Khi xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Challenger 2 do Anh sản xuất, được quân đội Ukraine trang bị bước vào chiến trường, chiếc MBT vốn từng được mệnh danh là mạnh nhất thế giới cả về tấn công và phòng thủ này, đã bị phơi xác trên chiến trường, ngay trong trận đầu ra quân.Việc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Ukraine bị tiêu diệt là điều khẳng định trong các trận chiến tổng lực quy mô lớn, xe tăng dù có hiện đại đến đâu, do quốc gia nào sản xuất, cũng vẫn là vũ khí tiêu hao.Điều thú vị là trong ảnh, bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 bị phá hủy, còn có tháp pháo của một xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV khác của Ukraine cũng cháy đen; rõ ràng, chiếc T-64BV bị trúng đạn, đạn nổ và tháp pháo bị thổi bay. Nếu nhìn từ góc độ này, ít nhất tăng Challenger 2 không bị thổi tung tháp pháo.MBT Challenger 2 là xe tăng tiên tiến nhất do Anh phát triển, được sản xuất hàng loạt từ năm 1993. Đây là MBT mới trong thời kỳ “hậu chiến tranh Lạnh", được các nhà phát triển Anh rất coi trọng về khả năng phòng vệ. Xe trang bị giáp composite Chopham thế hệ mới và chỉ cần nhìn trọng lượng Challenger 2, cũng cho thấy người Anh chú trọng đến việc bảo vệ xe như thế nào.Theo tiêu chuẩn chiến đấu của MBT trong chiến tranh Lạnh, Challenger 2 quả thực là một loại xe tăng tương đối khó tiêu diệt. Nếu trong một cuộc “tăng đấu tăng”, chỉ cần đối đầu trực diện thì lớp giáp dày phía trước, có thể giúp được Challenger 2 chịu được đòn “chí mạng” của đối phương.Nếu có điểm yếu nào ở bán cầu trước của xe tăng Challenger 2, thì đó có thể là giáp dưới của thân xe, khi tên lửa chống tăng từng xuyên thủng vị trí này. Nhưng dù thế nào đi nữa, giáp trước của tháp pháo và thân xe vẫn có thể khiến kíp xe cảm thấy an toàn.Tuy nhiên, trên chiến trường Nga-Ukraine tình thế đã thay đổi, khi một số lượng lớn UAV mang vũ khí chống tăng, tên lửa hành trình lảng vảng và UAV cảm tử (FPV) tràn ngập chiến trường. Với đạn dược dẫn đường chính xác “từ trên trời rơi xuống”, khiến lớp giáp phía trước dày nhất theo truyền thống của xe tăng, cũng trở nên vô dụng. Với MBT Challenger 2, vốn tập trung vào phòng thủ chủ yếu ở bán cầu trước cũng không ngoại lệ. Đối phó với những mối đe dọa từ “trên trời”, thì "sức đề kháng" của xe tăng Challenger 2 cũng chỉ tương đương với xe tăng T-64 cũ của Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh. Từ cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra, chúng ta có thể thấy rằng, Israel đã bắt đầu rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và bắt đầu trang bị thêm “mũ sắt” cho xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava 4, có thể giải quyết hiệu quả các cuộc tấn công từ trên cao.Trong khi đó, Ukraine dường như chưa rút ra được bài học cho riêng mình, khi quá tin tưởng vào lớp giáp của xe tăng Challenger 2, khi để Challenger 2 “đầu trần” ra chiến trường; kết quả cuối cùng có thể tưởng tượng được. Trong khi đó, cố vấn của người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), ông Yan Gagin, trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông TASS của nhà nước Nga, đã nêu rõ sự kém hiệu quả của xe tăng Leopard 2 mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Theo ông, nguyên nhân là do tính năng kỹ thuật của loại MBT này. MBT Leopard 2 vốn được biết đến rộng rãi nhờ hiệu suất và được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới, đã gặp phải vấn đề trên chiến trường Ukraine. Ông Gagin nhấn mạnh rằng, binh lính Ukraine, vừa là thành viên của kíp xe tăng này, trong nỗ lực sơ tán xe khỏi chiến trường, đã trở thành nạn nhân.Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật nào đã gây ra tình trạng này; tuy nhiên, thông tin này làm dấy lên nghi ngờ, về việc phương Tây vội vã đưa ra quyết định lựa chọn mẫu xe tăng đặc biệt này để cung cấp cho Ukraine. Theo thông tin mới nhất được trang Avia.pro đăng tải, ít nhất 5 chiếc Leopard 2 của Ukraine đã bị phá hủy trong tuần qua.Trước tình hình các mẫu MBT của phương Tây không phát huy được vai trò trên chiến trường Ukraine, theo trang Forbes của Mỹ, các đồng minh của Ukraine đã tìm ra cách đơn giản và nhanh chóng để viện trợ MBT cho Ukraine, đó là trả tiền cho công ty CSG Defense của Séc, để cải tiến những chiếc T-72M cũ do Liên Xô chế tạo từ những năm 1980, thành phiên bản T-72EA. Phiên bản MBT T-72EA được cải tiến từ xe tăng T-72A đã trên 40 tuổi, hiện có trong kho của nhiều quốc gia Đông Âu, từng là thành viên của các quốc gia thành viên Hiệp ước Warsaw; và được các quốc gia phương Tây mua lại, và thuê CSG Defense nâng cấp. MBT T-72EA được thay động cơ và một số thiết bị điện tử, bổ sung giáp phản ứng nổ. Đan Mạch tháng trước đã cam kết cung cấp cho Ukraine ít nhất 15 chiếc T-72EA như một phần của gói viện trợ trị giá 520 triệu USD, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-2, xe kỹ thuật, máy bay không người lái và đạn pháo. Trước đó, Mỹ và Hà Lan đã hợp tác đặt mua 90 xe tăng T-72EA để viện trợ cho Ukraine. Tổng cộng, Ukraine được cam kết sẽ nhận 105 chiếc T-72EA từ các đồng minh. Số xe tăng này tăng đáng kể khả năng chiến đấu của Quân đội Ukraine hiện nay. Xe tăng T-72EA nặng 47 tấn, kíp lái 3 người, tuy không phải là xe tăng tốt nhất trong kho vũ khí của Ukraine, nhưng nó là phương án hợp lý trong bối cảnh Ukraine đang thiệt hại về xe tăng và cần số lượng lớn vũ khí hạng nặng, để tiếp tục xây dựng lực lượng phản công trong một cuộc chiến tiêu hao. Theo Forbes, hiện còn hàng trăm chiếc T-72M ở trong kho niêm cất của các nước từng là thành viên hiệp ước Warsaw và có tiềm năng để nâng cấp lên T72EA trong tương lai. CSG Defense cho biết, T-72EA "giải quyết thành công một số tồn tại chính của T-72, đặc biệt là ở khả năng ngắm bắn, tính cơ động và khả năng bảo vệ". Phiên bản T-72EA thay động cơ diesel 780 mã lực nguyên bản trên T-72 Liên Xô bằng động cơ mới 840 mã lực; lắp đặt máy thông tin kỹ thuật số mới và kính ngắm ảnh nhiệt hiện đại. Đồng thời bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ở một số vị trí trọng yếu.Về bản chất, xe tăng T-72 ra đời từ thời kỳ chiến tranh Lạnh, hiện nó đã lạc hậu, ví dụ như thiết kế tháp pháo không có khoang chứa đạn pháo riêng, nên có thể nguy hiểm cho kíp xe, nếu xe bị trúng đạn. Tuy nhiên, Ukraine sẽ không có nhiều sự lựa chọn khi họ đang ở trong cuộc chiến tiêu hao và mọi nguồn lực bổ sung đều là cần thiết.
Khi xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Challenger 2 do Anh sản xuất, được quân đội Ukraine trang bị bước vào chiến trường, chiếc MBT vốn từng được mệnh danh là mạnh nhất thế giới cả về tấn công và phòng thủ này, đã bị phơi xác trên chiến trường, ngay trong trận đầu ra quân.
