Ukraine đang phải gồng mình để chống lại mối đe dọa từ loại UAV tự sát Geran-2 của Nga, đang ngày đêm tấn công vào các thành phố của họ. So với số tiền mà Nga chi cho việc mua và phóng những chiếc UAV nghi có nguồn gốc do Iran sản xuất, thì số tiền tên lửa đánh chặn của Ukraine lớn hơn nhiều lần.Những loại UAV do Iran sản xuất đã tạo dựng được danh tiếng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Mặc dù những UAV này không phức tạp về mặt công nghệ như của Mỹ, Israel, Trung Quốc hay thậm chí là một số UAV khác do Nga sản xuất, nhưng Moscow đã sử dụng chúng một cách hiệu quả, để tiêu diệt các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine. Các lực lượng vũ trang Iran, được biết đến là sử dụng nhiều UAV vũ trang hơn nhiều quốc gia khác có ngân sách quốc phòng gấp đôi họ và điều đó cũng làm tê liệt các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này cho thấy tầm quan trọng của UAV đối với các nhà hoạch định quân sự của Iran và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, là một minh chứng cho sức mạnh của loại vũ khí kiểu mới đầy hiệu quả này. Ukraine đã có thời kỳ thành công trong việc khắc chế không quân Nga, khi họ sở hữu trong tay một loạt các hệ thống phòng không như S-300 và Buk-M1, buộc các máy bay chiến đấu của Nga phải bay ở độ cao dưới 4.500 mét, ngay trong tầm bắn hiệu quả của hệ thống phòng không di động vác vai (MANPAD) như Stinger hay Igla; chính MANPAD là loại vũ khí chủ yếu bắn hạ máy bay Nga.Chiến lược phòng không của Ukraine đã có tác dụng trong một thời gian, nhưng sau đó, quân đội Nga đã thích nghi với hoàn cảnh và bắt đầu sử dụng UAV tự sát như Geran-2 với số lượng lớn, để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine.Quân Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 tấn công theo kiểu “bầy đàn”, theo lô năm chiếc trở lên, để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine. Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng tới 12 chiếc UAV Geran-2, cho một cuộc tấn công kiểu “bão hòa”, trong một đợt tấn công. Theo một số thông tin, Quân đội Nga cũng đã sử dụng chiến thuật phóng UAV tự sát Geran-2 theo cặp theo kiểu cao-thấp, với một chiếc bay phía trên chiếc kia, để dự phòng nếu chiếc phía dưới bị bắn hạ; hoặc nếu chiếc UAV phía dưới tấn công thành công, thì chiếc thứ hai có thể được sử dụng hướng tới một mục tiêu khác.Kể từ đầu tháng 10, chiến lược của Nga là lấp đầy bầu trời Ukraine bằng một loạt tên lửa và UAV tự sát, để áp đảo các hệ thống phòng không của Ukraine, nhằm phá hủy mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine khi mùa đông bắt đầu. Đồng thời để bảo đảm an toàn cho phi công và tránh mất những máy bay chiến đấu đắt tiền, giờ đây Nga đang tăng cường sử dụng UAV tự sát để tấn công vào các thành phố của Ukraine.Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng UAV tự sát quy mô lớn của Nga, theo tuyên bố của Ukraine, đã bị lực lượng phòng không nước này bắn hạ tới trên 60% và trong một số trường hợp, thậm chí trên 80% số UAV của Nga. Giả sử những tuyên bố của Ukraine là có cơ sở, sự khác biệt đáng kể về chi phí giữa UAV Geran-2 do Nga sử dụng và tên lửa đất đối không mà quân đội Ukraine sử dụng để bắn hạ chúng, cùng với số lượng lớn mà Nga triển khai những UAV Geran-2 đã đặt ra câu hỏi, liệu Ukraine có thể gọi nỗ lực chống UAV của họ là thành công hay không?Quân đội Ukraine đã và đang sử dụng các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô của họ như tên lửa đất đối không S-300; nhưng số tên lửa này đã hết với tốc độ quá nhanh và các hệ thống tên lửa phòng không đắt tiền do phương Tây cung cấp như IRIS-T và