Bên cạnh việc tăng cường lực lượng tác chiến trên bộ với những đơn vị xe tăng, thiết giáp hay bộ binh, quân đội Ukraine theo thông báo đã bắt đầu điều động ra tiền tuyến nhiều tổ hợp tên lửa phòng không di động.Hành động này của chính quyền Kiev theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự là nhằm sẵn sàng phản ứng trước tình huống Không quân Nga can thiệp, đặc biệt sau khi Tổng thống Putin tuyên bố sẽ không bỏ rơi Donbass.Không chỉ có vậy, trong lúc này tại Moskva còn xuất hiện nhiều tiếng nói từ giới chức quân sự và chính trị, yêu cầu phải có động thái cứng rắn với Kiev, nếu lực lượng vũ trang Ukraine quyết thực hiện cuộc tấn công tổng lực vào phe ly khai miền Đông.Ước tính hiện nay lực lượng phòng không Ukraine có quy mô bao gồm 11 tiểu đoàn tên lửa tầm trung Buk-M1 và khoảng 35 tiểu đoàn S-300 tầm xa hơn, với nhiều phiên bản khác nhau.Báo chí Nga lưu ý rằng các hệ thống phòng không nói trên của Ukraine đều là biến thể cũ ra đời từ thời Liên Xô, có hạn chế nhất định về tầm bắn, và hầu hết chúng không thể bắn trúng mục tiêu từ cự ly hơn 55 km.Tuy vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã tìm cách hồi sinh và hiện đại hóa hệ thống phòng không khá mạnh của Liên Xô là S-300V1. Các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp này có khả năng bắn xa tới trên 100 km.Quay trở lại năm 2018, tại bãi thử Yagorlyk ở vùng Kherson, mục tiêu không người lái của S-300V1 đó là bia bay đạn đạo tốc độ cao VR-3 Reis đã bị tiêu diệt, chứng minh năng lực của vũ khí sau khi hiện đại hóa.Đồng thời ở đó, sau một thời gian dài nghỉ ngơi, các tổ hợp Tor tầm thấp cũng đã được thử nghiệm thành công. Ngoài ra còn xuất hiện thông tin về việc "gọi tái ngũ" các hệ thống Osa tầm ngắn và pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, đi kèm cả 2S6 Tunguska.Với lực lượng khá mạnh như trên, rõ ràng phòng không Ukraine đủ khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trong cho quân đội Nga nếu Điện Kremlin quyết định can thiệp vào cuộc xung đột vũ trang tại Donbass.Cơ sở để quân đội Ukraine tự tin sẽ đầy lùi không quân Nga đó là dựa vào cuộc chiến tranh 5 ngày với Gruzia hồi năm 2008, khi đó Tbilisi với các tổ hợp Buk-M1 do Kiev cung cấp đã bắn hạ cả máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Moskva.Bên cạnh tên lửa phòng không thì không quân Ukraine cũng là yếu tố mà giới chức quân sự Nga chẳng thể bỏ qua, bất chấp việc chênh lệch cán cân sức mạnh vẫn còn rất lớn.Không quân Ukraine chủ yếu khai thác tiêm kích Su-27 và MiG-29 đã được hiện đại hóa, tính năng của chúng không khác biệt quá nhiều so với các máy bay chiến đấu mà lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang sử dụng.Ngoài tiêm kích, không quân Ukraine còn có trong trang bị nhiều cường kích tấn công mặt đất Su-25 cùng với máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, hay trực thăng vũ trang Mi-24... khá mạnh.Với việc được "bao phủ" bởi các tổ hợp phòng không Buk, Tor và S-300, cùng với sự trợ chiến của không quân, binh sĩ Ukraine đang tỏ ra khá tự tin trong trường hợp nhận lệnh tổng tiến công vào Donbass.
Bên cạnh việc tăng cường lực lượng tác chiến trên bộ với những đơn vị xe tăng, thiết giáp hay bộ binh, quân đội Ukraine theo thông báo đã bắt đầu điều động ra tiền tuyến nhiều tổ hợp tên lửa phòng không di động.
Hành động này của chính quyền Kiev theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự là nhằm sẵn sàng phản ứng trước tình huống Không quân Nga can thiệp, đặc biệt sau khi Tổng thống Putin tuyên bố sẽ không bỏ rơi Donbass.
Không chỉ có vậy, trong lúc này tại Moskva còn xuất hiện nhiều tiếng nói từ giới chức quân sự và chính trị, yêu cầu phải có động thái cứng rắn với Kiev, nếu lực lượng vũ trang Ukraine quyết thực hiện cuộc tấn công tổng lực vào phe ly khai miền Đông.
Ước tính hiện nay lực lượng phòng không Ukraine có quy mô bao gồm 11 tiểu đoàn tên lửa tầm trung Buk-M1 và khoảng 35 tiểu đoàn S-300 tầm xa hơn, với nhiều phiên bản khác nhau.
Báo chí Nga lưu ý rằng các hệ thống phòng không nói trên của Ukraine đều là biến thể cũ ra đời từ thời Liên Xô, có hạn chế nhất định về tầm bắn, và hầu hết chúng không thể bắn trúng mục tiêu từ cự ly hơn 55 km.
Tuy vậy, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã tìm cách hồi sinh và hiện đại hóa hệ thống phòng không khá mạnh của Liên Xô là S-300V1. Các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp này có khả năng bắn xa tới trên 100 km.
Quay trở lại năm 2018, tại bãi thử Yagorlyk ở vùng Kherson, mục tiêu không người lái của S-300V1 đó là bia bay đạn đạo tốc độ cao VR-3 Reis đã bị tiêu diệt, chứng minh năng lực của vũ khí sau khi hiện đại hóa.
Đồng thời ở đó, sau một thời gian dài nghỉ ngơi, các tổ hợp Tor tầm thấp cũng đã được thử nghiệm thành công. Ngoài ra còn xuất hiện thông tin về việc "gọi tái ngũ" các hệ thống Osa tầm ngắn và pháo cao xạ tự hành ZSU-23-4 Shilka, đi kèm cả 2S6 Tunguska.
Với lực lượng khá mạnh như trên, rõ ràng phòng không Ukraine đủ khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trong cho quân đội Nga nếu Điện Kremlin quyết định can thiệp vào cuộc xung đột vũ trang tại Donbass.
Cơ sở để quân đội Ukraine tự tin sẽ đầy lùi không quân Nga đó là dựa vào cuộc chiến tranh 5 ngày với Gruzia hồi năm 2008, khi đó Tbilisi với các tổ hợp Buk-M1 do Kiev cung cấp đã bắn hạ cả máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Moskva.
Bên cạnh tên lửa phòng không thì không quân Ukraine cũng là yếu tố mà giới chức quân sự Nga chẳng thể bỏ qua, bất chấp việc chênh lệch cán cân sức mạnh vẫn còn rất lớn.
Không quân Ukraine chủ yếu khai thác tiêm kích Su-27 và MiG-29 đã được hiện đại hóa, tính năng của chúng không khác biệt quá nhiều so với các máy bay chiến đấu mà lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang sử dụng.
Ngoài tiêm kích, không quân Ukraine còn có trong trang bị nhiều cường kích tấn công mặt đất Su-25 cùng với máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, hay trực thăng vũ trang Mi-24... khá mạnh.
Với việc được "bao phủ" bởi các tổ hợp phòng không Buk, Tor và S-300, cùng với sự trợ chiến của không quân, binh sĩ Ukraine đang tỏ ra khá tự tin trong trường hợp nhận lệnh tổng tiến công vào Donbass.