Theo tin từ trang web Eurasia Times của Ấn Độ, hai Bộ trưởng Mỹ là Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper vừa có chuyến thăm cấp cao tới Ấn Độ. Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành đối thoại cấp Bộ trưởng 2+2 và việc Mỹ bán UAV MQ-9B Reaper cho Ấn Độ, cũng nằm trong nội dung chương trình nghị sự của cả hai bên.Nhưng theo một số thông tin gần đây tiết lộ, Ấn Độ đã từ chối đề nghị mua loại UAV MQ-9B của Mỹ vì Ấn Độ cho rằng, hợp đồng với tổng giá trị 3 tỷ USD cho 30 chiếc UAV MQ-9B (đơn giá 100 triệu USD/chiếc) là quá đắt. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ mua 30 chiếc UAV MQ-9B, và số UAV trên sẽ chia đều cho lục quân, hải quân và không quân; mỗi quân chủng sẽ nhận 10 chiếc. Lô 6 UAV đầu tiên, trị giá 600 triệu USD sẽ được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ trong vài tháng tới, chia đều mỗi quân chủng 2 chiếc. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.Số 24 UAV MQ-9B còn lại, sẽ được giao tiếp trong ba năm tới. Tuy nhiên thỏa thuận mua bán sẽ không có chuyển giao công nghệ, hoặc bồi thường khi UAV bị tai nạn do vấn đề kỹ thuật; đây cũng là một vấn đề mà Mỹ và Ấn Độ đã thảo luận nhiều, trong một số cuộc đàm phán cấp kỹ thuật. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.Việc Ấn Độ từ chối mua UAV của Mỹ đã khiến nhiều chuyên gia quốc phòng ngạc nhiên, vì Ấn Độ rất háo hức mong muốn có được loại UAV này. Nhưng dù hiện đại đến đâu, thì những UAV này cũng rất dễ bị bắn hạ; nhất là đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan, những quốc gia này có lực lượng phòng không tương đối hiện đại. Ảnh: Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc - Nguồn: SinaThành công của máy bay không người lái Mỹ trên chiến trường Afghanistan chủ yếu là do Taliban thiếu khả năng phòng không. Ở Trung Đông hoặc các khu vực khác, những UAV do Mỹ sản xuất này thậm chí còn bị bắn hạ bởi những tên lửa có từ thời Liên Xô, đã rất lạc hậu. Ảnh: UAV TB-2 bị bắn rơi trên chiến trường Syria - Nguồn: TopwarCuộc xung đột gần đây giữa Armenia và Azerbaijan có thể đã chứng tỏ vai trò to lớn nhất của UAV trong việc tấn công các mục tiêu bọc thép của đối phương; nhưng mặt trái là cả hai bên xung đột cũng đã mất một số lượng lớn UAV. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị Armenia bắn hạ - Nguồn: SinaViệc lực lượng phòng không Iran với tên lửa tự chế, đã bắn rơi chiếc UAV trinh sát tầm cao MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ vào tháng 6/2019, cũng là nguyên nhân để các nhà lãnh đạo Ấn Độ bàn thảo. Vì vậy với giá thành cao và dễ bị tổn thương của UAV, sẽ là nguyên nhân khiến Quân đội Ấn Độ xem xét lại. Ảnh: Xác chiếc UAV MQ-4C của Mỹ bị Iran bắn rơi - Nguồn: SinaCác quan chức Mỹ hy vọng, thỏa thuận xuất khẩu UAV MQ-9B sẽ trở thành điểm nhấn trong chuyến thăm của họ tới Ấn Độ. Tuy nhiên, hai nước mới chỉ ký "Thỏa thuận hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA)" về trao đổi thông tin địa lý. