Trang web Bulgarian Military cho biết, nỗ lực liên tục của Ukraine nhằm tích hợp vũ khí chính xác của phương Tây vào những chiếc máy bay từ thời Liên Xô của họ vẫn đang tiếp tục diễn ra, nhằm tận dụng những vũ khí tiến công hiện đại của phương Tây viện trợ, với những chiếc máy bay Liên Xô, để nâng cao khả năng tấn công tầm xa.Bộ kit AASM, là hệ thống vũ khí chính xác do Pháp thiết kế, có khả năng biến bom không điều khiển thông thường (bom thả rơi tự do) thành loại bom điều khiển có độ chính xác cao. AASM được đánh giá là bộ kit hiện đại, kết hợp tính mô-đun, tính linh hoạt và độ chính xác cao.Về bản chất, AASM là một bộ kit dẫn đường và có động cơ đẩy, được gắn vào thân bom tiêu chuẩn Mk 82 (500 bảng Anh), Mk 83 (1.000 bảng Anh) hoặc Mk 84 (2.000 bảng Anh) của Mỹ. Hệ thống tích hợp nhiều mô-đun dẫn đường được thiết kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ.AASM bao gồm dẫn đường quán tính (INS) kết hợp với điều chỉnh vệ tinh (GPS), để có độ chính xác trong mọi điều kiện thời tiết; ngoài ra còn có thêm phiên bản dẫn đường bằng laser và cảm biến hồng ngoại, để có độ chính xác tuyệt đối, tiêu diệt với các mục tiêu di chuyển hoặc mục tiêu điểm có kích thước nhỏ.Khả năng thích ứng đa dạng này giúp AASM hoạt động trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau, từ hỗ trợ lực lượng mặt đất chiến đấu tầm gần, đến các nhiệm vụ tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.Tầm bay của bom gắn sử dụng bộ kit AASM là một tính năng nổi bật. Khi được phóng từ độ cao lớn, AASM có thể đạt được tầm bay xa hơn 60 km, nhờ vào một động cơ tên lửa đẩy nhỏ. Khả năng này giúp máy bay thả bom, nằm ngoài phạm vi của nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung. Độ chính xác của bom sử dụng bộ kit AASM cũng ấn tượng không kém, với sai số vòng tròn (CEP) tới vài mét, đảm bảo các cuộc tấn công hiệu quả với các mục tiêu nhỏ lẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi. AASM bao gồm một số biến thể, mỗi biến thể được tinh chỉnh cho các nhiệm vụ cụ thể. Biến thể SBU-38 sử dụng phương pháp dẫn đường GPS/INS để ném bom chính xác chung, trong khi SBU-54 bổ sung dẫn đường laser bán chủ động, để tấn công các mục tiêu di động hoặc phản ứng.Phiên bản kit AASM SBU-64 sử dụng đầu dò hồng ngoại, giúp tăng độ chính xác khi tấn công các mục tiêu được ngụy trang tốt. Những khả năng này đã biến AASM thành một vũ khí hiệu quả. Hiện Quân đội Pháp sử dụng bom gắn các bộ kit AASM, trên các máy bay chiến đấu Rafale và Mirage 2000, trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Libya, Syria, Mali và những nơi khác.Việc các kỹ sư Ukraine tích hợp thành công bom AASM trên máy bay cường kích Su-25 Frogfoot là một sự giao thoa công nghệ hấp dẫn. Su-25, nổi tiếng với thời gian hoạt động trên không và khả năng hỗ trợ tầm gần; tuy là loại chiến đấu cơ đã lạc hậu, nhưng vẫn là loại máy bay nguy hiểm, khi sử dụng bom AASM của Pháp.Người Pháp bắt đầu chuyển giao bom dẫn đường chính xác AASM cho Ukraine vào đầu năm 2024. Những đợt chuyển giao này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Pháp, nhằm tăng cường năng lực không quân của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Chương trình viện trợ bao gồm các lô bom AASM theo hàng, số lượng khoảng 50 quả bom/tháng, với kế hoạch giao tổng cộng 600 quả vào năm 2024. Các quả bom này được lấy từ kho dự trữ hiện có của Pháp, thay vì bom mới sản xuất; nhưng hiện tại Pháp đã tăng năng lực sản xuất để tăng lên 1.200 quả vào năm 2025. Máy bay MiG-29 và Su-25 do Liên Xô sản xuất, hiện có trong biên chế của Không quân Ukraine, cũng được cải tiến để sử dụng bom AASM. Quá trình tích hợp thành công đã chứng minh khả năng của các kỹ sư Ukraine trong việc đưa vũ khí dẫn đường chính xác của phương Tây lên máy bay chiến đấu Liên Xô.Bom AASM có thể tấn công mục tiêu từ cự ly 15 km ở độ cao thấp và lên tới 70 km khi được phóng ở độ cao lớn, nhờ hệ thống đẩy hỗ trợ bằng tên lửa. Máy bay cường