Trung tuần vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - ông Andrii Taran đã ký kết thành công thỏa thuận mua bán bốn chiếc hộ tống hạm lớp Ada trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Quốc phòng (SSB) của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nỗ lực nhằm tăng cường khả năng tác chiến của Hải quân Ukraine ở khu vực Biển Đen và Biển Azov. Nguồn ảnh: BMDP.Thông báo mua bán được đưa ra một ngày sau khi Mỹ chính thức áp đặt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có Tập đoàn SSB bởi liên quan tới thương vụ mua bán các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Nga. Dẫu vậy, mẫu tàu Ada của SSB cũng là một mẫu tàu khá đa năng với thiết kế tốt và hiện đang có 4 chiếc phục vụ trong Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 chiếc khác đang được đặt mua bởi hải quân Pakistan từ năm 2018. Nguồn ảnh: BMDP.Tàu chiến lớp Ada là một phần của chương trình MILGEM - chương trình phát triển tàu chiến nội địa đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển. Nó có lượng giãn nước đầy tải 2.400 tấn, dài 99.56m, rộng 14.4m, mớn nước 3.9m, tốc độ tối đa có thể đạt 30 hải lý/h. Tàu có khả năng hoạt động đến 3.500 hải lý và liên tục trong 21 ngày đêm, kíp vận hành 106 người bao gồm cả các nhân viên hàng không. Ngoài ra, tàu còn có một sàn đáp và hangar cho phép nó có thể tiếp nhận trực thăng theo tàu trong những nhiệm vụ dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: BMDP.Vũ trang tàu gồm có một pháo hạm Oto Melara 76mm, 2 bệ súng máy tự động .50cal, 8 tên lửa chống hạm Harpoon hoặc Atmaca, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM, 2 bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm cho nhiệm vụ săn ngầm. Ngoài ra còn tiếp nhận được 1 trực thăng S-70B Seahawk. Có thể nói, tàu hộ vệ Ada có sức mạnh toàn diện từ chống ngầm, chống hạm cho đến phòng không tầm thấp, tương lai sẽ là tàu chiến mạnh nhất trong biên chế hải quân Ukraine. Nguồn ảnh: BMDP.Thực trạng của Hải quân Ukraine hiện tại khá là bi đát, thậm chí phải gọi là thê thảm, đặc biệt là sau năm 2014, khi Hải quân Ukraine gần như tê liệt hoàn toàn khi mất đến 70% số tàu trong hạm đội cũng như những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất. Đồng thời, sự kiện Maidan cũng khiến cho nền kinh tế của quốc gia này suy thoái một cách trầm trọng, dù cho được rất nhiều sự ủng hộ từ phía Phương Tây tuy nhiên họ lại có rất ít sự hỗ trợ để cho Hải quân của Ukraine tiếp tục duy trì. Nguồn ảnh: BMDP.Với năng lực tài chính ít ỏi của mình, Ukraine không còn cách nào khác đành phải phát triển một hạm đội tàu chiến cỡ nhỏ nhằm đảm bảo năng lực hàng hải với việc đưa vào thiết kế chế tạo tàu pháo tuần tra lớp Gyurza-M (Project 58155) với số lượng 9 chiếc. Dù cho được gọi là tàu pháo tuần tra và là các tàu có hoạt động tích cực nhất trong biên chế Hải quân Ukraine hiện nay tuy nhiên những con tàu này có lượng giãn nước cực kỳ nhỏ bé, chỉ hơn 50 tấn và chỉ được trang bị 2 pháo tự động 30mm. Nguồn ảnh: BMDP.Chiến hạm lớn nhất của Hải quân Ukraine là chiếc khu trục hạm săn ngầm Hetman Sahaydachiy (U-130) và nó cũng là soái hạm của lực lượng này hiện nay. Con tàu thuộc lớp Krivak III (Project 1135N), được phát triển từ thời kỳ Xô Viết, chính thức khởi đóng năm 1991 và gia nhập biên chế Hải quân Ukraine năm 1993. Dù là soái hạm tuy nhiên vũ khí của chiếc U-130 cũng chẳng khá khẩm là bao khi sử dụng một pháo AK-100 nòng đơn cỡ 100mm, hai pháo cao tốc AK-630, 2 bệ phóng chống ngầm RBU-6000 và hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn 9K33 Osa. Nguồn ảnh: BMDP.Dẫu vậy, Hải quân Ukraine cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên vận hành con tàu to lớn này mà nó thường xuyên phải nằm tại cảng, cùng với đó là các cơ sở bảo trì bảo dưỡng lớn cho con tàu đều nằm tại bán đảo Crimea giờ đã nằm trong tay Nga, việc thiếu được chăm sóc định kỳ cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của con tàu. Nguồn ảnh: BMDP.Có thể thấy rằng, hiện nay, Hải quân Ukraine không hề sở hữu bất kỳ một tàu chiến nào có thể năng triển khai tên lửa chống hạm, đây là một điều vô cùng đáng buồn với một quốc gia được thừa hưởng rất nhiều tinh hoa ưu việt nhất của ngành công nghiệp đóng tàu Liên Xô, trong quá khứ, cả hai chiếc tàu sân bay là Đô đốc Kuznetsov và Varyag (nay là tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc) đều được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Ukraine dưới thời Liên bang Xô Viết. Nguồn ảnh: BMDP.Trong khi đó, Ukraine hiện nay đang phải đối đầu với hạm đội Biển Đen mạnh mẽ của Hải quân Nga vốn có nhiều loại chiến hạm có khả năng tác chiến cao. Từ lâu, người Nga đã vô cùng xem nhẹ Ukraine do đó việc Ukraine quyết mua sắm một hợp đồng tới 4 chiếc hộ tống hạm đa năng có khả năng triển khai tên lửa chống hạm chắc chắn sẽ khiến người Nga phải nhìn Hải quân Ukraine trên Biển Đen với một con mắt khác. Nguồn ảnh: BMDP. Hải quân Ukraine nhận bàn giao tàu chiến mới.
Trung tuần vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine - ông Andrii Taran đã ký kết thành công thỏa thuận mua bán bốn chiếc hộ tống hạm lớp Ada trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của người đứng đầu Tập đoàn Công nghệ Quốc phòng (SSB) của Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nỗ lực nhằm tăng cường khả năng tác chiến của Hải quân Ukraine ở khu vực Biển Đen và Biển Azov. Nguồn ảnh: BMDP.
Thông báo mua bán được đưa ra một ngày sau khi Mỹ chính thức áp đặt lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có Tập đoàn SSB bởi liên quan tới thương vụ mua bán các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 từ Nga. Dẫu vậy, mẫu tàu Ada của SSB cũng là một mẫu tàu khá đa năng với thiết kế tốt và hiện đang có 4 chiếc phục vụ trong Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cùng 4 chiếc khác đang được đặt mua bởi hải quân Pakistan từ năm 2018. Nguồn ảnh: BMDP.
Tàu chiến lớp Ada là một phần của chương trình MILGEM - chương trình phát triển tàu chiến nội địa đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển. Nó có lượng giãn nước đầy tải 2.400 tấn, dài 99.56m, rộng 14.4m, mớn nước 3.9m, tốc độ tối đa có thể đạt 30 hải lý/h. Tàu có khả năng hoạt động đến 3.500 hải lý và liên tục trong 21 ngày đêm, kíp vận hành 106 người bao gồm cả các nhân viên hàng không. Ngoài ra, tàu còn có một sàn đáp và hangar cho phép nó có thể tiếp nhận trực thăng theo tàu trong những nhiệm vụ dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: BMDP.
Vũ trang tàu gồm có một pháo hạm Oto Melara 76mm, 2 bệ súng máy tự động .50cal, 8 tên lửa chống hạm Harpoon hoặc Atmaca, hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp RIM-116 RAM, 2 bệ phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm cho nhiệm vụ săn ngầm. Ngoài ra còn tiếp nhận được 1 trực thăng S-70B Seahawk. Có thể nói, tàu hộ vệ Ada có sức mạnh toàn diện từ chống ngầm, chống hạm cho đến phòng không tầm thấp, tương lai sẽ là tàu chiến mạnh nhất trong biên chế hải quân Ukraine. Nguồn ảnh: BMDP.