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.Thông qua thỏa thuận BECA, Ấn Độ có thể sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và bản đồ số của Mỹ, mở đường cho việc mua MQ-9B trong tương lai. Mặc dù thỏa thuận mua UAV vẫn có thể được ký kết trong tương lai, nhưng kế hoạch này dường như đã bị Ấn Độ gác lại, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.Thay vào đó, quân đội Ấn Độ có thể tiến hành "Dự án Cheetah", nâng cấp số UAV hiện có để đạt được khả năng tấn công đối phương. Theo dự án này, 90 chiếc UAV Heron của Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ, sẽ được nâng cấp để trang bị bom dẫn đường bằng laser, tên lửa không đối đất và tên lửa chống tăng. Ảnh: UAV Heron của Quân đội Ấn Độ - Nguồn: PTIKinh phí tiết kiệm từ hợp đồng mua UAV MQ-9B của Mỹ có thể sẽ giành để mua loại máy bay chiến đấu nội địa Tejas Mk-1A và trực thăng chiến đấu hạng nhẹ; đồng thời hỗ trợ kế hoạch "Make in India - Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Ấn Độ Modi. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas Mk-1A do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn: Sina. Tính từ năm 2007, Mỹ đã bán cho Ấn Độ số vũ khí trị giá hơn 21 tỷ USD. Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng 2+2 lần này, Washington đã rất tích cực và thúc giục chính phủ Ấn Độ ký thỏa thuận BECA, để sử dụng tốt hơn các loại vũ khí công nghệ cao kể cả của Mỹ cũng như do Ấn Độ tự phát triển. Ảnh: Lựu pháo siêu nhẹ M-777 mà Quân đội Ấn Độ nhập từ Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Mối quan hệ và hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã trở nên thân thiết hơn trong thời gian gần đây; trong tương lai, có khả năng Ấn Độ sẽ trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Mỹ; trong chương trình nghị sự của cuộc gặp Bộ trưởng 2+2 lần này, cũng bàn việc Mỹ tham gia cuộc tập trận hải quân chung Malabar 2020 với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trên biển Ấn Độ Dương. Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN
Theo tin từ trang web Eurasia Times của Ấn Độ, hai Bộ trưởng Mỹ là Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper vừa có chuyến thăm cấp cao tới Ấn Độ. Mỹ và Ấn Độ đã tiến hành đối thoại cấp Bộ trưởng 2+2 và việc Mỹ bán UAV MQ-9B Reaper cho Ấn Độ, cũng nằm trong nội dung chương trình nghị sự của cả hai bên.
Nhưng theo một số thông tin gần đây tiết lộ, Ấn Độ đã từ chối đề nghị mua loại UAV MQ-9B của Mỹ vì Ấn Độ cho rằng, hợp đồng với tổng giá trị 3 tỷ USD cho 30 chiếc UAV MQ-9B (đơn giá 100 triệu USD/chiếc) là quá đắt. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.
Theo kế hoạch, Ấn Độ sẽ mua 30 chiếc UAV MQ-9B, và số UAV trên sẽ chia đều cho lục quân, hải quân và không quân; mỗi quân chủng sẽ nhận 10 chiếc. Lô 6 UAV đầu tiên, trị giá 600 triệu USD sẽ được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ trong vài tháng tới, chia đều mỗi quân chủng 2 chiếc. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.
Số 24 UAV MQ-9B còn lại, sẽ được giao tiếp trong ba năm tới. Tuy nhiên thỏa thuận mua bán sẽ không có chuyển giao công nghệ, hoặc bồi thường khi UAV bị tai nạn do vấn đề kỹ thuật; đây cũng là một vấn đề mà Mỹ và Ấn Độ đã thảo luận nhiều, trong một số cuộc đàm phán cấp kỹ thuật. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.
