Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài gần một năm, nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra cho các quốc gia trên thế giới. Một trong những khía cạnh quan trọng của toàn bộ cuộc xung đột, là vai trò quan trọng của máy bay không người lái (UAV).Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều nước vẫn giữ quan niệm cố hữu rằng, chỉ có máy bay chiến đấu tiên tiến mới có thể chiếm ưu thế trên chiến trường; nhưng chứng kiến cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể thấy rằng, trong xung đột hiện đại, tầm quan trọng và khả năng thay thế máy bay chiến đấu của UAV ngày càng trở nên rõ ràng và nó đã trở thành vũ khí quan trọng ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến.Điều đáng nói là trong toàn bộ cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga đã gây ra tổn thất nặng nề cho Ukraine, bằng việc sử dụng một số lượng lớn UAV tự sát Geran-2, để thay thế những tên lửa hành trình đắt tiền, mà tác dụng không hề kém.Tuy nhiên, trong quá khứ Nga lại không chú tâm đầu tư vào phát triển UAV. Điều này khiến lĩnh vực UAV của Nga không chỉ kém xa Mỹ và Israel là những cường quốc bậc nhất, thậm chí đến hiện tại, Nga còn chưa sản xuất UAV trên quy mô lớn.Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, do nhu cầu rất lớn về UAV của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, các doanh nghiệp quân sự Nga là không thể đáp ứng yêu cầu; vì vậy, quân đội Nga chỉ có thể tìm kiếm những linh kiện có sẵn từ nước ngoài, để giảm thiểu tối đa chi phí nghiên cứu và phát triển cấp tốc loại vũ khí này.Đối với quân đội Ukraine, việc đối phó với những chiếc UAV Geran-2 của Nga - nghi có nguồn gốc từ Iran này là một vấn đề “khá đau đầu”; nếu sử dụng tên lửa phòng không thì tốn kém, nếu dùng pháo phòng không thì hiệu quả không cao. Hiện Quân đội Ukraine đang bế tắc trong đối phó với loại UAV tự sát này.Khi những chiếc UAV trong tay quân đội Nga ngày càng gây ra nhiều tổn thất và Ukraine đang tìm cách khắc chế nó thì dịp may đến với Ukraine; cách đây không lâu, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một UAV Geran-2, khi rơi còn khá nguyên vẹn. Kết quả khi Quân đội Ukraine tiến hành “mổ” chiếc UAV Geran-2 đã gây bất ngờ, khi 200 bộ phận bên trong, thì có đến 50% bộ phận được sản xuất tại Mỹ, Nhật Bản, Israel và các nước phương Tây.Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ và Israel đã duy trì lệnh cấm vận “ngặt nghèo” với Nga thời gian qua, nhưng Moscow vẫn mua đã các linh kiện được sản xuất ở phương Tây để lắp vào UAV của họ? Tình huống như vậy là không thể; nhất là các quốc gia như Mỹ và Israel giám sát chặt chẽ các lệnh cấm vận với cả Nga và Iran.Nhiều ý kiến cho rằng, Moscow đã "lách" qua các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, bằng cách sử dụng các linh kiện điện tử dân dụng, vốn có thể mua theo số lượng lớn từ các sàn thương mại điện tử phổ biến khắp thế giới.Các sản phẩm giống dân dụng không nằm trong phạm vi cấm vận của Mỹ, nên các quốc gia bị cấm vận có thể nhập khẩu với số lượng lớn và tự lắp ráp trên UAV của họ. Ví dụ, động cơ của chiếc Shahed-136 của Iran là động cơ xe máy có nguồn gốc từ Đức, nhưng chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc sản xuất.Chiến lược “lách luật” này, không chỉ có thể bỏ qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ, mà còn giảm hơn nữa chi phí sản xuất và giá thành của UAV, điều này không có gì lạ. Điều đáng nói là sau sự cố này, Mỹ cũng bắt đầu phản ánh rằng, có thể sử dụng các thành phần dân sự để sản xuất UAV với hiệu suất tốt, chi phí giảm.Và cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày càng cho thấy, trên chiến trường hiện đại, có lẽ những chiếc UAV tự sát giá rẻ này, có thể đạt được kết quả lớn hơn những chiếc UAV hiện đại mà Mỹ đang theo đuổi; thậm chí những chiếc UAV Mỹ chế tạo, còn có giá đắt hơn cả máy bay chiến đấu. Nói chung, những chiếc UAV của Mỹ có giá thành cao ngất và trên thị trường quốc tế, rất ít quốc gia có thể mua được "sản phẩm cao cấp" của Mỹ. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy, UAV giá rẻ sẽ trở thành xu hướng chủ đạo. Nếu Mỹ không nhanh chóng thay đổi khái niệm phát triển UAV, trong tương lai, người Mỹ sẽ phải chịu một thất bại nghiêm trọng trên thị trường xuất khẩu.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã kéo dài gần một năm, nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra cho các quốc gia trên thế giới. Một trong những khía cạnh quan trọng của toàn bộ cuộc xung đột, là vai trò quan trọng của máy bay không người lái (UAV).
