Trung Quốc bắt đầu phát triển một loại tiêm kích đa nhiệm vụ hiện đại mới J-10 vào cuối những năm 1980, như là sự kế thừa cho các máy bay J-8 và J-9 của họ. J-10 của Trung Quốc được cho là một câu trả lời cho MiG-29 của Nga và F-16 của Mỹ.Chiến đấu cơ J-10 được sản xuất bởi Tập đoàn Máy bay Thành Đô (CAC), và đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1998; được công bố đưa vào hoạt động trong Quân đội Trung Quốc năm 2003, sau gần 18 năm phát triển.Theo chiến lược ban đầu, J-10 sẽ là trụ cột của lực lượng Không quân Trung Quốc; hiện có hơn 300 chiếc J-10 đang phục vụ trong biên chế Không quân, trong khi gần 25 biến thể hải quân của máy bay chiến đấu J-10, đang phục vụ cho lực lượng hàng không Hải quân PLA.Những chiếc J-10 của Trung Quốc gần đây đã gây chú ý, khi J-10 cùng với Su-30MKK của Trung Quốc tham gia “không chiến” trong bối cảnh mưa giông lớn và tầm nhìn kém, để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết của PLA.Nhưng với sự ra đời của các loại máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến hơn như J-16 và J-20 thế hệ thứ năm, các chuyên gia tiếp tục đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của J-10 trong lực lượng Không quân Trung Quốc.J-10 (NATO định danh là Firebird) là một máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, một động cơ, có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Được thiết kế cho các nhiệm vụ không đối không và tấn công của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).Tương tự như các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, J-10 sử dụng thiết kế cánh tam giác lớn và hai cánh vịt mũi (canard) để tăng khả năng cơ động. Trọng tải vũ khí tương tự như MiG-29 và F-16 với ba giá treo vũ khí trên mỗi cánh và ba giá treo ở bụng.J-10 có nhiều biến thể bao gồm phiên bản cải tiến đầu tiên J-10A, biến thể hải quân J-10AH, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Tandem J-10S và phiên bản nâng cấp J-10B, được trang bị radar quét điện tử chủ động (AESA) và một cảm biến quang học.Biến thể mới nhất và tiên tiến nhất của J-10 là J-10C, gần đây đã được trang bị động cơ sản xuất trong nước là WS-10 Taihang và xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong một buổi huấn luyện bắn đạn thật, sau khi gia nhập lực lượng Không quân PLA.J-10C được trang bị động cơ Taihang, lần đầu tiên được tiết lộ trong một video Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô phát hành vào tháng 3/2020, sau lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của J-10C, với động cơ phản lực nguyên bản AL-31 của Nga vào năm 2017.Làm nổi bật tầm quan trọng của động cơ nội địa, các chuyên gia quân sự phân tích, các cánh hoa của vòi phun trên động cơ WS-10, rộng hơn đáng kể so với trên động cơ AL-31 và WS-10 có cấu trúc vòng bao quanh bên trong vòi phun, mà AL -31 không có. Như vậy có thể thấy, vòi phun WS-10 có phần nhẹ hơn so với động cơ của Nga.Ngoài các hệ thống điện tử hàng không được cải tiến như radar điều khiển hỏa lực AESA và thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hình ảnh (IIR), J-10C có thể sử dụng nhiều vũ khí hàng không mới của Trung Quốc, bao gồm một số tên lửa tầm xa tiên tiến như PL-15.Theo ông Wang Ya'nan, Tổng biên tập Tạp chí Aerospace Knowledge có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với phóng viên tờ Hoàn Cầu: Bước tiếp theo, Trung Quốc dự kiến sẽ phát triển các động cơ tiên tiến hơn với tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn; tuổi thọ dài