Các số liệu thống kê liên quan của tình báo phương Tây cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2024, lợi thế về hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga đang suy giảm nhanh chóng; từ tỷ lệ hơn 8:1 lúc đỉnh cao, xuống còn 2:1 hiện nay.Hiện phương Tây đang tăng cường cung cấp đạn pháo cho Quân đội Ukraine, trong khi theo một số nguồn tin tình báo của phương Tây, mặc dù Nga có sự trợ giúp đạn pháo từ Triều Tiên (?), nhưng dường như đạn pháo của cả Nga và Triều Tiên đã cạn kiệt. Trong khi việc sản xuất đạn pháo và các vật tư quốc phòng khác cũng bị hạn chế.Mặc dù các cơ quan tình báo Nga đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, để có được nhiều nguyên liệu thô và linh kiện nhạy cảm cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nhưng các lệnh trừng phạt khắt khe của phương Tây vẫn không ngừng được tăng cường.Theo tờ Thời báo kinh tế (Financial Times) của Anh cho biết, sau cảnh báo từ Chính phủ Mỹ, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã có động thái ngăn chặn việc xuất khẩu hàng trăm triệu USD hàng hóa công dụng kép, có nguồn gốc từ Mỹ và phương Tây sang Nga.Không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, mà nhiều quốc gia “thân Nga” cũng nằm trong số này, trong đó có Kazakhstan, đang có những hành động nhằm ngăn chặn Nga mua nhiều loại hàng hóa có công dụng kép cả quân sự và dân sự từ các quốc gia này. Nếu không chấp hành, các công ty và ngân hàng có liên quan ở các quốc gia này sẽ phải chịu sự trừng phạt.Có thể hiểu, các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ, cùng với sức mạnh của "các biện pháp trừng phạt thứ cấp", do Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt, có sức mạnh như thế nào, khi nhìn vào phản ứng thực tế của các quốc gia này? Thậm chí, các công ty và ngân hàng của Trung Quốc cũng không dám đối đầu.Hậu quả trực tiếp của việc lợi thế về hỏa lực pháo binh của quân đội Nga suy giảm mạnh trên chiến trường, đó là tổn thất của Quân đội Nga ngày càng tăng nhanh. Janek Keserman, Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Estonia, cho biết hôm 25/10: “Xét về tổn thất của Nga, có vẻ là như tháng này là lớn nhất”.Hiện không có nguồn tin độc lập nào xác nhận tuyên bố của Janek Kesserman, nhưng thông tin chiến trường hàng ngày do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố dường như chỉ ra điều này. Mặc dù Ugledar vừa bị thất thủ và Quân đội Nga vẫn đang tiếp tục tấn công ở nhiều khu vực trên tiền tuyến; nhưng thắng lợi đạt được, với cái giá Nga phải trả, là tổn thất lớn hơn về quân số và vũ khí.Về tổn thất trang bị, chỉ lấy xe tăng làm ví dụ, dữ liệu OSNIT, dựa trên số liệu thống kê thông tin trực quan như hình ảnh và video trực tuyến cho thấy, Quân đội Nga đã thiệt hại hơn 3.500 xe tăng kể từ khi cuộc chiến này bùng nổ, trong đó tổn thất lớn nhất là T-72 có tới 1.580 xe, T-80 mất 990 xe, T-62 mất 207 xe, T-90 mất 166 xe, xe tăng không rõ chủng loại mất 453 xe, T-54/55 mất ít nhất, chỉ 13 xe.Về lý do tại sao loại xe tăng T-54/55 lạc hậu ít tổn thất nhất, là do Quân đội Nga không sử dụng loại xe tăng kiểu cũ này, để tham gia làm phương tiện đột kích tiền tuyến, mà chỉ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh, giống như pháo bắn ngắm trực tiếp ở phía sau chiến tuyến, dẫn đến tổn thất đương nhiên là ít hơn.Dữ liệu của OSNIT cũng