An-124-100 Ruslan là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất trên thế giới được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 tại Cục thiết kế Antonov (hiện thuộc sở hữu Ukraine).Chiếc Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại phi cơ lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện).Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.Máy bay vận tải An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 máy bay phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.Trái tim của An-124 Ruslan là 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine với tư cách là nhà sản xuất vẫn giúp Nga duy trì phi đội An-124 của mình, nhưng sau sự kiện Crimea năm 2014 thì Kiev đã đình chỉ việc xuất khẩu linh kiện thiết yếu sang Nga, khiến Moskva phải tính đến việc phát triển một dòng vận tải cơ thế hệ mới.Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi mới đây báo chí Nga lại cho biết, bất chấp việc cấm xuất khẩu linh kiện An-124 sang Nga, Ukraine lại âm thầm mua từ Nga một số bộ phận dùng trên chiến vận tải cơ này.Theo RIA Novosti, doanh nghiệp Antonov trực thuộc tập đoàn nhà nước Ukroboronprom của Ukraine đã bí mật mua 8 động cơ điện phụ trợ (APU) do Nga sản xuất để lắp đặt trên máy bay vận tải tầm xa An-124 Ruslan.Đồng thời trong giai đoạn này, các nhà chức trách Ukraine hiện vẫn tiếp tục tuyên bố từ chối hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga một cách công khai.Bất chấp điều đó, trên thực tế kể từ năm 2015, Kiev vẫn "dẹp tự ái" để mua thiết bị cần thiết từ Nga thông qua một nước thứ ba mà không hề nói rõ về những gì đang xảy ra.Ví dụ Antonov State Enterprise và Aerogulf FZC đã ký một thỏa thuận vào ngày 3/6/2020 để mua 8 động cơ turbine khí phụ trợ TA18-200-124 cho máy bay An-124-100. Nhà sản xuất các động cơ này là công ty Cổ phần NPP Aerosila, tổng giá trị giao dịch ước tính 4,16 triệu USD.Hơn nữa đây không phải là lần đầu tiên Antonov hợp tác với Aerogulf FZC. Vào năm 2019, công ty quốc doanh của Ukraine đã mua 1 động cơ như vậy với giá 499.000 USD.Sang tới năm 2020, họ lại mua tiếp một động cơ khi giá bán tăng lên 520.000 USD. Cùng năm 2019, Antonov SE đã mua máy phát điện cho động cơ TA18-200-124 từ Aerogulf FZC với giá 180.000 USD.RIA Novosti lưu ý rằng giới doanh nhân, quan chức Ukraine và người đứng đầu các công ty nhà nước thu lợi nhuận từ việc kinh doanh nói trên, bởi vì cuối cùng người tiêu dùng hoặc ngân sách nhà nước của Ukraine sẽ chi trả cho mọi thứ.Dự kiến việc làm trên sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi Kiev quay lại quan hệ hợp tác bình thường với Moskva, điều đó sẽ khiến sản phẩm của Ukraine trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
An-124-100 Ruslan là một trong những máy bay chở hàng lớn nhất trên thế giới được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 tại Cục thiết kế Antonov (hiện thuộc sở hữu Ukraine).
Chiếc Ruslan (NATO gọi bằng tên định danh Condor) từng là loại phi cơ lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện).
Cùng với Il-76, An-124 Ruslan được xem như biểu tượng của lực lượng vận tải chiến lược của không quân Liên Xô trước kia cũng như không quân Nga ngày nay.
Máy bay vận tải An-124 cất cánh lần đầu năm 1982, hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 máy bay phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8/2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.
Trái tim của An-124 Ruslan là 4 động cơ phản lực Lotarev D-18 có lực đẩy 230 kN mỗi chiếc, cho tốc độ lớn nhất 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine với tư cách là nhà sản xuất vẫn giúp Nga duy trì phi đội An-124 của mình, nhưng sau sự kiện Crimea năm 2014 thì Kiev đã đình chỉ việc xuất khẩu linh kiện thiết yếu sang Nga, khiến Moskva phải tính đến việc phát triển một dòng vận tải cơ thế hệ mới.
Nhưng thật đáng ngạc nhiên khi mới đây báo chí Nga lại cho biết, bất chấp việc cấm xuất khẩu linh kiện An-124 sang Nga, Ukraine lại âm thầm mua từ Nga một số bộ phận dùng trên chiến vận tải cơ này.
Theo RIA Novosti, doanh nghiệp Antonov trực thuộc tập đoàn nhà nước Ukroboronprom của Ukraine đã bí mật mua 8 động cơ điện phụ trợ (APU) do Nga sản xuất để lắp đặt trên máy bay vận tải tầm xa An-124 Ruslan.
Đồng thời trong giai đoạn này, các nhà chức trách Ukraine hiện vẫn tiếp tục tuyên bố từ chối hợp tác quân sự - kỹ thuật với Nga một cách công khai.
Bất chấp điều đó, trên thực tế kể từ năm 2015, Kiev vẫn "dẹp tự ái" để mua thiết bị cần thiết từ Nga thông qua một nước thứ ba mà không hề nói rõ về những gì đang xảy ra.
Ví dụ Antonov State Enterprise và Aerogulf FZC đã ký một thỏa thuận vào ngày 3/6/2020 để mua 8 động cơ turbine khí phụ trợ TA18-200-124 cho máy bay An-124-100. Nhà sản xuất các động cơ này là công ty Cổ phần NPP Aerosila, tổng giá trị giao dịch ước tính 4,16 triệu USD.
Hơn nữa đây không phải là lần đầu tiên Antonov hợp tác với Aerogulf FZC. Vào năm 2019, công ty quốc doanh của Ukraine đã mua 1 động cơ như vậy với giá 499.000 USD.
Sang tới năm 2020, họ lại mua tiếp một động cơ khi giá bán tăng lên 520.000 USD. Cùng năm 2019, Antonov SE đã mua máy phát điện cho động cơ TA18-200-124 từ Aerogulf FZC với giá 180.000 USD.
RIA Novosti lưu ý rằng giới doanh nhân, quan chức Ukraine và người đứng đầu các công ty nhà nước thu lợi nhuận từ việc kinh doanh nói trên, bởi vì cuối cùng người tiêu dùng hoặc ngân sách nhà nước của Ukraine sẽ chi trả cho mọi thứ.
Dự kiến việc làm trên sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi Kiev quay lại quan hệ hợp tác bình thường với Moskva, điều đó sẽ khiến sản phẩm của Ukraine trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.