Mặc dù là hai quốc gia theo đạo Hồi, có chung đường biên giới, nhưng giữa Iran và Azerbaijan còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau; việc Iran cho phép Armenia vận chuyển các loại vũ khí, trang bị cũng như các loại vật tư khác đi qua Iran đã khiến Azerbaijan khá bất mãn. Ảnh: Bản đồ khu vực Kavkaz - Nguồn: Wikipedia.Cùng với đó là nhiều UAV của Azerbaijan đã bay "lạc" sang không phận Iran; rõ ràng những hành động như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.Nhưng Iran không phải là Armenia, đây là một cường quốc trong khu vực, nên những hành động "vượt mặt" của Azerbaijan trước Iran không bao giờ được phía Iran chấp nhận; nhất là việc UAV Azerbaijan thường xuyên xâm phạm lãnh thổ Iran. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.Vì vậy không dừng ở việc bày tỏ thái độ "quan ngại" hoặc "phản đối", Iran đã "thẳng tay" bắn hạ UAV của Azerbaijan. Đây không chỉ là hành động tự vệ bảo vệ an toàn không phân quốc gia, mà đằng sau việc Iran liên tục "hạ sát" UAV của Azerbaijan còn có nhiều bí mật khác. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.UAV được sử dụng ở Azerbaijan có nguồn gốc không hề đơn giản, theo thông tin nhận được cho đến nay, số UAV mà Azerbaijan sử dụng là loại UAV tự sát do Israel và TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Đây là 2 quốc gia kình địch với Iran tại khu vực Trung Đông. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: SinaVào ngày 22/10, lực lượng phòng không biên giới Iran bắn hạ một chiếc UAV của Azerbaijan xâm phạm lãnh thổ Iran; có thể khẳng định, đây là loại UAV cảm tử Harop do Israel sản xuất, được Azerbaijan nhập trước đó. Ảnh: Một chiếc UAV của Azerbaijan bị phòng không Iran bắn hạ - Nguồn: SinaUAV Harop là phiên bản nâng cấp của UAV chống bức xạ Habi nổi tiếng, còn được gọi là UAV chống bức xạ Habi 2.0; với thiết kế tàng hình, nên nó có thể giảm thiểu xác suất bị radar phát hiện. Ảnh: UAV Harop - Nguồn: SinaUAV Harop được phóng bằng bệ phóng gắn trên xe tải chuyên dụng, một xe tải chuyên dụng có thể mang theo 9 chiếc Harop và nếu mang đầy đủ nhiên liệu, một chiếc Harop có thể bay liên tục 6 giờ trên không. Nó có thể hoạt động ở chế độ tự động hoặc thủ công. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: SinaHarop được trang bị đầu đạn chuyên dụng và chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ chế áp phòng không. Ban đầu chiếc UAV này nhằm các mục tiêu có giá trị cao là radar phòng không, nhưng trong thực tế chiến đấu, UAV Harop có thể tấn công hầu hết các mục tiêu mặt đất và kết quả đạt được là khá tốt. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: SinaChiếc UAV Harop ngay từ khi ra mắt đã thu hút được nhiều quốc gia quan tâm, Azerbaijan cũng là một trong những khách hàng sử dụng chính của loại UAV này. Tuy nhiên với khả năng phòng không của Iran, việc bắn hạ một mục tiêu như vậy thực sự không quá khó. Ảnh: Tổng thống Azerbaijan Aliyev kiểm tra một hệ thống UAV Harop của nước này - Nguồn: SinaHiện nay Iran có nhiều loại UAV của nhiều quốc gia "không mời mà đến", nhưng chúng nhanh chóng bị Iran bắn hạ, và ẩn chứa trong đó nhiều bí mật quân sự quan trọng mà Iran rất cần; không chỉ UAV của Azerbaijan đi lạc, Iran đã bắt và bắn rơi nhiều UAV của Mỹ và đây là những nguồn cung cấp thông tin vô giá với Iran. Ảnh: UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ bị Iran "bắt sống" - Nguồn: IRNATrong thời đại 4.0, công nghệ hiện đại được phổ cập về nhiều mặt, bản thân công nghệ UAV cũng không có quá nhiều thứ phức tạp, nhưng quan trọng nhất là hệ thống điều khiển tích hợp hệ thống; nhưng việc Iran có thể khám phá được các loại UAV thì chứng tỏ trình độ kỹ thuật của chính Iran không thấp. Ảnh: Mẫu UAV của Iran giống hệt UAV MQ-9 của Mỹ - Nguồn: PressPVViệc Iran có thể "ép" được UAV của Mỹ hạ cánh và "sao chép" thành công nhiều loại UAV hiện đại theo mẫu của Mỹ, như vậy có thể coi Iran là bậc thầy về chế tạo UAV và không nhiều quốc gia có thể làm được như vậy. Ảnh: UAV Kian mới của Iran có thể vừa làm nhiệm vụ do thám vừa tấn công khi cần thiết - Nguồn: IRNANếu bạn có thể nhận được đồ thật, điều đó tương đương với việc biết trước câu trả lời của người khác. Việc phát triển bất kỳ một sản phẩm mới còn hơi khó, nhưng việc bắt chước đơn giản hơn nhiều. Và câu hỏi đặt ra là, Iran có thể sao chép mẫu UAV cảm tử Harop nhanh chóng như thế nào mà thôi. Ảnh: Mẫu UAV của Iran "nhái" UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ - Nguồn: IRNA Video UAV Azerbaijan phá hủy hệ thống phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan
Mặc dù là hai quốc gia theo đạo Hồi, có chung đường biên giới, nhưng giữa Iran và Azerbaijan còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau; việc Iran cho phép Armenia vận chuyển các loại vũ khí, trang bị cũng như các loại vật tư khác đi qua Iran đã khiến Azerbaijan khá bất mãn. Ảnh: Bản đồ khu vực Kavkaz - Nguồn: Wikipedia.