kích Su-25 thời Liên Xô của Ukraine qua lần cải tiến này đã đem lại sức sống mới; vì với các vũ khí không điều khiển, Su-25 không thể “mon men” tới khu vực chiến tuyến, vì lực lượng phòng không của Nga quá mạnh. Ngoài bom AASM, Ukraine còn cải tiến để Su-25 sử dụng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các hệ thống radar của đối phương. Những tên lửa này ban đầu được điều chỉnh để sử dụng trên MiG-29 và Su-27, nhưng sau đó cũng được sử dụng trên Su-25. Một sự điều chỉnh lớn khác là việc sửa đổi Su-25 để có thể mang bom JDAM-ER của Mỹ. Những quả bom dẫn đường bằng GPS này, đã được điều chỉnh để tương thích với những máy bay cũ của Ukraine, sử dụng các giá treo chuyên dụng có ăng-ten tích hợp để xử lý dẫn đường GPS/INS. Những cải tiến này của Ukraine đã giúp họ sử dụng những vũ khí tiến công tiên tiến của phương Tây trên những chiếc máy bay chiến đấu cũ của mình, tăng đáng kể khả năng của máy bay thời Liên Xô. Những cải tiến này, đã trở nên quan trọng khi Ukraine tiếp tục phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết về vũ khí tấn công không quân hiện đại.Các chuyên gia quân sự phương Tây đã ca ngợi các kỹ sư Ukraine vì sự khéo léo của họ trong việc tích hợp vũ khí phương Tây vào máy bay thời Liên Xô; mặc dù họ thừa nhận có những thách thức kỹ thuật to lớn liên quan.Ông Serhiy Popko, người đứng đầu ngành kỹ thuật của Quân đội Ukraine, đã nhấn mạnh những cố gắng của kỹ sư Ukraine, "Ukraine đã chứng minh rằng, họ có khả năng tích hợp các hệ thống hiện đại của phương Tây, với các hệ thống của Liên Xô. Mỗi vũ khí tầm xa đều đáng giá ngàn vàng để bảo vệ đất nước chúng ta".Những cải tiến về vũ khí như trên của Ukraine cho thấy rằng, mặc dù quá trình này phức tạp về mặt kỹ thuật, nhưng nó minh chứng cho thấy, những cố gắng của Ukraine trong việc tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để tự vệ. Sự tích hợp này cũng làm nổi bật sự phụ thuộc ngày càng tăng vào vũ khí NATO của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Ukrinform, Kyiv Independent).
Trang web Bulgarian Military cho biết, nỗ lực liên tục của Ukraine nhằm tích hợp vũ khí chính xác của phương Tây vào những chiếc máy bay từ thời Liên Xô của họ vẫn đang tiếp tục diễn ra, nhằm tận dụng những vũ khí tiến công hiện đại của phương Tây viện trợ, với những chiếc máy bay Liên Xô, để nâng cao khả năng tấn công tầm xa.
Bộ kit AASM, là hệ thống vũ khí chính xác do Pháp thiết kế, có khả năng biến bom không điều khiển thông thường (bom thả rơi tự do) thành loại bom điều khiển có độ chính xác cao. AASM được đánh giá là bộ kit hiện đại, kết hợp tính mô-đun, tính linh hoạt và độ chính xác cao.
Về bản chất, AASM là một bộ kit dẫn đường và có động cơ đẩy, được gắn vào thân bom tiêu chuẩn Mk 82 (500 bảng Anh), Mk 83 (1.000 bảng Anh) hoặc Mk 84 (2.000 bảng Anh) của Mỹ. Hệ thống tích hợp nhiều mô-đun dẫn đường được thiết kế riêng theo yêu cầu nhiệm vụ.
AASM bao gồm dẫn đường quán tính (INS) kết hợp với điều chỉnh vệ tinh (GPS), để có độ chính xác trong mọi điều kiện thời tiết; ngoài ra còn có thêm phiên bản dẫn đường bằng laser và cảm biến hồng ngoại, để có độ chính xác tuyệt đối, tiêu diệt với các mục tiêu di chuyển hoặc mục tiêu điểm có kích thước nhỏ.
Khả năng thích ứng đa dạng này giúp AASM hoạt động trong nhiều tình huống chiến đấu khác nhau, từ hỗ trợ lực lượng mặt đất chiến đấu tầm gần, đến các nhiệm vụ tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.
Tầm bay của bom gắn sử dụng bộ kit AASM là một tính năng nổi bật. Khi được phóng từ độ cao lớn, AASM có thể đạt được tầm bay xa hơn 60 km, nhờ vào một động cơ tên lửa đẩy nhỏ. Khả năng này giúp máy bay thả bom, nằm ngoài phạm vi của nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung.
Độ chính xác của bom sử dụng bộ kit AASM cũng ấn tượng không kém, với sai số vòng tròn (CEP) tới vài mét, đảm bảo các cuộc tấn công hiệu quả với các mục tiêu nhỏ lẻ, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.
