Hiện tại, các máy bay chiến đấu mà Không quân Ukraine sử dụng vẫn là những máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô; đến thời điểm hiện tại, Ukraine chưa nhận được bất kỳ máy bay chiến đấu nào do các nước phương Tây cung cấp.Vào hôm 16/3, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo về việc chuyển giao 4 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine vào những ngày tới; hiện Ba Lan có ít nhất 29 máy bay loại này. Sau đó 1 ngày, Slovakia đã trở thành quốc gia thứ 2 sau Ba Lan, tuyên bố cung cấp máy bay MiG-29 cho Ukraine. Hiện một số máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất trong tay Quân đội Ukraine, đã có thể sử dụng một số loại vũ khí, thiết bị do Mỹ sản xuất; cụ thể là một số chiếc MiG-29 có thể phóng tên lửa chống radar AGM-88 Hamm do Mỹ sản xuất.Một số máy bay MiG-29 mà Ba Lan có ý định viện trợ cho Ukraine vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa. Hiện không có thông tin chi tiết chính thức về điều này; tuy nhiên Quân đội Ukraine và trước đó là Quân đội Mỹ thông tin rằng, số MiG-29 của Ba Lan, sẽ có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 của Mỹ. Trước đó vào tháng 8/2023, sau khi hoàn thành tích hợp tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ vào MiG-29 của Ukraine; Không quân Ukraine đã xuất kích phá hủy một số hệ thống phòng không của Quân đội Nga ở khu vực Kherson.Nhưng điều đáng quan tâm hơn nữa là số MiG-29 và Su-24 còn lại của Không quân Ukraine, có thể đã được sửa đổi, để sử dụng loại vũ khí tấn công trực tiếp mặt đất tầm xa của Mỹ; đó là loại bom lượn JDAM-ER, loại vũ khí có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 75 km.Vừa qua trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga cũng đã sử dụng bom lượn FAB-550 cải tiến, sử dụng trên tiêm kích-bom Su-34, tương tự như bom JDAM-ER của Mỹ, tấn công vào các mục tiêu ở Mariynka thuộc vùng Donbass của Ukraine.Như vậy giờ đây Không quân Ukraine có thể sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29, Su-27 hoặc cường kích bom Su-24, cường kích mặt đất Su-25, trang bị bom lượn JDAM-ER, tấn công các mục tiêu ở cự ly xa hơn, ngoài tầm phòng không của một số hệ thống tên lửa Nga.Để máy bay Ukraine sử dụng được bom lượn JDAM-ER, chỉ cần sửa đổi các mấu treo vũ khí dưới cánh. Việc máy bay Ukraine sử dụng tên lửa AGM-88 HARM khó hơn nhiều so với việc sử dụng bom lượn JDAM-ER. Như vậy, sẽ có nhiều chiến đấu cơ của Ukraine sử dụng được loại bom nguy hiểm này.Đúng như dự đoán, hiện đã có đoạn video đầu tiên, được cho là của lực lượng Không quân Ukraine sử dụng bom lượn JDAM-ER của Mỹ ở chiến trường Donbass. Quả bom lượn dường như đã được thả từ một chiếc máy bay và việc quay được đoạn video có thể chỉ là sự tình cờ của binh lính Ukraine. Trên đoạn video, người xem có thể thấy khoảnh khắc tấn công bằng bom JDAM-ER. Quả bom đánh trúng mục tiêu, có thể thấy lực của vụ nổ rất lớn, khi một làn sóng xung kích khổng lồ được hình thành với đường kính ước tính khoảng nửa km. Hiện không có thông tin chi tiết về việc sử dụng những vũ khí như vậy, nhưng khu vực trong video rất giống với khu vực của đường Kremennaya-Svatovo, nơi mà lực lượng Không quân Ukraine trước