Cùng với đó là nhiều UAV của Azerbaijan đã bay "lạc" sang không phận Iran; rõ ràng những hành động như vậy là không phù hợp với thông lệ quốc tế. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng Iran không phải là Armenia, đây là một cường quốc trong khu vực, nên những hành động "vượt mặt" của Azerbaijan trước Iran không bao giờ được phía Iran chấp nhận; nhất là việc UAV Azerbaijan thường xuyên xâm phạm lãnh thổ Iran. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.
Vì vậy không dừng ở việc bày tỏ thái độ "quan ngại" hoặc "phản đối", Iran đã "thẳng tay" bắn hạ UAV của Azerbaijan. Đây không chỉ là hành động tự vệ bảo vệ an toàn không phân quốc gia, mà đằng sau việc Iran liên tục "hạ sát" UAV của Azerbaijan còn có nhiều bí mật khác. Ảnh: Lực lượng phòng không của Iran - Nguồn: Wikipedia.
UAV được sử dụng ở Azerbaijan có nguồn gốc không hề đơn giản, theo thông tin nhận được cho đến nay, số UAV mà Azerbaijan sử dụng là loại UAV tự sát do Israel và TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Đây là 2 quốc gia kình địch với Iran tại khu vực Trung Đông. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: Sina
Vào ngày 22/10, lực lượng phòng không biên giới Iran bắn hạ một chiếc UAV của Azerbaijan xâm phạm lãnh thổ Iran; có thể khẳng định, đây là loại UAV cảm tử Harop do Israel sản xuất, được Azerbaijan nhập trước đó. Ảnh: Một chiếc UAV của Azerbaijan bị phòng không Iran bắn hạ - Nguồn: Sina
UAV Harop là phiên bản nâng cấp của UAV chống bức xạ Habi nổi tiếng, còn được gọi là UAV chống bức xạ Habi 2.0; với thiết kế tàng hình, nên nó có thể giảm thiểu xác suất bị radar phát hiện. Ảnh: UAV Harop - Nguồn: Sina
UAV Harop được phóng bằng bệ phóng gắn trên xe tải chuyên dụng, một xe tải chuyên dụng có thể mang theo 9 chiếc Harop và nếu mang đầy đủ nhiên liệu, một chiếc Harop có thể bay liên tục 6 giờ trên không. Nó có thể hoạt động ở chế độ tự động hoặc thủ công. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: Sina
Harop được trang bị đầu đạn chuyên dụng và chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ chế áp phòng không. Ban đầu chiếc UAV này nhằm các mục tiêu có giá trị cao là radar phòng không, nhưng trong thực tế chiến đấu, UAV Harop có thể tấn công hầu hết các mục tiêu mặt đất và kết quả đạt được là khá tốt. Ảnh: UAV Harop do Israel sản xuất - Nguồn: Sina
Chiếc UAV Harop ngay từ khi ra mắt đã thu hút được nhiều quốc gia quan tâm, Azerbaijan cũng là một trong những khách hàng sử dụng chính của loại UAV này. Tuy nhiên với khả năng phòng không của Iran, việc bắn hạ một mục tiêu như vậy thực sự không quá khó. Ảnh: Tổng thống Azerbaijan Aliyev kiểm tra một hệ thống UAV Harop của nước này - Nguồn: Sina
Hiện nay Iran có nhiều loại UAV của nhiều quốc gia "không mời mà đến", nhưng chúng nhanh chóng bị Iran bắn hạ, và ẩn chứa trong đó nhiều bí mật quân sự quan trọng mà Iran rất cần; không chỉ UAV của Azerbaijan đi lạc, Iran đã bắt và bắn rơi nhiều UAV của Mỹ và đây là những nguồn cung cấp thông tin vô giá với Iran. Ảnh: UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ bị Iran "bắt sống" - Nguồn: IRNA
Trong thời đại 4.0, công nghệ hiện đại được phổ cập về nhiều mặt, bản thân công nghệ UAV cũng không có quá nhiều thứ phức tạp, nhưng quan trọng nhất là hệ thống điều khiển tích hợp hệ thống; nhưng việc Iran có thể khám phá được các loại UAV thì chứng tỏ trình độ kỹ thuật của chính Iran không thấp. Ảnh: Mẫu UAV của Iran giống hệt UAV MQ-9 của Mỹ - Nguồn: PressPV
Việc Iran có thể "ép" được UAV của Mỹ hạ cánh và "sao chép" thành công nhiều loại UAV hiện đại theo mẫu của Mỹ, như vậy có thể coi Iran là bậc thầy về chế tạo UAV và không nhiều quốc gia có thể làm được như vậy. Ảnh: UAV Kian mới của Iran có thể vừa làm nhiệm vụ do thám vừa tấn công khi cần thiết - Nguồn: IRNA
Nếu bạn có thể nhận được đồ thật, điều đó tương đương với việc biết trước câu trả lời của người khác. Việc phát triển bất kỳ một sản phẩm mới còn hơi khó, nhưng việc bắt chước đơn giản hơn nhiều. Và câu hỏi đặt ra là, Iran có thể sao chép mẫu UAV cảm tử Harop nhanh chóng như thế nào mà thôi. Ảnh: Mẫu UAV của Iran "nhái" UAV RQ-170 Sentinel của Mỹ - Nguồn: IRNA
Video UAV Azerbaijan phá hủy hệ thống phòng không Armenia - Nguồn: BQP Azerbaijan