Thực trạng của Hải quân Ukraine hiện tại khá là bi đát, thậm chí phải gọi là thê thảm, đặc biệt là sau năm 2014, khi Hải quân Ukraine gần như tê liệt hoàn toàn khi mất đến 70% số tàu trong hạm đội cũng như những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất. Đồng thời, sự kiện Maidan cũng khiến cho nền kinh tế của quốc gia này suy thoái một cách trầm trọng, dù cho được rất nhiều sự ủng hộ từ phía Phương Tây tuy nhiên họ lại có rất ít sự hỗ trợ để cho Hải quân của Ukraine tiếp tục duy trì. Nguồn ảnh: BMDP.
Với năng lực tài chính ít ỏi của mình, Ukraine không còn cách nào khác đành phải phát triển một hạm đội tàu chiến cỡ nhỏ nhằm đảm bảo năng lực hàng hải với việc đưa vào thiết kế chế tạo tàu pháo tuần tra lớp Gyurza-M (Project 58155) với số lượng 9 chiếc. Dù cho được gọi là tàu pháo tuần tra và là các tàu có hoạt động tích cực nhất trong biên chế Hải quân Ukraine hiện nay tuy nhiên những con tàu này có lượng giãn nước cực kỳ nhỏ bé, chỉ hơn 50 tấn và chỉ được trang bị 2 pháo tự động 30mm. Nguồn ảnh: BMDP.
Chiến hạm lớn nhất của Hải quân Ukraine là chiếc khu trục hạm săn ngầm Hetman Sahaydachiy (U-130) và nó cũng là soái hạm của lực lượng này hiện nay. Con tàu thuộc lớp Krivak III (Project 1135N), được phát triển từ thời kỳ Xô Viết, chính thức khởi đóng năm 1991 và gia nhập biên chế Hải quân Ukraine năm 1993. Dù là soái hạm tuy nhiên vũ khí của chiếc U-130 cũng chẳng khá khẩm là bao khi sử dụng một pháo AK-100 nòng đơn cỡ 100mm, hai pháo cao tốc AK-630, 2 bệ phóng chống ngầm RBU-6000 và hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn 9K33 Osa. Nguồn ảnh: BMDP.
Dẫu vậy, Hải quân Ukraine cũng chẳng có điều kiện để thường xuyên vận hành con tàu to lớn này mà nó thường xuyên phải nằm tại cảng, cùng với đó là các cơ sở bảo trì bảo dưỡng lớn cho con tàu đều nằm tại bán đảo Crimea giờ đã nằm trong tay Nga, việc thiếu được chăm sóc định kỳ cũng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của con tàu. Nguồn ảnh: BMDP.
Có thể thấy rằng, hiện nay, Hải quân Ukraine không hề sở hữu bất kỳ một tàu chiến nào có thể năng triển khai tên lửa chống hạm, đây là một điều vô cùng đáng buồn với một quốc gia được thừa hưởng rất nhiều tinh hoa ưu việt nhất của ngành công nghiệp đóng tàu Liên Xô, trong quá khứ, cả hai chiếc tàu sân bay là Đô đốc Kuznetsov và Varyag (nay là tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc) đều được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Ukraine dưới thời Liên bang Xô Viết. Nguồn ảnh: BMDP.
Trong khi đó, Ukraine hiện nay đang phải đối đầu với hạm đội Biển Đen mạnh mẽ của Hải quân Nga vốn có nhiều loại chiến hạm có khả năng tác chiến cao. Từ lâu, người Nga đã vô cùng xem nhẹ Ukraine do đó việc Ukraine quyết mua sắm một hợp đồng tới 4 chiếc hộ tống hạm đa năng có khả năng triển khai tên lửa chống hạm chắc chắn sẽ khiến người Nga phải nhìn Hải quân Ukraine trên Biển Đen với một con mắt khác. Nguồn ảnh: BMDP.
Hải quân Ukraine nhận bàn giao tàu chiến mới.