đây đã hoạt động khá tích cực. Trước đó một chút, phía Mỹ đã chính thức xác nhận việc sử dụng bom JDAM-ER ở Ukraine; nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về việc Kiev sử dụng loại vũ khí này.Mối nguy hiểm nghiêm trọng là bom JDAM-ER có tấn công mục tiêu ở cự ly tối đa đến 75 km và quả bom lớn nhất nặng hơn 900 kg, gây ra sức tàn phá lớn khi va chạm; đặc biệt là độ chính xác rất cao.Sau khi có thông tin các chiến đấu cơ của Ukraine đã sử dụng được bom lượn dẫn đường chính xác JDAM-ER do Mỹ sản xuất, Không quân Nga cũng đã tuyên bố bắn hạ liên tiếp 3 chiến đấu cơ Ukraine vào ngày 7/3.Ba chiếc máy bay bị Quân đội Nga tiêu diệt gồm một trực thăng Mi-8, một tiêm kích hạng nặng Su-27 và một tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Với năng lực phòng không hiện nay của Quân đội Nga, dù là tên lửa phòng không hay tên lửa không đối không của Nga, chúng đều có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu trên của Ukraine. Hai trong số ba máy bay chiến đấu bị Quân đội Nga bắn hạ là máy bay chiến đấu cánh cố định; và những chiếc máy bay chiến đấu cánh cố định này có thể sẽ phóng bom JDAM-ER trên chiến trường. Rõ ràng Nga sẽ không cho Ukraine cơ hội phóng bom JDAM-ER trước khi vào vùng chiến. Hiện nay các lực lượng chiếm ưu thế trên không của Không quân Nga là các chiến đấu cơ chủ lực Su-30SM và Su-35, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, có loại tầm bắn trên 300 km như R-37M; do vậy sẽ khó có cơ hội để máy bay chiến đấu Ukraine xuất kích để phóng bom JDAM-ER .
Hiện tại, các máy bay chiến đấu mà Không quân Ukraine sử dụng vẫn là những máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô; đến thời điểm hiện tại, Ukraine chưa nhận được bất kỳ máy bay chiến đấu nào do các nước phương Tây cung cấp.
Vào hôm 16/3, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thông báo về việc chuyển giao 4 máy bay chiến đấu MiG-29 cho Ukraine vào những ngày tới; hiện Ba Lan có ít nhất 29 máy bay loại này. Sau đó 1 ngày, Slovakia đã trở thành quốc gia thứ 2 sau Ba Lan, tuyên bố cung cấp máy bay MiG-29 cho Ukraine.
Hiện một số máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất trong tay Quân đội Ukraine, đã có thể sử dụng một số loại vũ khí, thiết bị do Mỹ sản xuất; cụ thể là một số chiếc MiG-29 có thể phóng tên lửa chống radar AGM-88 Hamm do Mỹ sản xuất.
Một số máy bay MiG-29 mà Ba Lan có ý định viện trợ cho Ukraine vẫn đang trong quá trình hiện đại hóa. Hiện không có thông tin chi tiết chính thức về điều này; tuy nhiên Quân đội Ukraine và trước đó là Quân đội Mỹ thông tin rằng, số MiG-29 của Ba Lan, sẽ có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 của Mỹ.
Trước đó vào tháng 8/2023, sau khi hoàn thành tích hợp tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của Mỹ vào MiG-29 của Ukraine; Không quân Ukraine đã xuất kích phá hủy một số hệ thống phòng không của Quân đội Nga ở khu vực Kherson.
Nhưng điều đáng quan tâm hơn nữa là số MiG-29 và Su-24 còn lại của Không quân Ukraine, có thể đã được sửa đổi, để sử dụng loại vũ khí tấn công trực tiếp mặt đất tầm xa của Mỹ; đó là loại bom lượn JDAM-ER, loại vũ khí có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 75 km.
