Kịch bản về cuộc chiến trên bầu trời Kaliningrad giữa không quân Nga và NATO xảy ra sau khi tình hình bán đảo Crimea bùng phát căng thẳng đã được giới phân tích quân sự tại châu Âu đưa ra bàn thảo.Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đã cố gắng trả lời câu hỏi liệu NATO có thể tấn công thành công Nga - một cường quốc hạt nhân hay không, và điều gì sẽ xảy ra. Đồng thời việc cố đơn giản hóa sự kiện rất nghiêm trọng và các giả định kỳ lạ đã được đưa ra.Trước hết, báo cáo của viện nghiên cứu nói về hành động gây hấn của NATO, khi cần phải phá hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa nhằm làm tê liệt cơ sở hạ tầng quân sự và tiềm năng công nghiệp của đối phương."Không quân châu Âu sẽ không cần phải tấn công xung quanh toàn bộ chu vi. Thay vào đó, việc chọc thủng một lỗ hổng trên hàng phòng ngự thông qua các điểm phòng thủ tương đối yếu là đủ để áp đảo".Đồng thời, việc liên minh sử dụng vũ khí hạt nhân không được mong đợi. Bằng một suy luận đơn giản, người ta có thể đoán rằng mục tiêu cho cuộc tấn công của không quân NATO trên một phần giới hạn của mặt trận là khu vực Kaliningrad.Thật vậy, tại sao các nước láng giềng Ba Lan và Đức, cũng như các nước vùng Baltic lại phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm phóng xạ? Nhưng sau đó logic bắt đầu khập khiễng.Thay vì lo sợ một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa từ Moskva đối với hành động quân sự nhằm vào khu vực của Nga, các nhà phân tích phương Tây bắt đầu than thở rằng NATO không có đủ máy bay cho chiến dịch phi hạt nhân hóa như vậy.Vì một số lý do, họ nhìn nhận vấn đề chính là không đủ số lượng máy bay được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng không dày đặc của Nga.Ví dụ trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, 4.400 máy bay chiến đấu đã tham gia, trong đó 110 máy bay chống radar, 10 máy bay trinh sát điện tử và 22 máy bay tác chiến điện tử.Khi NATO tấn công Nam Tư năm 1999, 1.190 máy bay đã được sử dụng, trong đó 127 chiếc chống radar, 3 chiếc trinh sát điện tử và 10 phi cơ tác chiến điện tử. Trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, 2.700 máy bay được huy động, bao gồm 82 máy bay chống radar, 5 máy bay tác chiến điện tử.Ngoài ra, trước mạng lưới phòng không đã bị "thủng lỗ chỗ" của Libya vào năm 2011, liên minh đã điều 290 máy bay, trong đó 23 máy bay chống radar, 1 - tác chiến điện tử và 5 - trinh sát điện tử.NATO có 1.600 máy bay chiến đấu để chống lại Nga ở châu Âu, nhưng vì lý do nào đó, chỉ có 35 chiếc Tornado ECR và 24 chiếc F-16CJ được các nhà phân tích của IISS phân loại là máy bay chống radar.Theo nhận định, các phi cơ trên không có cơ hội chọc thủng hệ thống phòng không của Kaliningrad. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao không huy động các tiêm kích F-16 với biến thể Block 50/52, Typhoon và F-35 được ca ngợi, vốn được tạo ra để chống lại các mục tiêu như vậy?Bên cạnh đó, tại sao hành động trả đũa của quân đội Nga ở khu vực Kaliningrad lại chưa được tính đầy đủ: các cuộc tấn công Iskander-M, hoạt động của máy bay chiến đấu, vụ tấn công bằng tên lửa của Hạm đội Baltic, cũng như khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để giảm leo thang?Thay vì trả lời những câu hỏi này, IISS tóm tắt rằng NATO sẽ không thể tự mình đối phó và cần quân tiếp viện từ Mỹ. Và đánh giá theo logic, không quân NATO sẽ thua khi đối đầu với lực lượng Nga.Nhưng cũng có ý kiến cho rằng phân tích trên của IISS chỉ nhằm mục đích là vận động hành lang để phân bổ thêm kinh phí vốn đang bị cắt giảm cho các hoạt động quân sự.