cho thấy, gần 66% số xe tăng Nga bị phá hủy là kết quả của máy bay không người lái FPV của Quân đội Ukraine. Máy bay không người lái FPV của Quân đội Ukraine đã phá hủy gần 68% thiết bị quân sự của Nga, bao gồm 98,5% hệ thống liên lạc và giám sát và 45% xe bọc thép.Tất nhiên, Quân đội Nga cũng có những lợi thế bom dẫn đường do máy bay tiêm kích bom Su-34 “thú mỏ vịt” thả xuống. Quân đội Ukraine và NATO cho đến nay vẫn chưa tìm ra cách đáp trả hiệu quả, như bắn hạ máy bay ném bom Su-34 tiếp cận tiền tuyến, hoặc đánh chặn bom lượn bằng hỏa lực, hay tác chiến điện tử…Hiện Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể thả 3-4 nghìn quả bom hạng nặng này mỗi tháng, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Quân đội Ukraine và các thị trấn gần tiền tuyến cũng bị tổn thất nặng nề. Đây cũng chính là vũ khí giúp quân Nga tiến nhanh qua các trận địa phòng ngự vững chắc của quân Ukraine.Quân đội Nga thừa nhận, từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay, tổng cộng 130 quả bom dẫn đường đã bị “trục trặc kỹ thuật”, khiến bom rơi vào dân thường Nga, gây thương vong và thiệt hại tài sản. Thỉnh thoảng vẫn thấy tin tức về việc bom dẫn đường của Nga bị rơi trên lãnh thổ Nga.Nếu thông tin trên là đúng, thì xét về mức độ sử dụng bom lớn như vậy, những quả bom và các mô-đun dẫn đường cánh lượn (UMPK) này được sản xuất tại Nga có độ tin cậy rất tốt. Ngay cả khi độ chính xác không đủ cao, nó có thể bù đắp bằng sức công phá cực lớn. (Nguồn ảnh: Financial Times, OSNIT, CNN, Ukrinform).
Các số liệu thống kê liên quan của tình báo phương Tây cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2024, lợi thế về hỏa lực pháo binh của Quân đội Nga đang suy giảm nhanh chóng; từ tỷ lệ hơn 8:1 lúc đỉnh cao, xuống còn 2:1 hiện nay.
Hiện phương Tây đang tăng cường cung cấp đạn pháo cho Quân đội Ukraine, trong khi theo một số nguồn tin tình báo của phương Tây, mặc dù Nga có sự trợ giúp đạn pháo từ Triều Tiên (?), nhưng dường như đạn pháo của cả Nga và Triều Tiên đã cạn kiệt. Trong khi việc sản xuất đạn pháo và các vật tư quốc phòng khác cũng bị hạn chế.
Mặc dù các cơ quan tình báo Nga đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, để có được nhiều nguyên liệu thô và linh kiện nhạy cảm cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga, nhưng các lệnh trừng phạt khắt khe của phương Tây vẫn không ngừng được tăng cường.
Theo tờ Thời báo kinh tế (Financial Times) của Anh cho biết, sau cảnh báo từ Chính phủ Mỹ, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã có động thái ngăn chặn việc xuất khẩu hàng trăm triệu USD hàng hóa công dụng kép, có nguồn gốc từ Mỹ và phương Tây sang Nga.
Không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, mà nhiều quốc gia “thân Nga” cũng nằm trong số này, trong đó có Kazakhstan, đang có những hành động nhằm ngăn chặn Nga mua nhiều loại hàng hóa có công dụng kép cả quân sự và dân sự từ các quốc gia này. Nếu không chấp hành, các công ty và ngân hàng có liên quan ở các quốc gia này sẽ phải chịu sự trừng phạt.
Có thể hiểu, các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ, cùng với sức mạnh của "các biện pháp trừng phạt thứ cấp", do Bộ Ngoại giao Mỹ áp đặt, có sức mạnh như thế nào, khi nhìn vào phản ứng thực tế của các quốc gia này? Thậm chí, các công ty và ngân hàng của Trung Quốc cũng không dám đối đầu.