NASAMS, hiện rất quan trọng đối với Ukraine trong việc bảo vệ không phận của họ trước máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, nhưng chúng đang được sử dụng với số lượng lớn để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga. Ví dụ, một chiếc máy bay không người lái trung bình có giá khoảng 20.000 USD, trong khi một tên lửa IRIS-T có giá khoảng 430.000 USD, cao gấp 20 lần so với chi phí của UAV Geran-2 của Nga. Theo ước tính của các nhà phân tích quân sự tại tổ chức phi chính phủ Molfar, dựa trên dữ liệu nguồn mở về các vụ tấn công bằng UAV Geran-2 của Nga vào thời kỳ đó cho biết, Ukraine được cho là đã chi khoảng 28,14 triệu USD từ ngày 13/9 đến ngày 17/10, để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga.Trong khi đó đối với Nga, chi phí cho các cuộc tấn công bằng UAV Geran-2 vào Ukraine trong cùng thời gian được các nhà phân tích quân sự tại tổ chức phi chính phủ Molfar ước tính vào khoảng 1,66-1,79 triệu USD.Đối với Nga, những UAV tự sát này đã cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các máy bay, tên lửa hành trình và đạn đạo đắt tiền. Ngay cả khi bị bắn hạ, chúng vẫn “hoàn thành nhiệm vụ” là làm tiêu hao kho dự trữ tên lửa đất đối không vốn đã “cạn đáy” của Ukraine. Ngoài ra, những UAV tự sát Geran-2 thực chất là loại tên lửa hành trình dùng một lần, cho dù có phá hủy hoặc không phá hủy được mục tiêu. Do vậy việc chúng bị bắn hạ không phải là một tổn thất đối với quân đội Nga, vốn đang triển khai chúng cho một nhiệm vụ một chiều. Hơn nữa, UAV tự sát khi bị bắn hạ trên bầu trời các thành phố, cũng có khả năng gây ra thiệt hại quy mô lớn do các mảnh vỡ rơi xuống.
Ukraine đang phải gồng mình để chống lại mối đe dọa từ loại UAV tự sát Geran-2 của Nga, đang ngày đêm tấn công vào các thành phố của họ. So với số tiền mà Nga chi cho việc mua và phóng những chiếc UAV nghi có nguồn gốc do Iran sản xuất, thì số tiền tên lửa đánh chặn của Ukraine lớn hơn nhiều lần.
Những loại UAV do Iran sản xuất đã tạo dựng được danh tiếng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra. Mặc dù những UAV này không phức tạp về mặt công nghệ như của Mỹ, Israel, Trung Quốc hay thậm chí là một số UAV khác do Nga sản xuất, nhưng Moscow đã sử dụng chúng một cách hiệu quả, để tiêu diệt các mục tiêu trên khắp lãnh thổ Ukraine.
Các lực lượng vũ trang Iran, được biết đến là sử dụng nhiều UAV vũ trang hơn nhiều quốc gia khác có ngân sách quốc phòng gấp đôi họ và điều đó cũng làm tê liệt các lệnh trừng phạt của phương Tây. Điều này cho thấy tầm quan trọng của UAV đối với các nhà hoạch định quân sự của Iran và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine, là một minh chứng cho sức mạnh của loại vũ khí kiểu mới đầy hiệu quả này.
Ukraine đã có thời kỳ thành công trong việc khắc chế không quân Nga, khi họ sở hữu trong tay một loạt các hệ thống phòng không như S-300 và Buk-M1, buộc các máy bay chiến đấu của Nga phải bay ở độ cao dưới 4.500 mét, ngay trong tầm bắn hiệu quả của hệ thống phòng không di động vác vai (MANPAD) như Stinger hay Igla; chính MANPAD là loại vũ khí chủ yếu bắn hạ máy bay Nga.
Chiến lược phòng không của Ukraine đã có tác dụng trong một thời gian, nhưng sau đó, quân đội Nga đã thích nghi với hoàn cảnh và bắt đầu sử dụng UAV tự sát như Geran-2 với số lượng lớn, để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine.
Quân Nga sử dụng UAV tự sát Geran-2 tấn công theo kiểu “bầy đàn”, theo lô năm chiếc trở lên, để áp đảo hệ thống phòng không của Ukraine. Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng tới 12 chiếc UAV Geran-2, cho một cuộc tấn công kiểu “bão hòa”, trong một đợt tấn công.
