Chỉ huy Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 của không quân Ukraine - ông Yevhen Bulatsik cho biết: "Tại thời điểm này, chúng tôi có nhiều chiến đấu cơ hơn so với lúc nổ ra cuộc chiến". Theo Defense Express.Sĩ quan phi công người Ukraine nói trên nhấn mạnh rằng điều này trước hết là nhờ đội ngũ nhân viên kỹ thuật đã nỗ lực khôi phục nhiều máy bay trong tình trạng niêm cất và hư hỏng. Theo Defense Express.Ông Yevhen Bulatsik nói thêm: “Tất cả mọi phi công cũng như nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện thời tiết đơn giản lẫn khó khăn”. Theo Defense Express.Mặc dù vậy, ông Yevhen Bulatsyk nhấn mạnh Không quân Ukraine hiện đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí, đặc biệt là tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao, điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tác chiến. Ngoài ra chỉ huy lữ đoàn hàng không Ukraine lưu ý rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển tốt hơn nhiều so với Kie, do vậy Moskva dễ dàng hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu Liên Xô mà họ sở hữu. Theo Defense Express."Do hiệu lực từ lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt, tốc độ sản xuất máy bay mới của Nga đã bị chậm lại, cho nên họ tập trung nhiều hơn vào việc hiện đại hóa đội bay cũ", ông Bulatsik nhận xét. Theo Defense Express.Cần lưu ý thêm vào giai đoạn 2022 - 2023, các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Không quân Ukraine khoảng 20 tiêm kích và trực thăng chế tạo từ thời Liên Xô. Theo Defense Express.Đáng chú ý nhất là việc Slovakia đã bàn giao số lượng máy bay chiến đấu lớn nhất cho Ukraine, lên tới 13 tiêm kích Mig-29, quá trình này đã hoàn thành vào ngày 17/4/2023. Theo Defense Express.Không chỉ có vậy, Ukraine dự kiến sẽ nhận được tới 70 tiêm kích F-16, chiếc đầu tiên sẽ sẵn sàng làm nhiệm vụ vào giữa năm 2024, tuy nhiên mọi chuyện còn phụ thuộc vào kết quả đào tạo phi công. Theo Defense Express.Điều thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây chính là thông tin không quân Ukraine sẽ nhận tới 24 tiêm kích F-16 từ Hà Lan thay vì chỉ 18 chiếc như dự định ban đầu. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Hà Lan đã quyết định cung cấp thêm 6 tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon cho Ukraine, Bộ trưởng Kaisa Ollongren cho biết việc chuẩn bị máy bay đã bắt đầu. Theo Defense Express.Như vậy Kiev sẽ tiếp nhận 24 tiêm kích F-16 từ Amsterdam, một số trong số đó sẽ được dùng cho công tác huấn luyện, những chiến đấu cơ này trước đây dự định được bán cho một khách hàng khác, nhưng hai bên đã không đạt được các điều khoản của thỏa thuận. Theo Defense Express.Vấn đề nữa cần lưu ý là theo tuyên bố từ Tư lệnh Không quân Ukraine, các máy bay chiến đấu F-16 sẽ được trang bị tên lửa AGM-158 JASSM với tầm bắn từ 300 đến 500 km. Theo Defense Express.Theo số liệu thống kê, tập đoàn Lockheed Martin đã sản xuất hơn 900 quả đạn như vậy trong 2 năm và có kế hoạch tăng sản lượng lên 1.000 đơn vị mỗi năm. Với tốc độ như vậy, Ukraine sẽ không còn cần tên lửa Taurus của Đức nữa - vũ khí mà Berlin từ chối viện trợ. Vấn đề chính trong việc khai thác hàng chục máy bay chiến đấu phương Tây theo nhận xét chính là việc bố trí chúng trên lãnh thổ Ukraine, khi các sân bay ở Starokonstantinov, Mirgorod và Kulbakino thường xuyên là mục tiêu tấn công của Không quân Nga. Theo Defense Express.
