Đầu tháng 12/1972, Mỹ đình chỉ việc ký Hiệp định Paris, Nixon đe dọa sẽ ném bom hủy diệt Hà Nội nếu chúng ta không chấp nhận những điều khoản có lợi cho Mỹ trên bàn Hội nghị ở Paris. Ảnh: Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham dự hội nghị Paris năm 1972 - Nguồn: LSQSVNTừ tối ngày 18/12 đến ngày 29/12/1972, Mỹ tiến hành chiến dịch Linebacker II (ta đặt tên là chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không), đánh bom vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số mục tiêu khác.Không quân Mỹ đã huy động 193 máy bay ném bom B-52, hơn 1.077 máy bay chiến thuật các loại, 50 máy bay tiếp dầu trên không KC-135; 6 tàu sân bay và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Liên tục trong 12 ngày đêm, B-52 đã rải thảm hơn 20.000 tấn bom, đạn các loại. Ảnh: Máy bay Mỹ trút bom xuống Miền Bắc trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSQSVNTrong 12 ngày đêm diễn ra chiến dịch, từ tối 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, không quân của ta đã bắn rơi 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ; đây là chiến công khẳng định sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của KQND Việt Nam trong hoàn cảnh địch vượt trội chúng ta quá nhiều lần. Ảnh: MiG-21 của KQND Việt Nam xuất kích - Nguồn: LSQSVNTrước khi đem B-52 ra đánh phá miền Bắc, Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lực lượng, phương tiện của chúng ta. Mỹ nắm rất rõ chúng ta có những loại tên lửa, pháo, máy bay nào… và thuộc từng sân bay của ta. Do đó, Mỹ rất tự tin mang B-52 ra ném bom, đánh phá Hà Nội và các tỉnh khác vào cuối năm 1972. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.Máy bay B-52 của Mỹ thời đó được coi là “Siêu pháo đài bay”, là một trong 3 loại vũ khí chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ, gồm: B-52, tàu ngầm nguyên tử và tên lửa hạt nhân. Đó là vũ khí chiến lược, hay còn gọi là “quả đấm thép” của Mỹ để triển khai cuộc chiến tranh hiện đại. Ảnh: Oanh tạc cơ B-52 - Nguồn: Wikipedia.Máy bay B-52 có thể mang được 30 tấn bom/chiếc. Mỗi khi xuất kích chiến đấu, B-52 thường được nhiều máy bay khác bay cùng để yểm trợ như F-4, F-100, F-111,... Mặt khác, hệ thống làm nhiễu sóng ra đa của các máy bay này rất tốt, nên chúng ta rất khó phát hiện ra B-52 để triển khai tấn công. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.Đêm đầu tiên của chiến dịch Linebacker II, Mỹ đánh phá ác liệt các sân bay, không quân vẫn xuất kích chiến đấu. Tuy nhiên mỗi lần không quân của ta xuất kích tại các sân bay, địch đều nắm được; ngoài ra hệ thống gây nhiễu của Không quân Mỹ rất tốt, nên không quân của ta chưa thể bắn rơi được B-52. Ảnh: Những hố bom do máy bay B-52 rải thảm trên Miền Bắc - Nguồn: LSQSVNSau nhiều lần xuất kích nhưng chưa bắn hạ được B-52, chúng ta đã quyết định đưa máy bay ra các sân bay ở bên ngoài như ở Yên Bái, Thọ Xuân, Mộc Châu, Cẩm Thủy. Đồng thời cũng dùng các trạm ra đa ở bên ngoài để dẫn đường cho máy của ta bay lên chiến đấu với B-52. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam sẵn sàng xuất kích - Nguồn: LSQSVNKhi xuất kích từ các sân bay bên ngoài, phi công sẽ chủ động được tốc độ, độ cao để khi phát hiện B-52 có thể tiếp cận nhanh nhất và cuối cùng không dùng ra đa nữa, dùng bắn bằng mắt thường. Qua kinh nghiệm bay lên ban đêm cho thấy, B-52 có bật đèn khi bay đêm, nếu dùng ra đa của MiG-21, sẽ bị địch gây nhiễu và không thể đánh được. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam không chiến với máy bay Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Khoảng 17h ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân thuộc Trung đoàn Không quân 921, điều khiển máy bay tiêm kích MIG-21 hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Đêm 27/12, địch không đánh phá sân bay Yên Bái. Đến khoảng 22h cùng ngày, Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Ảnh: Phi công Phạm Tuân chụp ảnh trước giờ xuất kích - Nguồn: LSQSVNKhi bay qua tầng mây, Phạm Tuân đã nhìn thấy rất nhiều máy bay F-4 bảo vệ cho B-52; nhưng mệnh lệnh không được đánh lũ máy bay bảo vệ này mà phải bay vòng qua để tìm B-52. Những chiếc F-4 lúc đó cũng không phát hiện ra MIG-21 của Phạm Tuân. Ảnh: Phi công Phạm Tuân với nụ cười chiến thắng - Nguồn: LSQSVNMột lúc sau, MIG-21 nhận được thông báo từ dưới mặt đất là B-52 đang cách 200 km, rồi khoảng cách tiếp tục được thu hẹp vì bay đối đầu nhau, MIG-21 lúc đó mỗi một phút bay được 30-40km. Ảnh: Phi công Phạm Tuân phổ biến kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội - Nguồn: LSQSVNKhi ở độ cao khoảng 8km, Phạm Tuân xin được ném thùng dầu phụ; đồng thời kéo cho máy bay lên ở độ cao khoảng 9km, lúc này tốc độ đạt trên 1.000km/h và bắt đầu vòng vào khu vực có B-52, thì nhìn thấy một dãy đèn B-52 ở phía trước. Ảnh: Các phi công đang phổ biến kinh nghiệm bay - Nguồn: LSQSVNKhi chỉ còn cách chiếc B-52 chừng 3km, Phạm Tuân nhận được lệnh dưới mặt đất phóng tên lửa, nhưng anh vẫn chờ và tiếp tục căn chỉnh, đến lúc vào gần, anh mới nhấn nút phóng liên tục hai quả tên lửa tầm nhiệt K-13 và đồng thời kéo máy bay lên lật ngược trở lại, thì đã thấy chiếc B-52 nổ tung. Ảnh: Máy bay B-52 của Mỹ bị bắn cháy - Nguồn: LSQSVNPhi công Phạm Tuân trở thành phi công đầu tiên lái máy bay chiến đấu MiG-21 bắn rơi máy bay B-52; sau đó vào đêm 28/12, phi công trẻ Vũ Xuân Thiều cũng bắn rơi một chiếc B-52 khác trên bầu trời Sơn La, nhưng anh đã anh dũng hy sinh; chiến công của lực lượng KQND Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân và dân Miền Bắc, đánh bại ý chí của đế quốc Mỹ xâm lược. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam sẵn sàng xuất kích - Nguồn: LSQSVN Đối diện với pháo đài bay B-52 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.
Đầu tháng 12/1972, Mỹ đình chỉ việc ký Hiệp định Paris, Nixon đe dọa sẽ ném bom hủy diệt Hà Nội nếu chúng ta không chấp nhận những điều khoản có lợi cho Mỹ trên bàn Hội nghị ở Paris. Ảnh: Phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hòa tham dự hội nghị Paris năm 1972 - Nguồn: LSQSVN
Từ tối ngày 18/12 đến ngày 29/12/1972, Mỹ tiến hành chiến dịch Linebacker II (ta đặt tên là chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không), đánh bom vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số mục tiêu khác.
Không quân Mỹ đã huy động 193 máy bay ném bom B-52, hơn 1.077 máy bay chiến thuật các loại, 50 máy bay tiếp dầu trên không KC-135; 6 tàu sân bay và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Liên tục trong 12 ngày đêm, B-52 đã rải thảm hơn 20.000 tấn bom, đạn các loại. Ảnh: Máy bay Mỹ trút bom xuống Miền Bắc trong chiến dịch 12 ngày đêm - Nguồn: LSQSVN
Trong 12 ngày đêm diễn ra chiến dịch, từ tối 18/12/1972 đến ngày 29/12/1972, không quân của ta đã bắn rơi 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ; đây là chiến công khẳng định sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của KQND Việt Nam trong hoàn cảnh địch vượt trội chúng ta quá nhiều lần. Ảnh: MiG-21 của KQND Việt Nam xuất kích - Nguồn: LSQSVN
Trước khi đem B-52 ra đánh phá miền Bắc, Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ lực lượng, phương tiện của chúng ta. Mỹ nắm rất rõ chúng ta có những loại tên lửa, pháo, máy bay nào… và thuộc từng sân bay của ta. Do đó, Mỹ rất tự tin mang B-52 ra ném bom, đánh phá Hà Nội và các tỉnh khác vào cuối năm 1972. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.
Máy bay B-52 của Mỹ thời đó được coi là “Siêu pháo đài bay”, là một trong 3 loại vũ khí chiến lược của Mỹ lúc bấy giờ, gồm: B-52, tàu ngầm nguyên tử và tên lửa hạt nhân. Đó là vũ khí chiến lược, hay còn gọi là “quả đấm thép” của Mỹ để triển khai cuộc chiến tranh hiện đại. Ảnh: Oanh tạc cơ B-52 - Nguồn: Wikipedia.
Máy bay B-52 có thể mang được 30 tấn bom/chiếc. Mỗi khi xuất kích chiến đấu, B-52 thường được nhiều máy bay khác bay cùng để yểm trợ như F-4, F-100, F-111,... Mặt khác, hệ thống làm nhiễu sóng ra đa của các máy bay này rất tốt, nên chúng ta rất khó phát hiện ra B-52 để triển khai tấn công. Ảnh: Máy bay ném bom B-52 - Nguồn: Wikipedia.