Việc Ấn Độ từ chối mua UAV của Mỹ đã khiến nhiều chuyên gia quốc phòng ngạc nhiên, vì Ấn Độ rất háo hức mong muốn có được loại UAV này. Nhưng dù hiện đại đến đâu, thì những UAV này cũng rất dễ bị bắn hạ; nhất là đối thủ của Ấn Độ là Trung Quốc và Pakistan, những quốc gia này có lực lượng phòng không tương đối hiện đại. Ảnh: Tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Thành công của máy bay không người lái Mỹ trên chiến trường Afghanistan chủ yếu là do Taliban thiếu khả năng phòng không. Ở Trung Đông hoặc các khu vực khác, những UAV do Mỹ sản xuất này thậm chí còn bị bắn hạ bởi những tên lửa có từ thời Liên Xô, đã rất lạc hậu. Ảnh: UAV TB-2 bị bắn rơi trên chiến trường Syria - Nguồn: Topwar
Cuộc xung đột gần đây giữa Armenia và Azerbaijan có thể đã chứng tỏ vai trò to lớn nhất của UAV trong việc tấn công các mục tiêu bọc thép của đối phương; nhưng mặt trái là cả hai bên xung đột cũng đã mất một số lượng lớn UAV. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị Armenia bắn hạ - Nguồn: Sina
Việc lực lượng phòng không Iran với tên lửa tự chế, đã bắn rơi chiếc UAV trinh sát tầm cao MQ-4C Triton của Hải quân Mỹ vào tháng 6/2019, cũng là nguyên nhân để các nhà lãnh đạo Ấn Độ bàn thảo. Vì vậy với giá thành cao và dễ bị tổn thương của UAV, sẽ là nguyên nhân khiến Quân đội Ấn Độ xem xét lại. Ảnh: Xác chiếc UAV MQ-4C của Mỹ bị Iran bắn rơi - Nguồn: Sina
Các quan chức Mỹ hy vọng, thỏa thuận xuất khẩu UAV MQ-9B sẽ trở thành điểm nhấn trong chuyến thăm của họ tới Ấn Độ. Tuy nhiên, hai nước mới chỉ ký "Thỏa thuận hợp tác và trao đổi cơ bản (BECA)" về trao đổi thông tin địa lý. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.
Thông qua thỏa thuận BECA, Ấn Độ có thể sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và bản đồ số của Mỹ, mở đường cho việc mua MQ-9B trong tương lai. Mặc dù thỏa thuận mua UAV vẫn có thể được ký kết trong tương lai, nhưng kế hoạch này dường như đã bị Ấn Độ gác lại, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Ảnh: UAV MQ-9B. Nguồn: Wikipedia.
Thay vào đó, quân đội Ấn Độ có thể tiến hành "Dự án Cheetah", nâng cấp số UAV hiện có để đạt được khả năng tấn công đối phương. Theo dự án này, 90 chiếc UAV Heron của Lục quân, Hải quân và Không quân Ấn Độ, sẽ được nâng cấp để trang bị bom dẫn đường bằng laser, tên lửa không đối đất và tên lửa chống tăng. Ảnh: UAV Heron của Quân đội Ấn Độ - Nguồn: PTI
Kinh phí tiết kiệm từ hợp đồng mua UAV MQ-9B của Mỹ có thể sẽ giành để mua loại máy bay chiến đấu nội địa Tejas Mk-1A và trực thăng chiến đấu hạng nhẹ; đồng thời hỗ trợ kế hoạch "Make in India - Sản xuất tại Ấn Độ" của Thủ tướng Ấn Độ Modi. Ảnh: Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas Mk-1A do Ấn Độ tự phát triển - Nguồn: Sina
. Tính từ năm 2007, Mỹ đã bán cho Ấn Độ số vũ khí trị giá hơn 21 tỷ USD. Trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng 2+2 lần này, Washington đã rất tích cực và thúc giục chính phủ Ấn Độ ký thỏa thuận BECA, để sử dụng tốt hơn các loại vũ khí công nghệ cao kể cả của Mỹ cũng như do Ấn Độ tự phát triển. Ảnh: Lựu pháo siêu nhẹ M-777 mà Quân đội Ấn Độ nhập từ Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Mối quan hệ và hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã trở nên thân thiết hơn trong thời gian gần đây; trong tương lai, có khả năng Ấn Độ sẽ trở thành khách hàng mua vũ khí nhiều nhất của Mỹ; trong chương trình nghị sự của cuộc gặp Bộ trưởng 2+2 lần này, cũng bàn việc Mỹ tham gia cuộc tập trận hải quân chung Malabar 2020 với Ấn Độ, Nhật Bản và Australia trên biển Ấn Độ Dương. Ảnh: Trực thăng vũ trang Apache Ấn Độ mua của Mỹ - Nguồn: Sina
Video UAV Predator: Khắc tinh của khủng bố - Nguồn: QPVN