Chỉ huy Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 7 của không quân Ukraine - ông Yevhen Bulatsik cho biết: "Tại thời điểm này, chúng tôi có nhiều chiến đấu cơ hơn so với lúc nổ ra cuộc chiến". Theo Defense Express.
Sĩ quan phi công người Ukraine nói trên nhấn mạnh rằng điều này trước hết là nhờ đội ngũ nhân viên kỹ thuật đã nỗ lực khôi phục nhiều máy bay trong tình trạng niêm cất và hư hỏng. Theo Defense Express.
Ông Yevhen Bulatsik nói thêm: “Tất cả mọi phi công cũng như nhân viên kỹ thuật của chúng tôi đều sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện thời tiết đơn giản lẫn khó khăn”. Theo Defense Express.
Mặc dù vậy, ông Yevhen Bulatsyk nhấn mạnh Không quân Ukraine hiện đang gặp phải tình trạng thiếu vũ khí, đặc biệt là tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao, điều này gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tác chiến. Ngoài ra chỉ huy lữ đoàn hàng không Ukraine lưu ý rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga phát triển tốt hơn nhiều so với Kie, do vậy Moskva dễ dàng hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu Liên Xô mà họ sở hữu. Theo Defense Express.
"Do hiệu lực từ lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt, tốc độ sản xuất máy bay mới của Nga đã bị chậm lại, cho nên họ tập trung nhiều hơn vào việc hiện đại hóa đội bay cũ", ông Bulatsik nhận xét. Theo Defense Express.
Cần lưu ý thêm vào giai đoạn 2022 - 2023, các đồng minh phương Tây đã cung cấp cho Không quân Ukraine khoảng 20 tiêm kích và trực thăng chế tạo từ thời Liên Xô. Theo Defense Express.
Đáng chú ý nhất là việc Slovakia đã bàn giao số lượng máy bay chiến đấu lớn nhất cho Ukraine, lên tới 13 tiêm kích Mig-29, quá trình này đã hoàn thành vào ngày 17/4/2023. Theo Defense Express.
Không chỉ có vậy, Ukraine dự kiến sẽ nhận được tới 70 tiêm kích F-16, chiếc đầu tiên sẽ sẵn sàng làm nhiệm vụ vào giữa năm 2024, tuy nhiên mọi chuyện còn phụ thuộc vào kết quả đào tạo phi công. Theo Defense Express.
Điều thu hút sự quan tâm nhiều nhất trong thời gian gần đây chính là thông tin không quân Ukraine sẽ nhận tới 24 tiêm kích F-16 từ Hà Lan thay vì chỉ 18 chiếc như dự định ban đầu. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Hà Lan đã quyết định cung cấp thêm 6 tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon cho Ukraine, Bộ trưởng Kaisa Ollongren cho biết việc chuẩn bị máy bay đã bắt đầu. Theo Defense Express.
Như vậy Kiev sẽ tiếp nhận 24 tiêm kích F-16 từ Amsterdam, một số trong số đó sẽ được dùng cho công tác huấn luyện, những chiến đấu cơ này trước đây dự định được bán cho một khách hàng khác, nhưng hai bên đã không đạt được các điều khoản của thỏa thuận. Theo Defense Express.
Vấn đề nữa cần lưu ý là theo tuyên bố từ Tư lệnh Không quân Ukraine, các máy bay chiến đấu F-16 sẽ được trang bị tên lửa AGM-158 JASSM với tầm bắn từ 300 đến 500 km. Theo Defense Express.
Theo số liệu thống kê, tập đoàn Lockheed Martin đã sản xuất hơn 900 quả đạn như vậy trong 2 năm và có kế hoạch tăng sản lượng lên 1.000 đơn vị mỗi năm. Với tốc độ như vậy, Ukraine sẽ không còn cần tên lửa Taurus của Đức nữa - vũ khí mà Berlin từ chối viện trợ. Vấn đề chính trong việc khai thác hàng chục máy bay chiến đấu phương Tây theo nhận xét chính là việc bố trí chúng trên lãnh thổ Ukraine, khi các sân bay ở Starokonstantinov, Mirgorod và Kulbakino thường xuyên là mục tiêu tấn công của Không quân Nga. Theo Defense Express.