Việc 2 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của Ukraine bị tiêu diệt là điều khẳng định trong các trận chiến tổng lực quy mô lớn, xe tăng dù có hiện đại đến đâu, do quốc gia nào sản xuất, cũng vẫn là vũ khí tiêu hao.
Điều thú vị là trong ảnh, bên cạnh xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 bị phá hủy, còn có tháp pháo của một xe tăng chiến đấu chủ lực T-64BV khác của Ukraine cũng cháy đen; rõ ràng, chiếc T-64BV bị trúng đạn, đạn nổ và tháp pháo bị thổi bay. Nếu nhìn từ góc độ này, ít nhất tăng Challenger 2 không bị thổi tung tháp pháo.
MBT Challenger 2 là xe tăng tiên tiến nhất do Anh phát triển, được sản xuất hàng loạt từ năm 1993. Đây là MBT mới trong thời kỳ “hậu chiến tranh Lạnh", được các nhà phát triển Anh rất coi trọng về khả năng phòng vệ. Xe trang bị giáp composite Chopham thế hệ mới và chỉ cần nhìn trọng lượng Challenger 2, cũng cho thấy người Anh chú trọng đến việc bảo vệ xe như thế nào.
Theo tiêu chuẩn chiến đấu của MBT trong chiến tranh Lạnh, Challenger 2 quả thực là một loại xe tăng tương đối khó tiêu diệt. Nếu trong một cuộc “tăng đấu tăng”, chỉ cần đối đầu trực diện thì lớp giáp dày phía trước, có thể giúp được Challenger 2 chịu được đòn “chí mạng” của đối phương.
Nếu có điểm yếu nào ở bán cầu trước của xe tăng Challenger 2, thì đó có thể là giáp dưới của thân xe, khi tên lửa chống tăng từng xuyên thủng vị trí này. Nhưng dù thế nào đi nữa, giáp trước của tháp pháo và thân xe vẫn có thể khiến kíp xe cảm thấy an toàn.
Tuy nhiên, trên chiến trường Nga-Ukraine tình thế đã thay đổi, khi một số lượng lớn UAV mang vũ khí chống tăng, tên lửa hành trình lảng vảng và UAV cảm tử (FPV) tràn ngập chiến trường. Với đạn dược dẫn đường chính xác “từ trên trời rơi xuống”, khiến lớp giáp phía trước dày nhất theo truyền thống của xe tăng, cũng trở nên vô dụng.
Với MBT Challenger 2, vốn tập trung vào phòng thủ chủ yếu ở bán cầu trước cũng không ngoại lệ. Đối phó với những mối đe dọa từ “trên trời”, thì "sức đề kháng" của xe tăng Challenger 2 cũng chỉ tương đương với xe tăng T-64 cũ của Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh.
Từ cuộc xung đột Palestine-Israel đang diễn ra, chúng ta có thể thấy rằng, Israel đã bắt đầu rút kinh nghiệm từ cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và bắt đầu trang bị thêm “mũ sắt” cho xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava 4, có thể giải quyết hiệu quả các cuộc tấn công từ trên cao.
Trong khi đó, Ukraine dường như chưa rút ra được bài học cho riêng mình, khi quá tin tưởng vào lớp giáp của xe tăng Challenger 2, khi để Challenger 2 “đầu trần” ra chiến trường; kết quả cuối cùng có thể tưởng tượng được.
Trong khi đó, cố vấn của người đứng đầu Cộng hòa nhân dân Donetsk tự xưng (DPR), ông Yan Gagin, trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông TASS của nhà nước Nga, đã nêu rõ sự kém hiệu quả của xe tăng Leopard 2 mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Theo ông, nguyên nhân là do tính năng kỹ thuật của loại MBT này.