Kịch bản về cuộc chiến trên bầu trời Kaliningrad giữa không quân Nga và NATO xảy ra sau khi tình hình bán đảo Crimea bùng phát căng thẳng đã được giới phân tích quân sự tại châu Âu đưa ra bàn thảo.
Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đã cố gắng trả lời câu hỏi liệu NATO có thể tấn công thành công Nga - một cường quốc hạt nhân hay không, và điều gì sẽ xảy ra. Đồng thời việc cố đơn giản hóa sự kiện rất nghiêm trọng và các giả định kỳ lạ đã được đưa ra.
Trước hết, báo cáo của viện nghiên cứu nói về hành động gây hấn của NATO, khi cần phải phá hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa nhằm làm tê liệt cơ sở hạ tầng quân sự và tiềm năng công nghiệp của đối phương.
"Không quân châu Âu sẽ không cần phải tấn công xung quanh toàn bộ chu vi. Thay vào đó, việc chọc thủng một lỗ hổng trên hàng phòng ngự thông qua các điểm phòng thủ tương đối yếu là đủ để áp đảo".
Đồng thời, việc liên minh sử dụng vũ khí hạt nhân không được mong đợi. Bằng một suy luận đơn giản, người ta có thể đoán rằng mục tiêu cho cuộc tấn công của không quân NATO trên một phần giới hạn của mặt trận là khu vực Kaliningrad.
Thật vậy, tại sao các nước láng giềng Ba Lan và Đức, cũng như các nước vùng Baltic lại phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm phóng xạ? Nhưng sau đó logic bắt đầu khập khiễng.
Thay vì lo sợ một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa từ Moskva đối với hành động quân sự nhằm vào khu vực của Nga, các nhà phân tích phương Tây bắt đầu than thở rằng NATO không có đủ máy bay cho chiến dịch phi hạt nhân hóa như vậy.
Vì một số lý do, họ nhìn nhận vấn đề chính là không đủ số lượng máy bay được thiết kế để đánh bại các hệ thống phòng không dày đặc của Nga.
Ví dụ trong Chiến dịch Bão táp sa mạc, 4.400 máy bay chiến đấu đã tham gia, trong đó 110 máy bay chống radar, 10 máy bay trinh sát điện tử và 22 máy bay tác chiến điện tử.
Khi NATO tấn công Nam Tư năm 1999, 1.190 máy bay đã được sử dụng, trong đó 127 chiếc chống radar, 3 chiếc trinh sát điện tử và 10 phi cơ tác chiến điện tử. Trong cuộc tấn công Iraq năm 2003, 2.700 máy bay được huy động, bao gồm 82 máy bay chống radar, 5 máy bay tác chiến điện tử.
Ngoài ra, trước mạng lưới phòng không đã bị "thủng lỗ chỗ" của Libya vào năm 2011, liên minh đã điều 290 máy bay, trong đó 23 máy bay chống radar, 1 - tác chiến điện tử và 5 - trinh sát điện tử.
NATO có 1.600 máy bay chiến đấu để chống lại Nga ở châu Âu, nhưng vì lý do nào đó, chỉ có 35 chiếc Tornado ECR và 24 chiếc F-16CJ được các nhà phân tích của IISS phân loại là máy bay chống radar.
Theo nhận định, các phi cơ trên không có cơ hội chọc thủng hệ thống phòng không của Kaliningrad. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao không huy động các tiêm kích F-16 với biến thể Block 50/52, Typhoon và F-35 được ca ngợi, vốn được tạo ra để chống lại các mục tiêu như vậy?
Bên cạnh đó, tại sao hành động trả đũa của quân đội Nga ở khu vực Kaliningrad lại chưa được tính đầy đủ: các cuộc tấn công Iskander-M, hoạt động của máy bay chiến đấu, vụ tấn công bằng tên lửa của Hạm đội Baltic, cũng như khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để giảm leo thang?
Thay vì trả lời những câu hỏi này, IISS tóm tắt rằng NATO sẽ không thể tự mình đối phó và cần quân tiếp viện từ Mỹ. Và đánh giá theo logic, không quân NATO sẽ thua khi đối đầu với lực lượng Nga.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng phân tích trên của IISS chỉ nhằm mục đích là vận động hành lang để phân bổ thêm kinh phí vốn đang bị cắt giảm cho các hoạt động quân sự.