Chiến trường Ukraine lại rơi vào khủng hoảng do pháo kích dữ dội của Quân đội Nga, quân Ukraine thực sự không thể trụ nổi. Bất chấp những khó khăn riêng và lượng lớn người dân xuống đường biểu tình, nghị viện châu Âu vẫn chuyển 50 tỷ euro viện trợ cho Ukraine.Tuy nhiên, những vụ bê bối tham nhũng liên tục bị phanh phui ở Ukraine đã cho thấy, những người lính tiền tuyến dù đang chiến đấu hết mình, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những hành vi tham nhũng khác nhau trong giới quan chức Ukraine.Trong khi đó, đạn pháo của quân Nga ngày càng dồi dào, bắn ngày càng ác liệt, mặt trận của quân Ukraine không thể trụ vững được nữa. Một quan chức Ukraine ở thành phố Avdiivka hôm 6/2 “tuyệt vọng” tuyên bố, Quân đội Nga đã pháo kích dữ dội vào Avdiivka từ ba phía, khiến thành phố chiến lược này rơi vào tình trạng "nguy cấp".Ông Vitaly Barabash, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của Avdiivka xác nhận tuyên bố và nhấn mạnh: "Mặc dù chúng tôi đã nói trong nhiều tuần rằng tình hình rất khó khăn, nhưng vẫn có thể kiểm soát được; nhưng hiện tại tình hình đang rất “bi đát” và ở một số nơi rất nghiêm trọng".Như vậy, chiến trường Ukraine lại rơi vào khủng hoảng, quyền chủ động đã hoàn toàn thuộc về Nga; trong khi Moscow nắm thế chủ động tuyệt đối về vũ khí, trang bị và sức mạnh quân sự. Còn viện trợ của phương Tây hoàn toàn không thể giúp Ukraine đảo ngược tình thế .Theo hãng tin CNN/Mỹ, đạn pháo và tên lửa của Nga “chất đống” trong các nhà kho. Nga hiện có số lượng đạn pháo hạng nặng các loại nhiều hơn Ukraine hơn 15 lần; số lượng đạn súng cối các loại khác nhiều gấp 10 lần; số lượng tên lửa của Nga gấp hơn 20 lần so với Ukraine. Trong khi tên lửa do phương Tây viện trợ cho Ukraine về cơ bản không thể tồn tại được lâu. Lực lượng Không quân Nga đã áp chế toàn diện Ukraine, ngay cả số lượng lính bộ binh của Nga cũng không thua kém Ukraine. Nga đã xây dựng thành công Tuyến phòng thủ Surovikin, gần như mở rộng ra hầu hết các khu vực trên tiền tuyến; về cơ bản không để Ukraine có cơ hội dễ dàng tấn công. Tuyến phòng thủ kiên cố của Nga được bố trí các bãi mìn, chiến hào, hầm trú ẩn đan xen… tạo thành trận địa phòng ngự vững kiên cố. Mặc dù Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine một số loại vũ khí, trong đó có vũ khí tấn công tầm xa; nhưng không thể giúp Ukraine giành lại thế chủ động.Những vũ khí tấn công tầm xa mà phương Tây viện trợ bao gồm: tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp viện trợ; bom lượn phóng từ mặt đất (GLSDB); tên lửa HIMARS và tên lửa tấn công lục quân (ATACMS) do Mỹ viện trợ.Mặc dù đạn pháo, tên lửa và các loại vũ khí khác do phương Tây hỗ trợ có thể làm giảm bớt áp lực mà Ukraine phải đối mặt ở một mức độ nhất định, nhưng về cơ bản chúng không thể đảo ngược tình hình tiền tuyến hiện nay trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.Trong khi đó, năng lực sản xuất công nghiệp của Nga đã hoàn toàn phục hồi và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã đạt đến tầm cao mới; trong khi hầu hết các nhà máy quân sự của Ukraine đã bị phá hủy. Ukraine về cơ bản đã mất khả năng tự sản xuất thiết bị quân sự và phải hoàn toàn dựa vào viện trợ của phương Tây. Đây là những lý do cơ bản khiến Ukraine bị động.Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết, hỏa lực các loại của Nga mạnh gấp ba lần Ukraine. Tài liệu này được cho là “tuyệt mật”, nhưng nội dung của nó đã được tờ Bloomberg của Mỹ tiết lộ. Lực lượng Vũ trang Ukraine không thể bắn hơn 2.000 viên đạn pháo và súng cối mỗi ngày dọc theo toàn bộ tuyến liên lạc chiến đấu (LCC), kéo dài 1.500 km. Trong khi cường độ pháo kích của Nga cao gấp ba lần. Bộ trưởng Umerov viết, tình trạng thiếu vũ khí ở Ukraine ngày càng trầm trọng hơn và Kiev “yêu cầu” EU cung cấp ngay một triệu quả đạn pháo. “Thường thì bên nào có nhiều đạn pháo hơn sẽ thắng”. Thông tin của Bộ trưởng Umerov thuộc dạng “tuyệt mật” xuất hiện “là có lý do”. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Josep Borrell thừa nhận rằng, EU sẽ cung cấp nhiều nhất một nửa số đạn pháo đã hứa cho Ukraine vào tháng 3/2023. Đồng thời, 600 nghìn viên đạn pháo còn lại sẽ chỉ được chuyển sang phía Ukraine vào đầu năm 2025. Bộ trưởng Umerov viết trong một tài liệu được cho là “tuyệt mật”, khi Ukraine cần 200 nghìn quả đạn pháo 155 mm mỗi tháng. Còn theo dữ liệu của tình báo phương Tây, ngành công nghiệp quốc phòng Nga, có thể sản xuất gấp đôi, cộng với khoảng 500.000 viên đạn pháo đến từ Triều Tiên.Một số ấn phẩm phương Tây viết về tình trạng thiếu đạn pháo đáng sợ của Quân đội Ukraine. Đặc biệt, tờ Washington Post đã đến tiền tuyến ở vùng Zaporozhye để tận mắt chứng kiến, ngay cả các đơn vị tấn công cũng đang hủy bỏ các cuộc tấn công đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hệ thống phòng thủ Ukraine.Một binh sĩ giấu tên thuộc Lữ đoàn sơn cước số 128 của Ukraine nói với tờ Washington Post: “Các đơn vị pháo binh của chúng tôi được cấp đạn giới hạn đạn cho mỗi mục tiêu. Nếu mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như trận địa súng cối, chỉ được bắn không quá 5-7 viên đạn”. “Quân của chúng tôi đang rất mệt mỏi, không biết có thể cầm cự được bao lâu? Thật khó để nói trước, nhưng không thể lâu dài được, điều này ai cũng hiểu”, một chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 148 thừa nhận. Anh ta nói với phóng viên tờ Washington Post rằng, đơn vị hiện chỉ được bắn không quá 10-20 viên đạn pháo mỗi ngày. Trong khi trước đây họ sử dụng trung bình là 50, có khi lên tới 90 viên.Còn trang Yahoo News dẫn lời cựu chỉ huy Tiểu đoàn độc lập số 24 của Ukraine cho biết, tình trạng thiếu đạn pháo đặc biệt trầm trọng ở Avdiivka, nơi Quân đội Nga đang phá hủy các tuyến tiếp tế bằng những đòn tấn công chính xác và khéo léo.Một lính pháo binh Ukraine chiến đấu ở Avdiivka, trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico của Mỹ, xác nhận tình hình khó khăn đối với Quân đội Ukraine. “Trung bình chúng tôi bắn không quá 15 viên đạn pháo mỗi ngày, nếu so với trước đây, có những ngày chúng tôi đã bắn hơn 100 viên và chúng tôi chưa bao giờ có đủ đạn pháo 122mm”.“Thực sự không có đủ đạn pháo”, một chỉ huy trung đội của lữ đoàn pháo binh Ukraine phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times của Mỹ. Theo ông, trong cuộc “phản công” vào mùa hè năm 2023, Quân đội Ukraine đã bắn 8.000 viên đạn pháo mỗi ngày, nhưng hiện nhiều nhất là 2.000 viên.Việc thiếu đạn pháo là một trong những lý do chính khiến Quân đội Ukraine chuyển sang thế phòng thủ dọc toàn bộ mặt trận sau cuộc phản công “đáng thất vọng” vào mùa hè năm ngoái, Politico viết.Không thể dựa vào hỏa lực pháo binh, Ukraine đang chuyển sang sử dụng UAV tự sát (FPV) để tấn công xe tăng, xe bọc thép và bộ binh Nga. Đối với mục đích quân sự, UAV thương mại giá rẻ được điều chỉnh để treo lựu đạn, đạn pháo hoặc mìn.Tuy nhiên, Politico dẫn lời những người được quân đội Ukraina trả lời rằng, UAV tự sát không thể bù đắp cho việc thiếu đạn pháo. Hơn nữa, các hoạt động tấn công cần có pháo tầm xa chứ không phải UAV tự sát, nếu không Quân đội Ukraine sẽ mắc kẹt trong thế trận phòng thủ “tự sát” (Nguồn ảnh: CNN, Politico, Financial Times, Yahoo News).