AASM bao gồm một số biến thể, mỗi biến thể được tinh chỉnh cho các nhiệm vụ cụ thể. Biến thể SBU-38 sử dụng phương pháp dẫn đường GPS/INS để ném bom chính xác chung, trong khi SBU-54 bổ sung dẫn đường laser bán chủ động, để tấn công các mục tiêu di động hoặc phản ứng.
Phiên bản kit AASM SBU-64 sử dụng đầu dò hồng ngoại, giúp tăng độ chính xác khi tấn công các mục tiêu được ngụy trang tốt. Những khả năng này đã biến AASM thành một vũ khí hiệu quả. Hiện Quân đội Pháp sử dụng bom gắn các bộ kit AASM, trên các máy bay chiến đấu Rafale và Mirage 2000, trong các nhiệm vụ chiến đấu ở Libya, Syria, Mali và những nơi khác.
Việc các kỹ sư Ukraine tích hợp thành công bom AASM trên máy bay cường kích Su-25 Frogfoot là một sự giao thoa công nghệ hấp dẫn. Su-25, nổi tiếng với thời gian hoạt động trên không và khả năng hỗ trợ tầm gần; tuy là loại chiến đấu cơ đã lạc hậu, nhưng vẫn là loại máy bay nguy hiểm, khi sử dụng bom AASM của Pháp.
Người Pháp bắt đầu chuyển giao bom dẫn đường chính xác AASM cho Ukraine vào đầu năm 2024. Những đợt chuyển giao này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của Pháp, nhằm tăng cường năng lực không quân của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Chương trình viện trợ bao gồm các lô bom AASM theo hàng, số lượng khoảng 50 quả bom/tháng, với kế hoạch giao tổng cộng 600 quả vào năm 2024. Các quả bom này được lấy từ kho dự trữ hiện có của Pháp, thay vì bom mới sản xuất; nhưng hiện tại Pháp đã tăng năng lực sản xuất để tăng lên 1.200 quả vào năm 2025.
Máy bay MiG-29 và Su-25 do Liên Xô sản xuất, hiện có trong biên chế của Không quân Ukraine, cũng được cải tiến để sử dụng bom AASM. Quá trình tích hợp thành công đã chứng minh khả năng của các kỹ sư Ukraine trong việc đưa vũ khí dẫn đường chính xác của phương Tây lên máy bay chiến đấu Liên Xô.
Bom AASM có thể tấn công mục tiêu từ cự ly 15 km ở độ cao thấp và lên tới 70 km khi được phóng ở độ cao lớn, nhờ hệ thống đẩy hỗ trợ bằng tên lửa. Máy bay cường kích Su-25 thời Liên Xô của Ukraine qua lần cải tiến này đã đem lại sức sống mới; vì với các vũ khí không điều khiển, Su-25 không thể “mon men” tới khu vực chiến tuyến, vì lực lượng phòng không của Nga quá mạnh.
Ngoài bom AASM, Ukraine còn cải tiến để Su-25 sử dụng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các hệ thống radar của đối phương. Những tên lửa này ban đầu được điều chỉnh để sử dụng trên MiG-29 và Su-27, nhưng sau đó cũng được sử dụng trên Su-25.
Một sự điều chỉnh lớn khác là việc sửa đổi Su-25 để có thể mang bom JDAM-ER của Mỹ. Những quả bom dẫn đường bằng GPS này, đã được điều chỉnh để tương thích với những máy bay cũ của Ukraine, sử dụng các giá treo chuyên dụng có ăng-ten tích hợp để xử lý dẫn đường GPS/INS.
Những cải tiến này của Ukraine đã giúp họ sử dụng những vũ khí tiến công tiên tiến của phương Tây trên những chiếc máy bay chiến đấu cũ của mình, tăng đáng kể khả năng của máy bay thời Liên Xô. Những cải tiến này, đã trở nên quan trọng khi Ukraine tiếp tục phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết về vũ khí tấn công không quân hiện đại.
Các chuyên gia quân sự phương Tây đã ca ngợi các kỹ sư Ukraine vì sự khéo léo của họ trong việc tích hợp vũ khí phương Tây vào máy bay thời Liên Xô; mặc dù họ thừa nhận có những thách thức kỹ thuật to lớn liên quan.
Ông Serhiy Popko, người đứng đầu ngành kỹ thuật của Quân đội Ukraine, đã nhấn mạnh những cố gắng của kỹ sư Ukraine, "Ukraine đã chứng minh rằng, họ có khả năng tích hợp các hệ thống hiện đại của phương Tây, với các hệ thống của Liên Xô. Mỗi vũ khí tầm xa đều đáng giá ngàn vàng để bảo vệ đất nước chúng ta".
Những cải tiến về vũ khí như trên của Ukraine cho thấy rằng, mặc dù quá trình này phức tạp về mặt kỹ thuật, nhưng nó minh chứng cho thấy, những cố gắng của Ukraine trong việc tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để tự vệ. Sự tích hợp này cũng làm nổi bật sự phụ thuộc ngày càng tăng vào vũ khí NATO của Ukraine trong cuộc chiến với Nga. (Nguồn ảnh: Bulgarian Military, Ukrinform, Kyiv Independent).