hơn, tiêu chuẩn bảo dưỡng hiệu quả hơn và công nghệ điều khiển thông minh để phù hợp với nhu cầu của máy bay thế hệ mới.Mặc dù đã phục vụ Không quân Trung Quốc hơn hai thập kỷ, tương lai của J-10 vẫn không chắc chắn, khi Trung Quốc chú trọng đến các loại máy bay chiến đấu tiên tiến như J-16 hay J-20. Trong khi đó, các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản đang sử dung các máy bay Rafale, Su-30MKI, F-15 và cả F-35.Theo National Interest, Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu J-16 dựa trên máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 do Liên Xô thiết kế. J-16 là loại máy bay phản lực hai động cơ cũng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, được ví là Su-35 của Trung Quốc.Ngoài ra Không quân Trung Quốc còn sở hữu nhiều J-11, với nhiều biến thể và nâng cấp như hệ thống cảnh báo tiếp cận tên lửa (MAWS), màn hình buồng lái cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực cho tên lửa R-77 hoặc PL-10.J-11 cũng đã trở thành một phần quan trọng của Không quân Trung Quốc với hơn 400 chiếc đang có trong biên chế; trong khi Không quân Hải quân sử dụng khoảng 70 chiếc J-11; và chỉ những chiếc máy bay hạng nặng này mới đủ sức đương đầu trong một cuộc chiến tương lai.Hơn nữa, với việc tập trung vào công nghệ tàng hình, Trung Quốc đang sản xuất hai loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 được đưa vào trang bị vào năm 2019 và FC-31 đang trong giai đoạn phát triển. Tương tự như cách F-35A của Mỹ sẽ thay thế F-16, FC-31 có thể sẽ thay thế J-10 trong Không quân PLA. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh các chiến đấu cơ J-10 - xương sống của Quân đội Trung Quốc ở thời điểm hiện tại và của hàng chục năm sắp tới. Nguồn ảnh: CNC.
Trung Quốc bắt đầu phát triển một loại tiêm kích đa nhiệm vụ hiện đại mới J-10 vào cuối những năm 1980, như là sự kế thừa cho các máy bay J-8 và J-9 của họ. J-10 của Trung Quốc được cho là một câu trả lời cho MiG-29 của Nga và F-16 của Mỹ.
Chiến đấu cơ J-10 được sản xuất bởi Tập đoàn Máy bay Thành Đô (CAC), và đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1998; được công bố đưa vào hoạt động trong Quân đội Trung Quốc năm 2003, sau gần 18 năm phát triển.
Theo chiến lược ban đầu, J-10 sẽ là trụ cột của lực lượng Không quân Trung Quốc; hiện có hơn 300 chiếc J-10 đang phục vụ trong biên chế Không quân, trong khi gần 25 biến thể hải quân của máy bay chiến đấu J-10, đang phục vụ cho lực lượng hàng không Hải quân PLA.
Những chiếc J-10 của Trung Quốc gần đây đã gây chú ý, khi J-10 cùng với Su-30MKK của Trung Quốc tham gia “không chiến” trong bối cảnh mưa giông lớn và tầm nhìn kém, để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết của PLA.
Nhưng với sự ra đời của các loại máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến hơn như J-16 và J-20 thế hệ thứ năm, các chuyên gia tiếp tục đặt ra câu hỏi về khả năng tồn tại của J-10 trong lực lượng Không quân Trung Quốc.
J-10 (NATO định danh là Firebird) là một máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, một động cơ, có khả năng hoạt động trong mọi thời tiết. Được thiết kế cho các nhiệm vụ không đối không và tấn công của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).
Tương tự như các máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, J-10 sử dụng thiết kế cánh tam giác lớn và hai cánh vịt mũi (canard) để tăng khả năng cơ động. Trọng tải vũ khí tương tự như MiG-29 và F-16 với ba giá treo vũ khí trên mỗi cánh và ba giá treo ở bụng.