Chiến trường Ukraine lại rơi vào khủng hoảng do pháo kích dữ dội của Quân đội Nga, quân Ukraine thực sự không thể trụ nổi. Bất chấp những khó khăn riêng và lượng lớn người dân xuống đường biểu tình, nghị viện châu Âu vẫn chuyển 50 tỷ euro viện trợ cho Ukraine.
Tuy nhiên, những vụ bê bối tham nhũng liên tục bị phanh phui ở Ukraine đã cho thấy, những người lính tiền tuyến dù đang chiến đấu hết mình, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những hành vi tham nhũng khác nhau trong giới quan chức Ukraine.
Trong khi đó, đạn pháo của quân Nga ngày càng dồi dào, bắn ngày càng ác liệt, mặt trận của quân Ukraine không thể trụ vững được nữa. Một quan chức Ukraine ở thành phố Avdiivka hôm 6/2 “tuyệt vọng” tuyên bố, Quân đội Nga đã pháo kích dữ dội vào Avdiivka từ ba phía, khiến thành phố chiến lược này rơi vào tình trạng "nguy cấp".
Ông Vitaly Barabash, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự của Avdiivka xác nhận tuyên bố và nhấn mạnh: "Mặc dù chúng tôi đã nói trong nhiều tuần rằng tình hình rất khó khăn, nhưng vẫn có thể kiểm soát được; nhưng hiện tại tình hình đang rất “bi đát” và ở một số nơi rất nghiêm trọng".
Như vậy, chiến trường Ukraine lại rơi vào khủng hoảng, quyền chủ động đã hoàn toàn thuộc về Nga; trong khi Moscow nắm thế chủ động tuyệt đối về vũ khí, trang bị và sức mạnh quân sự. Còn viện trợ của phương Tây hoàn toàn không thể giúp Ukraine đảo ngược tình thế .
Theo hãng tin CNN/Mỹ, đạn pháo và tên lửa của Nga “chất đống” trong các nhà kho. Nga hiện có số lượng đạn pháo hạng nặng các loại nhiều hơn Ukraine hơn 15 lần; số lượng đạn súng cối các loại khác nhiều gấp 10 lần; số lượng tên lửa của Nga gấp hơn 20 lần so với Ukraine. Trong khi tên lửa do phương Tây viện trợ cho Ukraine về cơ bản không thể tồn tại được lâu.
Lực lượng Không quân Nga đã áp chế toàn diện Ukraine, ngay cả số lượng lính bộ binh của Nga cũng không thua kém Ukraine. Nga đã xây dựng thành công Tuyến phòng thủ Surovikin, gần như mở rộng ra hầu hết các khu vực trên tiền tuyến; về cơ bản không để Ukraine có cơ hội dễ dàng tấn công.
Tuyến phòng thủ kiên cố của Nga được bố trí các bãi mìn, chiến hào, hầm trú ẩn đan xen… tạo thành trận địa phòng ngự vững kiên cố. Mặc dù Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục hỗ trợ Ukraine một số loại vũ khí, trong đó có vũ khí tấn công tầm xa; nhưng không thể giúp Ukraine giành lại thế chủ động.
Những vũ khí tấn công tầm xa mà phương Tây viện trợ bao gồm: tên lửa hành trình Storm Shadow do Anh và Pháp viện trợ; bom lượn phóng từ mặt đất (GLSDB); tên lửa HIMARS và tên lửa tấn công lục quân (ATACMS) do Mỹ viện trợ.
Mặc dù đạn pháo, tên lửa và các loại vũ khí khác do phương Tây hỗ trợ có thể làm giảm bớt áp lực mà Ukraine phải đối mặt ở một mức độ nhất định, nhưng về cơ bản chúng không thể đảo ngược tình hình tiền tuyến hiện nay trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trong khi đó, năng lực sản xuất công nghiệp của Nga đã hoàn toàn phục hồi và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã đạt đến tầm cao mới; trong khi hầu hết các nhà máy quân sự của Ukraine đã bị phá hủy. Ukraine về cơ bản đã mất khả năng tự sản xuất thiết bị quân sự và phải hoàn toàn dựa vào viện trợ của phương Tây. Đây là những lý do cơ bản khiến Ukraine bị động.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov cho biết, hỏa lực các loại của Nga mạnh gấp ba lần Ukraine. Tài liệu này được cho là “tuyệt mật”, nhưng nội dung của nó đã được tờ Bloomberg của Mỹ tiết lộ.
Lực lượng Vũ trang Ukraine không thể bắn hơn 2.000 viên đạn pháo và súng cối mỗi ngày dọc theo toàn bộ tuyến liên lạc chiến đấu (LCC), kéo dài 1.500 km. Trong khi cường độ pháo kích của Nga cao gấp ba lần.
