Thông tin này được trang Defense Express của Ukraine hôm 24/9 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết. "Tổng giá trị của thương vụ mua 16 pháo tự hành 2S1 Gvozdika lên tới 1,56 triệu USD".Điều đặc biệt, những khẩu pháo tự hành này chính là loại vũ khí từng được Ukraine bán tháo thời kỳ hậu Xô Viết.Cụ thể, Kiev từng có trong trang bị gần ngàn hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvozdika.Tính đến năm 2014, chỉ còn chưa đầy 30% số này có thể hoạt động, số còn lại đã được Kiev bán cho đối tác nước ngoài và một số do không đủ ngân sách để duy trì hoạt động nên đã bị hỏng hóc.Hiện nay, do ngân sách dành cho quốc phòng không đủ để mua vũ khí mới cộng với hậu quả từ cuôc xung đột kéo dài với lực lượng ly khai miền Đông khiến hệ thống pháo tự hành của quân chính phủ Ukraine bị phá hủy và thiếu nghiêm trọng.Chính vì vậy, Ukraine đã phải mua lại loại vũ khí từng bị chính mình bán tháo.2S1 Gvozdika là một loại pháo tự hành của Liên Xô dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ PT-76.Sức mạnh của 2S1 chính là khẩu pháo cỡ nòng 122mm, một số quốc gia còn lắp thêm một khẩu súng máy để tiêu diệt bộ binh hoặc máy bay tầm thấp.Sau khi trang bị đại trà cho các lực lượng hồng quân, Liên Xô bắt đầu chuyển gia cho các nước đồng minh.Ba Lan là quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô được biên chế loại pháo này vào năm 1974.Chính điều này đã khiến quân đội Mỹ và NATO định danh cho loại pháo này là M1974 khi họ phát hiện ra nó vào chính năm mà Ba Lan sở hữu.Sau Ba Lan pháo tự hành 2S1 được sử dụng rộng rãi trong khối XHCN và hàng chục quốc gia khác.Khác với đại đa số pháo tự hành khác không có khả năng lội nước thì pháo tự hành 2S1 lại có thể bơi với vận tốc 4,5 km/h. Điều này giúp pháo cơ động hơn trên chiến trường.2S1 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt và chế áp lực lượng cơ động, các hỏa điểm của bộ binh, phá hủy các loại công sự dã chiến, vượt qua các bãi mìn, các chướng ngại vật (hàng rào thép gai).Sự cơ động cao cũng khiến 2S1 thường được dùng để đấu lại các loại pháo, súng cối và phương tiện bọc thép của đối phương.Khẩu pháo chính, nòng xoắn D32 122mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ có thể bắn 4-5 viên/phút.Vì pháo D32 cải tiến dựa trên lựu pháo kéo D30 122mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng).Việc bắn được nhiều loại đạn cỡ 122mm giúp tiết kiệm cũng như dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược trong môi trường tác chiến cường độ caoViệc bắn được nhiều loại đạn cỡ 122mm giúp tiết kiệm cũng như dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược trong môi trường tác chiến cường độ cao.Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15km) và 5 viên chống tăng.Để điều khiển loại pháo tự hành cần kíp điều khiển 4 người bao gồm: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn.Để tăng khả năng bảo vệ cho kíp điều khiển, toàn bộ thân xe và tháp pháo bọc giáp chống lại đạn bộ binh và mảnh văng đạn pháo.Xe được trang bị động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. Dù ra đời đã lâu nhưng pháo 2S1 Gvozdika vẫn là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của lực lượng pháo binh.
Thông tin này được trang Defense Express của Ukraine hôm 24/9 dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng nước này cho biết. "Tổng giá trị của thương vụ mua 16 pháo tự hành 2S1 Gvozdika lên tới 1,56 triệu USD".
Điều đặc biệt, những khẩu pháo tự hành này chính là loại vũ khí từng được Ukraine bán tháo thời kỳ hậu Xô Viết.
Cụ thể, Kiev từng có trong trang bị gần ngàn hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvozdika.
Tính đến năm 2014, chỉ còn chưa đầy 30% số này có thể hoạt động, số còn lại đã được Kiev bán cho đối tác nước ngoài và một số do không đủ ngân sách để duy trì hoạt động nên đã bị hỏng hóc.
Hiện nay, do ngân sách dành cho quốc phòng không đủ để mua vũ khí mới cộng với hậu quả từ cuôc xung đột kéo dài với lực lượng ly khai miền Đông khiến hệ thống pháo tự hành của quân chính phủ Ukraine bị phá hủy và thiếu nghiêm trọng.
Chính vì vậy, Ukraine đã phải mua lại loại vũ khí từng bị chính mình bán tháo.
2S1 Gvozdika là một loại pháo tự hành của Liên Xô dựa trên cơ sở xe tăng hạng nhẹ PT-76.
Sức mạnh của 2S1 chính là khẩu pháo cỡ nòng 122mm, một số quốc gia còn lắp thêm một khẩu súng máy để tiêu diệt bộ binh hoặc máy bay tầm thấp.
Sau khi trang bị đại trà cho các lực lượng hồng quân, Liên Xô bắt đầu chuyển gia cho các nước đồng minh.
Ba Lan là quốc gia đầu tiên ngoài Liên Xô được biên chế loại pháo này vào năm 1974.
Chính điều này đã khiến quân đội Mỹ và NATO định danh cho loại pháo này là M1974 khi họ phát hiện ra nó vào chính năm mà Ba Lan sở hữu.
Sau Ba Lan pháo tự hành 2S1 được sử dụng rộng rãi trong khối XHCN và hàng chục quốc gia khác.
Khác với đại đa số pháo tự hành khác không có khả năng lội nước thì pháo tự hành 2S1 lại có thể bơi với vận tốc 4,5 km/h. Điều này giúp pháo cơ động hơn trên chiến trường.
2S1 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt và chế áp lực lượng cơ động, các hỏa điểm của bộ binh, phá hủy các loại công sự dã chiến, vượt qua các bãi mìn, các chướng ngại vật (hàng rào thép gai).
Sự cơ động cao cũng khiến 2S1 thường được dùng để đấu lại các loại pháo, súng cối và phương tiện bọc thép của đối phương.
Khẩu pháo chính, nòng xoắn D32 122mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ có thể bắn 4-5 viên/phút.
Vì pháo D32 cải tiến dựa trên lựu pháo kéo D30 122mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng).
Việc bắn được nhiều loại đạn cỡ 122mm giúp tiết kiệm cũng như dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược trong môi trường tác chiến cường độ caoViệc bắn được nhiều loại đạn cỡ 122mm giúp tiết kiệm cũng như dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược trong môi trường tác chiến cường độ cao.
Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15km) và 5 viên chống tăng.
Để điều khiển loại pháo tự hành cần kíp điều khiển 4 người bao gồm: trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn.
Để tăng khả năng bảo vệ cho kíp điều khiển, toàn bộ thân xe và tháp pháo bọc giáp chống lại đạn bộ binh và mảnh văng đạn pháo.
Xe được trang bị động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. Dù ra đời đã lâu nhưng pháo 2S1 Gvozdika vẫn là một trong những vũ khí đáng sợ nhất của lực lượng pháo binh.