J-10 có nhiều biến thể bao gồm phiên bản cải tiến đầu tiên J-10A, biến thể hải quân J-10AH, biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Tandem J-10S và phiên bản nâng cấp J-10B, được trang bị radar quét điện tử chủ động (AESA) và một cảm biến quang học.
Biến thể mới nhất và tiên tiến nhất của J-10 là J-10C, gần đây đã được trang bị động cơ sản xuất trong nước là WS-10 Taihang và xuất hiện lần đầu tiên trước công chúng trong một buổi huấn luyện bắn đạn thật, sau khi gia nhập lực lượng Không quân PLA.
J-10C được trang bị động cơ Taihang, lần đầu tiên được tiết lộ trong một video Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô phát hành vào tháng 3/2020, sau lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng của J-10C, với động cơ phản lực nguyên bản AL-31 của Nga vào năm 2017.
Làm nổi bật tầm quan trọng của động cơ nội địa, các chuyên gia quân sự phân tích, các cánh hoa của vòi phun trên động cơ WS-10, rộng hơn đáng kể so với trên động cơ AL-31 và WS-10 có cấu trúc vòng bao quanh bên trong vòi phun, mà AL -31 không có. Như vậy có thể thấy, vòi phun WS-10 có phần nhẹ hơn so với động cơ của Nga.
Ngoài các hệ thống điện tử hàng không được cải tiến như radar điều khiển hỏa lực AESA và thiết bị tìm kiếm hồng ngoại hình ảnh (IIR), J-10C có thể sử dụng nhiều vũ khí hàng không mới của Trung Quốc, bao gồm một số tên lửa tầm xa tiên tiến như PL-15.
Theo ông Wang Ya'nan, Tổng biên tập Tạp chí Aerospace Knowledge có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với phóng viên tờ Hoàn Cầu: Bước tiếp theo, Trung Quốc dự kiến sẽ phát triển các động cơ tiên tiến hơn với tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn; tuổi thọ dài hơn, tiêu chuẩn bảo dưỡng hiệu quả hơn và công nghệ điều khiển thông minh để phù hợp với nhu cầu của máy bay thế hệ mới.
Mặc dù đã phục vụ Không quân Trung Quốc hơn hai thập kỷ, tương lai của J-10 vẫn không chắc chắn, khi Trung Quốc chú trọng đến các loại máy bay chiến đấu tiên tiến như J-16 hay J-20. Trong khi đó, các đối thủ trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản đang sử dung các máy bay Rafale, Su-30MKI, F-15 và cả F-35.
Theo National Interest, Trung Quốc đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển máy bay chiến đấu J-16 dựa trên máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 do Liên Xô thiết kế. J-16 là loại máy bay phản lực hai động cơ cũng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012, được ví là Su-35 của Trung Quốc.
Ngoài ra Không quân Trung Quốc còn sở hữu nhiều J-11, với nhiều biến thể và nâng cấp như hệ thống cảnh báo tiếp cận tên lửa (MAWS), màn hình buồng lái cải tiến và hệ thống điều khiển hỏa lực cho tên lửa R-77 hoặc PL-10.
J-11 cũng đã trở thành một phần quan trọng của Không quân Trung Quốc với hơn 400 chiếc đang có trong biên chế; trong khi Không quân Hải quân sử dụng khoảng 70 chiếc J-11; và chỉ những chiếc máy bay hạng nặng này mới đủ sức đương đầu trong một cuộc chiến tương lai.
Hơn nữa, với việc tập trung vào công nghệ tàng hình, Trung Quốc đang sản xuất hai loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 được đưa vào trang bị vào năm 2019 và FC-31 đang trong giai đoạn phát triển. Tương tự như cách F-35A của Mỹ sẽ thay thế F-16, FC-31 có thể sẽ thay thế J-10 trong Không quân PLA. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh các chiến đấu cơ J-10 - xương sống của Quân đội Trung Quốc ở thời điểm hiện tại và của hàng chục năm sắp tới. Nguồn ảnh: CNC.