Theo một số thông tin, Quân đội Nga cũng đã sử dụng chiến thuật phóng UAV tự sát Geran-2 theo cặp theo kiểu cao-thấp, với một chiếc bay phía trên chiếc kia, để dự phòng nếu chiếc phía dưới bị bắn hạ; hoặc nếu chiếc UAV phía dưới tấn công thành công, thì chiếc thứ hai có thể được sử dụng hướng tới một mục tiêu khác.
Kể từ đầu tháng 10, chiến lược của Nga là lấp đầy bầu trời Ukraine bằng một loạt tên lửa và UAV tự sát, để áp đảo các hệ thống phòng không của Ukraine, nhằm phá hủy mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine khi mùa đông bắt đầu. Đồng thời để bảo đảm an toàn cho phi công và tránh mất những máy bay chiến đấu đắt tiền, giờ đây Nga đang tăng cường sử dụng UAV tự sát để tấn công vào các thành phố của Ukraine.
Tuy nhiên, các cuộc tấn công bằng UAV tự sát quy mô lớn của Nga, theo tuyên bố của Ukraine, đã bị lực lượng phòng không nước này bắn hạ tới trên 60% và trong một số trường hợp, thậm chí trên 80% số UAV của Nga.
Giả sử những tuyên bố của Ukraine là có cơ sở, sự khác biệt đáng kể về chi phí giữa UAV Geran-2 do Nga sử dụng và tên lửa đất đối không mà quân đội Ukraine sử dụng để bắn hạ chúng, cùng với số lượng lớn mà Nga triển khai những UAV Geran-2 đã đặt ra câu hỏi, liệu Ukraine có thể gọi nỗ lực chống UAV của họ là thành công hay không?
Quân đội Ukraine đã và đang sử dụng các hệ thống phòng không từ thời Liên Xô của họ như tên lửa đất đối không S-300; nhưng số tên lửa này đã hết với tốc độ quá nhanh và các hệ thống tên lửa phòng không đắt tiền do phương Tây cung cấp như IRIS-T và NASAMS, hiện rất quan trọng đối với Ukraine trong việc bảo vệ không phận của họ trước máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga, nhưng chúng đang được sử dụng với số lượng lớn để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga.
Ví dụ, một chiếc máy bay không người lái trung bình có giá khoảng 20.000 USD, trong khi một tên lửa IRIS-T có giá khoảng 430.000 USD, cao gấp 20 lần so với chi phí của UAV Geran-2 của Nga.
Theo ước tính của các nhà phân tích quân sự tại tổ chức phi chính phủ Molfar, dựa trên dữ liệu nguồn mở về các vụ tấn công bằng UAV Geran-2 của Nga vào thời kỳ đó cho biết, Ukraine được cho là đã chi khoảng 28,14 triệu USD từ ngày 13/9 đến ngày 17/10, để đánh chặn UAV Geran-2 của Nga.
Trong khi đó đối với Nga, chi phí cho các cuộc tấn công bằng UAV Geran-2 vào Ukraine trong cùng thời gian được các nhà phân tích quân sự tại tổ chức phi chính phủ Molfar ước tính vào khoảng 1,66-1,79 triệu USD.
Đối với Nga, những UAV tự sát này đã cung cấp một giải pháp thay thế hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các máy bay, tên lửa hành trình và đạn đạo đắt tiền. Ngay cả khi bị bắn hạ, chúng vẫn “hoàn thành nhiệm vụ” là làm tiêu hao kho dự trữ tên lửa đất đối không vốn đã “cạn đáy” của Ukraine.
Ngoài ra, những UAV tự sát Geran-2 thực chất là loại tên lửa hành trình dùng một lần, cho dù có phá hủy hoặc không phá hủy được mục tiêu. Do vậy việc chúng bị bắn hạ không phải là một tổn thất đối với quân đội Nga, vốn đang triển khai chúng cho một nhiệm vụ một chiều. Hơn nữa, UAV tự sát khi bị bắn hạ trên bầu trời các thành phố, cũng có khả năng gây ra thiệt hại quy mô lớn do các mảnh vỡ rơi xuống.