tới tận ngày hôm nay. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa ngoài việc bắn từ bệ ba chân mang vác, còn có thể tích hợp lên các dòng xe thiết giáp hoặc thậm chí là cả trực thăng. Nguồn ảnh: Military-Today
Cũng như các dòng tên lửa chống tăng trên thế giới, RBS-56 Bill bao gồm một giá ba trân, một container tên lửa và khí tài ngắm bắn. Trong đó, giá phóng nặng 11,8kg còn tên lửa chứa trong container nặng 20kg, kính ngắm nặng 6kg (trong tác chiến đêm + khí tài đánh đêm thì nặng 8,5kg). Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa chống tăng RBS 56 BILL có hình thoi dài, có 4 cánh giữa thân và 4 cánh đuôi lái đạn, có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ -30 độ C tới + 60 độ C. Tên lửa đặt trong container có thể bảo quản suốt 15 năm. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa lắp động cơ hai tầng nhiên liệu rắn: tầng đầu khởi tốc với liều phóng nhỏ đưa đạn khỏi bệ phóng - kiểu phóng này phù hợp với việc triển khai tên lửa ở vùng nguy hiểm đòi hỏi che giấu vị trí phóng…. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa rời ống phóng với tốc độ khoảng 72m/giây và khi động cơ chính khởi động thì BILL đạt sơ tốc 250 m/s. Cả hành trình bay từ lúc bắn tới lúc đánh trúng chỉ 17 giây. Nguồn ảnh: Military-Today
RBS 56 BILL sử dụng hệ thống điều khiển bán tự động với hệ thống dẫn đường qua dây. Hệ thống này được đánh giá là dễ sử dụng, không thể bị gây nhiễu. Tuy nhiên cũng như hầu hết các tên lửa dây dẫn khác, nó bị hạn chế tầm bắn và địa hình địa vật. Dây dẫn nếu không may mắc vào bụi cây, hàng rào có thể khiến vụ tấn công thất bại. Nguồn ảnh: Military-Today
Ban đầu, RBS 56 BILL sử dụng đầu đạn nổ lõm, nhưng từ thế hệ BILL 2 được trang bị đầu đạn kiểu tandem chuyên trị xe tăng bọc giáp ERA. Nó thậm chí có tới ba chế độ bắn, trong đó chế độ thứ 2 cho phép thực hiện cuộc tấn công đột kích từ trên xuống – nhắm vào nóc xe tăng. Trong ảnh số 1, đó chính là khoảnh khắc RBS 56 BILL ngắm trúng mục tiêu và kích nổ. Nguồn ảnh: Military-Today
Tên lửa chống tăng BILL đạt tầm bắn từ 150m tới 2.200m. Nguồn ảnh: Military-Today