Hậu quả trực tiếp của việc lợi thế về hỏa lực pháo binh của quân đội Nga suy giảm mạnh trên chiến trường, đó là tổn thất của Quân đội Nga ngày càng tăng nhanh. Janek Keserman, Phó giám đốc Cơ quan Tình báo Estonia, cho biết hôm 25/10: “Xét về tổn thất của Nga, có vẻ là như tháng này là lớn nhất”.
Hiện không có nguồn tin độc lập nào xác nhận tuyên bố của Janek Kesserman, nhưng thông tin chiến trường hàng ngày do Bộ Quốc phòng Ukraine công bố dường như chỉ ra điều này. Mặc dù Ugledar vừa bị thất thủ và Quân đội Nga vẫn đang tiếp tục tấn công ở nhiều khu vực trên tiền tuyến; nhưng thắng lợi đạt được, với cái giá Nga phải trả, là tổn thất lớn hơn về quân số và vũ khí.
Về tổn thất trang bị, chỉ lấy xe tăng làm ví dụ, dữ liệu OSNIT, dựa trên số liệu thống kê thông tin trực quan như hình ảnh và video trực tuyến cho thấy, Quân đội Nga đã thiệt hại hơn 3.500 xe tăng kể từ khi cuộc chiến này bùng nổ, trong đó tổn thất lớn nhất là T-72 có tới 1.580 xe, T-80 mất 990 xe, T-62 mất 207 xe, T-90 mất 166 xe, xe tăng không rõ chủng loại mất 453 xe, T-54/55 mất ít nhất, chỉ 13 xe.
Về lý do tại sao loại xe tăng T-54/55 lạc hậu ít tổn thất nhất, là do Quân đội Nga không sử dụng loại xe tăng kiểu cũ này, để tham gia làm phương tiện đột kích tiền tuyến, mà chỉ là phương tiện hỗ trợ hỏa lực trực tiếp cho bộ binh, giống như pháo bắn ngắm trực tiếp ở phía sau chiến tuyến, dẫn đến tổn thất đương nhiên là ít hơn.
Dữ liệu của OSNIT cũng cho thấy, gần 66% số xe tăng Nga bị phá hủy là kết quả của máy bay không người lái FPV của Quân đội Ukraine. Máy bay không người lái FPV của Quân đội Ukraine đã phá hủy gần 68% thiết bị quân sự của Nga, bao gồm 98,5% hệ thống liên lạc và giám sát và 45% xe bọc thép.
Tất nhiên, Quân đội Nga cũng có những lợi thế bom dẫn đường do máy bay tiêm kích bom Su-34 “thú mỏ vịt” thả xuống. Quân đội Ukraine và NATO cho đến nay vẫn chưa tìm ra cách đáp trả hiệu quả, như bắn hạ máy bay ném bom Su-34 tiếp cận tiền tuyến, hoặc đánh chặn bom lượn bằng hỏa lực, hay tác chiến điện tử…
Hiện Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga có thể thả 3-4 nghìn quả bom hạng nặng này mỗi tháng, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho Quân đội Ukraine và các thị trấn gần tiền tuyến cũng bị tổn thất nặng nề. Đây cũng chính là vũ khí giúp quân Nga tiến nhanh qua các trận địa phòng ngự vững chắc của quân Ukraine.
Quân đội Nga thừa nhận, từ tháng 3 đến tháng 10 năm nay, tổng cộng 130 quả bom dẫn đường đã bị “trục trặc kỹ thuật”, khiến bom rơi vào dân thường Nga, gây thương vong và thiệt hại tài sản. Thỉnh thoảng vẫn thấy tin tức về việc bom dẫn đường của Nga bị rơi trên lãnh thổ Nga.
Nếu thông tin trên là đúng, thì xét về mức độ sử dụng bom lớn như vậy, những quả bom và các mô-đun dẫn đường cánh lượn (UMPK) này được sản xuất tại Nga có độ tin cậy rất tốt. Ngay cả khi độ chính xác không đủ cao, nó có thể bù đắp bằng sức công phá cực lớn. (Nguồn ảnh: Financial Times, OSNIT, CNN, Ukrinform).