Vừa qua trên chiến trường Ukraine, Không quân Nga cũng đã sử dụng bom lượn FAB-550 cải tiến, sử dụng trên tiêm kích-bom Su-34, tương tự như bom JDAM-ER của Mỹ, tấn công vào các mục tiêu ở Mariynka thuộc vùng Donbass của Ukraine.
Như vậy giờ đây Không quân Ukraine có thể sử dụng máy bay chiến đấu MiG-29, Su-27 hoặc cường kích bom Su-24, cường kích mặt đất Su-25, trang bị bom lượn JDAM-ER, tấn công các mục tiêu ở cự ly xa hơn, ngoài tầm phòng không của một số hệ thống tên lửa Nga.
Để máy bay Ukraine sử dụng được bom lượn JDAM-ER, chỉ cần sửa đổi các mấu treo vũ khí dưới cánh. Việc máy bay Ukraine sử dụng tên lửa AGM-88 HARM khó hơn nhiều so với việc sử dụng bom lượn JDAM-ER. Như vậy, sẽ có nhiều chiến đấu cơ của Ukraine sử dụng được loại bom nguy hiểm này.
Đúng như dự đoán, hiện đã có đoạn video đầu tiên, được cho là của lực lượng Không quân Ukraine sử dụng bom lượn JDAM-ER của Mỹ ở chiến trường Donbass. Quả bom lượn dường như đã được thả từ một chiếc máy bay và việc quay được đoạn video có thể chỉ là sự tình cờ của binh lính Ukraine.
Trên đoạn video, người xem có thể thấy khoảnh khắc tấn công bằng bom JDAM-ER. Quả bom đánh trúng mục tiêu, có thể thấy lực của vụ nổ rất lớn, khi một làn sóng xung kích khổng lồ được hình thành với đường kính ước tính khoảng nửa km.
Hiện không có thông tin chi tiết về việc sử dụng những vũ khí như vậy, nhưng khu vực trong video rất giống với khu vực của đường Kremennaya-Svatovo, nơi mà lực lượng Không quân Ukraine trước đây đã hoạt động khá tích cực.
Trước đó một chút, phía Mỹ đã chính thức xác nhận việc sử dụng bom JDAM-ER ở Ukraine; nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về việc Kiev sử dụng loại vũ khí này.
Mối nguy hiểm nghiêm trọng là bom JDAM-ER có tấn công mục tiêu ở cự ly tối đa đến 75 km và quả bom lớn nhất nặng hơn 900 kg, gây ra sức tàn phá lớn khi va chạm; đặc biệt là độ chính xác rất cao.
Sau khi có thông tin các chiến đấu cơ của Ukraine đã sử dụng được bom lượn dẫn đường chính xác JDAM-ER do Mỹ sản xuất, Không quân Nga cũng đã tuyên bố bắn hạ liên tiếp 3 chiến đấu cơ Ukraine vào ngày 7/3.
Ba chiếc máy bay bị Quân đội Nga tiêu diệt gồm một trực thăng Mi-8, một tiêm kích hạng nặng Su-27 và một tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Với năng lực phòng không hiện nay của Quân đội Nga, dù là tên lửa phòng không hay tên lửa không đối không của Nga, chúng đều có khả năng tiêu diệt máy bay chiến đấu trên của Ukraine.
Hai trong số ba máy bay chiến đấu bị Quân đội Nga bắn hạ là máy bay chiến đấu cánh cố định; và những chiếc máy bay chiến đấu cánh cố định này có thể sẽ phóng bom JDAM-ER trên chiến trường. Rõ ràng Nga sẽ không cho Ukraine cơ hội phóng bom JDAM-ER trước khi vào vùng chiến.
Hiện nay các lực lượng chiếm ưu thế trên không của Không quân Nga là các chiến đấu cơ chủ lực Su-30SM và Su-35, được trang bị tên lửa không đối không tầm xa, có loại tầm bắn trên 300 km như R-37M; do vậy sẽ khó có cơ hội để máy bay chiến đấu Ukraine xuất kích để phóng bom JDAM-ER .