Trước cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhiều nước vẫn giữ quan niệm cố hữu rằng, chỉ có máy bay chiến đấu tiên tiến mới có thể chiếm ưu thế trên chiến trường; nhưng chứng kiến cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể thấy rằng, trong xung đột hiện đại, tầm quan trọng và khả năng thay thế máy bay chiến đấu của UAV ngày càng trở nên rõ ràng và nó đã trở thành vũ khí quan trọng ảnh hưởng đến cục diện cuộc chiến.
Điều đáng nói là trong toàn bộ cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga đã gây ra tổn thất nặng nề cho Ukraine, bằng việc sử dụng một số lượng lớn UAV tự sát Geran-2, để thay thế những tên lửa hành trình đắt tiền, mà tác dụng không hề kém.
Tuy nhiên, trong quá khứ Nga lại không chú tâm đầu tư vào phát triển UAV. Điều này khiến lĩnh vực UAV của Nga không chỉ kém xa Mỹ và Israel là những cường quốc bậc nhất, thậm chí đến hiện tại, Nga còn chưa sản xuất UAV trên quy mô lớn.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra, do nhu cầu rất lớn về UAV của quân đội Nga tại chiến trường Ukraine, các doanh nghiệp quân sự Nga là không thể đáp ứng yêu cầu; vì vậy, quân đội Nga chỉ có thể tìm kiếm những linh kiện có sẵn từ nước ngoài, để giảm thiểu tối đa chi phí nghiên cứu và phát triển cấp tốc loại vũ khí này.
Đối với quân đội Ukraine, việc đối phó với những chiếc UAV Geran-2 của Nga - nghi có nguồn gốc từ Iran này là một vấn đề “khá đau đầu”; nếu sử dụng tên lửa phòng không thì tốn kém, nếu dùng pháo phòng không thì hiệu quả không cao. Hiện Quân đội Ukraine đang bế tắc trong đối phó với loại UAV tự sát này.
Khi những chiếc UAV trong tay quân đội Nga ngày càng gây ra nhiều tổn thất và Ukraine đang tìm cách khắc chế nó thì dịp may đến với Ukraine; cách đây không lâu, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ một UAV Geran-2, khi rơi còn khá nguyên vẹn.
Kết quả khi Quân đội Ukraine tiến hành “mổ” chiếc UAV Geran-2 đã gây bất ngờ, khi 200 bộ phận bên trong, thì có đến 50% bộ phận được sản xuất tại Mỹ, Nhật Bản, Israel và các nước phương Tây.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ và Israel đã duy trì lệnh cấm vận “ngặt nghèo” với Nga thời gian qua, nhưng Moscow vẫn mua đã các linh kiện được sản xuất ở phương Tây để lắp vào UAV của họ? Tình huống như vậy là không thể; nhất là các quốc gia như Mỹ và Israel giám sát chặt chẽ các lệnh cấm vận với cả Nga và Iran.
Nhiều ý kiến cho rằng, Moscow đã "lách" qua các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây, bằng cách sử dụng các linh kiện điện tử dân dụng, vốn có thể mua theo số lượng lớn từ các sàn thương mại điện tử phổ biến khắp thế giới.
Các sản phẩm giống dân dụng không nằm trong phạm vi cấm vận của Mỹ, nên các quốc gia bị cấm vận có thể nhập khẩu với số lượng lớn và tự lắp ráp trên UAV của họ. Ví dụ, động cơ của chiếc Shahed-136 của Iran là động cơ xe máy có nguồn gốc từ Đức, nhưng chuyển giao công nghệ cho công ty Trung Quốc sản xuất.
Chiến lược “lách luật” này, không chỉ có thể bỏ qua các biện pháp trừng phạt của Mỹ, mà còn giảm hơn nữa chi phí sản xuất và giá thành của UAV, điều này không có gì lạ. Điều đáng nói là sau sự cố này, Mỹ cũng bắt đầu phản ánh rằng, có thể sử dụng các thành phần dân sự để sản xuất UAV với hiệu suất tốt, chi phí giảm.
Và cuộc xung đột Nga-Ukraine ngày càng cho thấy, trên chiến trường hiện đại, có lẽ những chiếc UAV tự sát giá rẻ này, có thể đạt được kết quả lớn hơn những chiếc UAV hiện đại mà Mỹ đang theo đuổi; thậm chí những chiếc UAV Mỹ chế tạo, còn có giá đắt hơn cả máy bay chiến đấu.
Nói chung, những chiếc UAV của Mỹ có giá thành cao ngất và trên thị trường quốc tế, rất ít quốc gia có thể mua được "sản phẩm cao cấp" của Mỹ. Nhưng thực tế chiến trường cho thấy, UAV giá rẻ sẽ trở thành xu hướng chủ đạo. Nếu Mỹ không nhanh chóng thay đổi khái niệm phát triển UAV, trong tương lai, người Mỹ sẽ phải chịu một thất bại nghiêm trọng trên thị trường xuất khẩu.