Trong những năm gần đây, cùng với việc trang bị thêm nhiều vũ khí khí tài hiện đại, Quân chủng Hải quân tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu sửa chữa, cũng như từng bước làm chủ việc chế tạo một số khí tài trang bị trên các loại tàu chiến mới. Theo báo QĐND, một trong những đề tài mà Quân chủng Hải quân đang triển khai và bước đầu đạt kết quả tốt như: nghiên cứu chế tạo camera/radar MP-123; chế tạo bộ lọc nhiễu/radar MP-123; chế tạo thủy lôi đa kênh APM… Nguồn ảnh: Đại DươngTrong các đề tài đạt kết quả tốt bước đầu đó, đáng lưu ý là hệ thống radar MP-123. Đây là trang bị cảm biến cơ bản trên hầu hết các tàu chiến mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Trong ảnh, anten hình cầu dài trên nóc đài chỉ huy là thành phần thuộc tổ hợp radar MP-123. Nguồn ảnh: Concern-AgatRadar MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 được thiết kế để chỉ thị mục tiêu cho nhiều tổ hợp vũ khí trên hạm, ví dụ như pháo hạm AK-100, AK-176, AK-230, AK-630M, AK-726, A-190 và các hệ thống pháo phản lực 122-140mm HPO-MC. Nguồn ảnh: WikipediaMà hiện nay, các tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam đa số sử dụng pháo hạm AK-176, chỉ còn một ít tàu cũ thời Liên Xô dùng AK-726 hay AK-230. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo radar dẫn bắn có thể là một bước chuẩn bị hoặc “hoàn thiện” việc nghiên cứu tự sản xuất hệ thống pháo hạm AK-176 tiên tiến của Nga? Nguồn ảnh: Tuổi TrẻHệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 tích hợp nhiều thành phần làm nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, chỉ thị mục tiêu để tác chiến. Trong ảnh là bộ phận radar chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống pháo, nó có tầm hoạt động 45km trong điều kiện không bị gây nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Concern-AgatTrong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh, MP-123 được trang bị radar quang - điện tử (tích hợp kênh TV và chỉ thị mục tiêu laser) có tầm trinh sát đến 25km. Nguồn ảnh: Concern-AgatVới việc kết hợp radar điều khiển hỏa lực tiên tiến, pháo hải quân AK-176 vận hành tác chiến rất đơn giản, hiệu quả rất cao. Pháo thủ không cần thiết phải ngồi trong tháp pháo mà thay vào đó anh ta có thể ngồi yên vị trong khoang tàu chiến để tác xạ. Trong ảnh, pháo hạm AK-176 trên tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVNAK-176 là hệ thống pháo hải quân do Cục thiết kế TSNII BUREVESTNIK thiết kế năm 1971, được nhà máy chế tạo máy Gorky sản xuất từ năm 1977. Pháo hạm AK-176 có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, bờ biển và mục tiêu trên không bao gồm cả tên lửa hành trình chống hạm. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournalPháo hạm AK-176 được thiết kế nhằm trang bị cho các tàu chiến dưới 2.000 tấn với tổng trọng lượng nhẹ - 10,29 tấn (không gồm đạn và trang bị làm mát), lắp khẩu pháo 76,2mm nặng 821kg, chiều dài nòng 4,48m. Tuổi thọ nòng 3.000 viên - nghĩa là sau khi bắn chừng ấy viên, buộc phải thay nòng. Do đó, sớm muộn Việt Nam cũng sẽ phải nghiên cứu chế tạo nòng pháo nếu không sẽ khá tốn kém để thay nòng pháo. Nguồn ảnh: SinaPháo hạm AK-176 đạt tốc độ bắn cao nhất 120-130 phát/phút, ngoài ra có thể tùy chọn các chế độ bắn 30 hay 60 phát/phút. Tầm bắn đạn đạo của pháo 15,7km, có thể bắn cao tới 11km, bán kính sát thương mỗi viên đạn nổ trên không khoảng 8m. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournalNgoài khả năng tiêu diệt các tàu nhỏ, tấn công đổ bộ, khả năng chống tên lửa của AK-176 khó đánh giá được hết. Các cuộc thử nghiệm trước đây được tiến hành với tên lửa chống tăng Falanga "đóng giả" tên lửa Harpoon của Mỹ không tương xứng lắm. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournal
Trong những năm gần đây, cùng với việc trang bị thêm nhiều vũ khí khí tài hiện đại, Quân chủng Hải quân tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu sửa chữa, cũng như từng bước làm chủ việc chế tạo một số khí tài trang bị trên các loại tàu chiến mới. Theo báo QĐND, một trong những đề tài mà Quân chủng Hải quân đang triển khai và bước đầu đạt kết quả tốt như: nghiên cứu chế tạo camera/radar MP-123; chế tạo bộ lọc nhiễu/radar MP-123; chế tạo thủy lôi đa kênh APM… Nguồn ảnh: Đại Dương
Trong các đề tài đạt kết quả tốt bước đầu đó, đáng lưu ý là hệ thống radar MP-123. Đây là trang bị cảm biến cơ bản trên hầu hết các tàu chiến mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Trong ảnh, anten hình cầu dài trên nóc đài chỉ huy là thành phần thuộc tổ hợp radar MP-123. Nguồn ảnh: Concern-Agat
Radar MP-123 hay còn gọi là hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 được thiết kế để chỉ thị mục tiêu cho nhiều tổ hợp vũ khí trên hạm, ví dụ như pháo hạm AK-100, AK-176, AK-230, AK-630M, AK-726, A-190 và các hệ thống pháo phản lực 122-140mm HPO-MC. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mà hiện nay, các tàu chiến hiện đại của Hải quân Việt Nam đa số sử dụng pháo hạm AK-176, chỉ còn một ít tàu cũ thời Liên Xô dùng AK-726 hay AK-230. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo radar dẫn bắn có thể là một bước chuẩn bị hoặc “hoàn thiện” việc nghiên cứu tự sản xuất hệ thống pháo hạm AK-176 tiên tiến của Nga? Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Hệ thống điều khiển hỏa lực MP-123 tích hợp nhiều thành phần làm nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, chỉ thị mục tiêu để tác chiến. Trong ảnh là bộ phận radar chỉ thị mục tiêu cho các hệ thống pháo, nó có tầm hoạt động 45km trong điều kiện không bị gây nhiễu điện tử. Nguồn ảnh: Concern-Agat
Trong điều kiện bị gây nhiễu điện tử mạnh, MP-123 được trang bị radar quang - điện tử (tích hợp kênh TV và chỉ thị mục tiêu laser) có tầm trinh sát đến 25km. Nguồn ảnh: Concern-Agat
Với việc kết hợp radar điều khiển hỏa lực tiên tiến, pháo hải quân AK-176 vận hành tác chiến rất đơn giản, hiệu quả rất cao. Pháo thủ không cần thiết phải ngồi trong tháp pháo mà thay vào đó anh ta có thể ngồi yên vị trong khoang tàu chiến để tác xạ. Trong ảnh, pháo hạm AK-176 trên tàu tên lửa Molniya của Hải quân Việt Nam khai hỏa. Nguồn ảnh: QPVN
AK-176 là hệ thống pháo hải quân do Cục thiết kế TSNII BUREVESTNIK thiết kế năm 1971, được nhà máy chế tạo máy Gorky sản xuất từ năm 1977. Pháo hạm AK-176 có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển, bờ biển và mục tiêu trên không bao gồm cả tên lửa hành trình chống hạm. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournal
Pháo hạm AK-176 được thiết kế nhằm trang bị cho các tàu chiến dưới 2.000 tấn với tổng trọng lượng nhẹ - 10,29 tấn (không gồm đạn và trang bị làm mát), lắp khẩu pháo 76,2mm nặng 821kg, chiều dài nòng 4,48m. Tuổi thọ nòng 3.000 viên - nghĩa là sau khi bắn chừng ấy viên, buộc phải thay nòng. Do đó, sớm muộn Việt Nam cũng sẽ phải nghiên cứu chế tạo nòng pháo nếu không sẽ khá tốn kém để thay nòng pháo. Nguồn ảnh: Sina
Pháo hạm AK-176 đạt tốc độ bắn cao nhất 120-130 phát/phút, ngoài ra có thể tùy chọn các chế độ bắn 30 hay 60 phát/phút. Tầm bắn đạn đạo của pháo 15,7km, có thể bắn cao tới 11km, bán kính sát thương mỗi viên đạn nổ trên không khoảng 8m. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournal
Ngoài khả năng tiêu diệt các tàu nhỏ, tấn công đổ bộ, khả năng chống tên lửa của AK-176 khó đánh giá được hết. Các cuộc thử nghiệm trước đây được tiến hành với tên lửa chống tăng Falanga "đóng giả" tên lửa Harpoon của Mỹ không tương xứng lắm. Nguồn ảnh: kuleshovoleg.livejournal