Đêm đầu tiên của chiến dịch Linebacker II, Mỹ đánh phá ác liệt các sân bay, không quân vẫn xuất kích chiến đấu. Tuy nhiên mỗi lần không quân của ta xuất kích tại các sân bay, địch đều nắm được; ngoài ra hệ thống gây nhiễu của Không quân Mỹ rất tốt, nên không quân của ta chưa thể bắn rơi được B-52. Ảnh: Những hố bom do máy bay B-52 rải thảm trên Miền Bắc - Nguồn: LSQSVN
Sau nhiều lần xuất kích nhưng chưa bắn hạ được B-52, chúng ta đã quyết định đưa máy bay ra các sân bay ở bên ngoài như ở Yên Bái, Thọ Xuân, Mộc Châu, Cẩm Thủy. Đồng thời cũng dùng các trạm ra đa ở bên ngoài để dẫn đường cho máy của ta bay lên chiến đấu với B-52. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam sẵn sàng xuất kích - Nguồn: LSQSVN
Khi xuất kích từ các sân bay bên ngoài, phi công sẽ chủ động được tốc độ, độ cao để khi phát hiện B-52 có thể tiếp cận nhanh nhất và cuối cùng không dùng ra đa nữa, dùng bắn bằng mắt thường. Qua kinh nghiệm bay lên ban đêm cho thấy, B-52 có bật đèn khi bay đêm, nếu dùng ra đa của MiG-21, sẽ bị địch gây nhiễu và không thể đánh được. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam không chiến với máy bay Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Khoảng 17h ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân thuộc Trung đoàn Không quân 921, điều khiển máy bay tiêm kích MIG-21 hạ cánh xuống sân bay Yên Bái. Đêm 27/12, địch không đánh phá sân bay Yên Bái. Đến khoảng 22h cùng ngày, Phạm Tuân được lệnh xuất kích. Ảnh: Phi công Phạm Tuân chụp ảnh trước giờ xuất kích - Nguồn: LSQSVN
Khi bay qua tầng mây, Phạm Tuân đã nhìn thấy rất nhiều máy bay F-4 bảo vệ cho B-52; nhưng mệnh lệnh không được đánh lũ máy bay bảo vệ này mà phải bay vòng qua để tìm B-52. Những chiếc F-4 lúc đó cũng không phát hiện ra MIG-21 của Phạm Tuân. Ảnh: Phi công Phạm Tuân với nụ cười chiến thắng - Nguồn: LSQSVN
Một lúc sau, MIG-21 nhận được thông báo từ dưới mặt đất là B-52 đang cách 200 km, rồi khoảng cách tiếp tục được thu hẹp vì bay đối đầu nhau, MIG-21 lúc đó mỗi một phút bay được 30-40km. Ảnh: Phi công Phạm Tuân phổ biến kinh nghiệm chiến đấu với đồng đội - Nguồn: LSQSVN
Khi ở độ cao khoảng 8km, Phạm Tuân xin được ném thùng dầu phụ; đồng thời kéo cho máy bay lên ở độ cao khoảng 9km, lúc này tốc độ đạt trên 1.000km/h và bắt đầu vòng vào khu vực có B-52, thì nhìn thấy một dãy đèn B-52 ở phía trước. Ảnh: Các phi công đang phổ biến kinh nghiệm bay - Nguồn: LSQSVN
Khi chỉ còn cách chiếc B-52 chừng 3km, Phạm Tuân nhận được lệnh dưới mặt đất phóng tên lửa, nhưng anh vẫn chờ và tiếp tục căn chỉnh, đến lúc vào gần, anh mới nhấn nút phóng liên tục hai quả tên lửa tầm nhiệt K-13 và đồng thời kéo máy bay lên lật ngược trở lại, thì đã thấy chiếc B-52 nổ tung. Ảnh: Máy bay B-52 của Mỹ bị bắn cháy - Nguồn: LSQSVN
Phi công Phạm Tuân trở thành phi công đầu tiên lái máy bay chiến đấu MiG-21 bắn rơi máy bay B-52; sau đó vào đêm 28/12, phi công trẻ Vũ Xuân Thiều cũng bắn rơi một chiếc B-52 khác trên bầu trời Sơn La, nhưng anh đã anh dũng hy sinh; chiến công của lực lượng KQND Việt Nam đã góp phần vào chiến thắng oanh liệt của quân và dân Miền Bắc, đánh bại ý chí của đế quốc Mỹ xâm lược. Ảnh: Máy bay MiG-21 của KQND Việt Nam sẵn sàng xuất kích - Nguồn: LSQSVN
Đối diện với pháo đài bay B-52 trên bầu trời miền Bắc Việt Nam.