Bộ trưởng Umerov viết, tình trạng thiếu vũ khí ở Ukraine ngày càng trầm trọng hơn và Kiev “yêu cầu” EU cung cấp ngay một triệu quả đạn pháo. “Thường thì bên nào có nhiều đạn pháo hơn sẽ thắng”.
Thông tin của Bộ trưởng Umerov thuộc dạng “tuyệt mật” xuất hiện “là có lý do”. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Josep Borrell thừa nhận rằng, EU sẽ cung cấp nhiều nhất một nửa số đạn pháo đã hứa cho Ukraine vào tháng 3/2023. Đồng thời, 600 nghìn viên đạn pháo còn lại sẽ chỉ được chuyển sang phía Ukraine vào đầu năm 2025.
Bộ trưởng Umerov viết trong một tài liệu được cho là “tuyệt mật”, khi Ukraine cần 200 nghìn quả đạn pháo 155 mm mỗi tháng. Còn theo dữ liệu của tình báo phương Tây, ngành công nghiệp quốc phòng Nga, có thể sản xuất gấp đôi, cộng với khoảng 500.000 viên đạn pháo đến từ Triều Tiên.
Một số ấn phẩm phương Tây viết về tình trạng thiếu đạn pháo đáng sợ của Quân đội Ukraine. Đặc biệt, tờ Washington Post đã đến tiền tuyến ở vùng Zaporozhye để tận mắt chứng kiến, ngay cả các đơn vị tấn công cũng đang hủy bỏ các cuộc tấn công đã lên kế hoạch và chuẩn bị cho sự sụp đổ không thể tránh khỏi của hệ thống phòng thủ Ukraine.
Một binh sĩ giấu tên thuộc Lữ đoàn sơn cước số 128 của Ukraine nói với tờ Washington Post: “Các đơn vị pháo binh của chúng tôi được cấp đạn giới hạn đạn cho mỗi mục tiêu. Nếu mục tiêu nhỏ, chẳng hạn như trận địa súng cối, chỉ được bắn không quá 5-7 viên đạn”.
“Quân của chúng tôi đang rất mệt mỏi, không biết có thể cầm cự được bao lâu? Thật khó để nói trước, nhưng không thể lâu dài được, điều này ai cũng hiểu”, một chiến sĩ Lữ đoàn pháo binh 148 thừa nhận. Anh ta nói với phóng viên tờ Washington Post rằng, đơn vị hiện chỉ được bắn không quá 10-20 viên đạn pháo mỗi ngày. Trong khi trước đây họ sử dụng trung bình là 50, có khi lên tới 90 viên.
Còn trang Yahoo News dẫn lời cựu chỉ huy Tiểu đoàn độc lập số 24 của Ukraine cho biết, tình trạng thiếu đạn pháo đặc biệt trầm trọng ở Avdiivka, nơi Quân đội Nga đang phá hủy các tuyến tiếp tế bằng những đòn tấn công chính xác và khéo léo.
Một lính pháo binh Ukraine chiến đấu ở Avdiivka, trong cuộc phỏng vấn với tờ Politico của Mỹ, xác nhận tình hình khó khăn đối với Quân đội Ukraine. “Trung bình chúng tôi bắn không quá 15 viên đạn pháo mỗi ngày, nếu so với trước đây, có những ngày chúng tôi đã bắn hơn 100 viên và chúng tôi chưa bao giờ có đủ đạn pháo 122mm”.
“Thực sự không có đủ đạn pháo”, một chỉ huy trung đội của lữ đoàn pháo binh Ukraine phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times của Mỹ. Theo ông, trong cuộc “phản công” vào mùa hè năm 2023, Quân đội Ukraine đã bắn 8.000 viên đạn pháo mỗi ngày, nhưng hiện nhiều nhất là 2.000 viên.
Việc thiếu đạn pháo là một trong những lý do chính khiến Quân đội Ukraine chuyển sang thế phòng thủ dọc toàn bộ mặt trận sau cuộc phản công “đáng thất vọng” vào mùa hè năm ngoái, Politico viết.
Không thể dựa vào hỏa lực pháo binh, Ukraine đang chuyển sang sử dụng UAV tự sát (FPV) để tấn công xe tăng, xe bọc thép và bộ binh Nga. Đối với mục đích quân sự, UAV thương mại giá rẻ được điều chỉnh để treo lựu đạn, đạn pháo hoặc mìn.
Tuy nhiên, Politico dẫn lời những người được quân đội Ukraina trả lời rằng, UAV tự sát không thể bù đắp cho việc thiếu đạn pháo. Hơn nữa, các hoạt động tấn công cần có pháo tầm xa chứ không phải UAV tự sát, nếu không Quân đội Ukraine sẽ mắc kẹt trong thế trận phòng thủ “tự sát” (Nguồn ảnh: CNN, Politico, Financial Times, Yahoo News).