MBT Leopard 2 vốn được biết đến rộng rãi nhờ hiệu suất và được sử dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới, đã gặp phải vấn đề trên chiến trường Ukraine. Ông Gagin nhấn mạnh rằng, binh lính Ukraine, vừa là thành viên của kíp xe tăng này, trong nỗ lực sơ tán xe khỏi chiến trường, đã trở thành nạn nhân.
Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật nào đã gây ra tình trạng này; tuy nhiên, thông tin này làm dấy lên nghi ngờ, về việc phương Tây vội vã đưa ra quyết định lựa chọn mẫu xe tăng đặc biệt này để cung cấp cho Ukraine. Theo thông tin mới nhất được trang Avia.pro đăng tải, ít nhất 5 chiếc Leopard 2 của Ukraine đã bị phá hủy trong tuần qua.
Trước tình hình các mẫu MBT của phương Tây không phát huy được vai trò trên chiến trường Ukraine, theo trang Forbes của Mỹ, các đồng minh của Ukraine đã tìm ra cách đơn giản và nhanh chóng để viện trợ MBT cho Ukraine, đó là trả tiền cho công ty CSG Defense của Séc, để cải tiến những chiếc T-72M cũ do Liên Xô chế tạo từ những năm 1980, thành phiên bản T-72EA.
Phiên bản MBT T-72EA được cải tiến từ xe tăng T-72A đã trên 40 tuổi, hiện có trong kho của nhiều quốc gia Đông Âu, từng là thành viên của các quốc gia thành viên Hiệp ước Warsaw; và được các quốc gia phương Tây mua lại, và thuê CSG Defense nâng cấp.
MBT T-72EA được thay động cơ và một số thiết bị điện tử, bổ sung giáp phản ứng nổ. Đan Mạch tháng trước đã cam kết cung cấp cho Ukraine ít nhất 15 chiếc T-72EA như một phần của gói viện trợ trị giá 520 triệu USD, bao gồm xe chiến đấu bộ binh BMP-2, xe kỹ thuật, máy bay không người lái và đạn pháo.
Trước đó, Mỹ và Hà Lan đã hợp tác đặt mua 90 xe tăng T-72EA để viện trợ cho Ukraine. Tổng cộng, Ukraine được cam kết sẽ nhận 105 chiếc T-72EA từ các đồng minh. Số xe tăng này tăng đáng kể khả năng chiến đấu của Quân đội Ukraine hiện nay.
Xe tăng T-72EA nặng 47 tấn, kíp lái 3 người, tuy không phải là xe tăng tốt nhất trong kho vũ khí của Ukraine, nhưng nó là phương án hợp lý trong bối cảnh Ukraine đang thiệt hại về xe tăng và cần số lượng lớn vũ khí hạng nặng, để tiếp tục xây dựng lực lượng phản công trong một cuộc chiến tiêu hao.
Theo Forbes, hiện còn hàng trăm chiếc T-72M ở trong kho niêm cất của các nước từng là thành viên hiệp ước Warsaw và có tiềm năng để nâng cấp lên T72EA trong tương lai. CSG Defense cho biết, T-72EA "giải quyết thành công một số tồn tại chính của T-72, đặc biệt là ở khả năng ngắm bắn, tính cơ động và khả năng bảo vệ".
Phiên bản T-72EA thay động cơ diesel 780 mã lực nguyên bản trên T-72 Liên Xô bằng động cơ mới 840 mã lực; lắp đặt máy thông tin kỹ thuật số mới và kính ngắm ảnh nhiệt hiện đại. Đồng thời bổ sung thêm giáp phản ứng nổ ở một số vị trí trọng yếu.
Về bản chất, xe tăng T-72 ra đời từ thời kỳ chiến tranh Lạnh, hiện nó đã lạc hậu, ví dụ như thiết kế tháp pháo không có khoang chứa đạn pháo riêng, nên có thể nguy hiểm cho kíp xe, nếu xe bị trúng đạn. Tuy nhiên, Ukraine sẽ không có nhiều sự lựa chọn khi họ đang ở trong cuộc chiến tiêu hao và mọi nguồn lực bổ sung đều là cần thiết.