Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine thừa hưởng năng lực sản xuất loại xe tăng chủ lực cao cấp và đắt tiền nhất của Liên Xô là T-80. Những chiếc T-80 được chế tạo cùng với những chiếc T-72 vào những năm 1980 tại ba cơ sở riêng biệt thuộc Liên Xô, trong đó một cơ sở là nằm ở thành phố Kharkiv của Ukraina.Nga đã từ bỏ việc sản xuất xe tăng chủ lực T-80 vào năm 1992 để chuyển sang sử dụng T-72, vì loại xe tăng này được đánh giá là hiệu quả hơn nhiều về chi phí sản xuất và vận hành. Còn Ukraine vẫn tiếp tục sản xuất T-80 để xuất khẩu và hiện đại hóa thiết kế.Kết quả là đã cho ra đời xe tăng T-84 Oplot, xe tăng này sử dụng động cơ diesel thay vì tuabin khí như hầu hết những chiếc T-80, mang lại độ bền cao hơn nhưng có hiệu suất kém hơn trong thời tiết lạnh.Xe tăng T-84 sử dụng tháp pháo hàn có nguồn gốc trong nước, thay thế tháp pháo đúc có nguồn gốc từ Nga của T-80, giáp phản ứng nổ Duplet được phát triển trong nước cùng hệ thống bảo vệ chủ động Zaslon, động cơ cải tiến và khoang chứa đạn bọc thép trong tháp pháo cũng được làm mới.Tuy nhiên do quy mô quốc phòng của Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga và các lực lượng vũ trang của nước này cũng không triển khai T-84 trong vai trò chiến đấu, vì vậy hiện quân đội Ukraine chỉ trang bị số lượng rất nhỏ xe tăng T-84.Các vấn đề kỹ thuật của T-84 và việc thiếu kinh phí để sản xuất, đã khiến quân đội Ukraine phải triển khai hàng trăm xe tăng T-64 cũ hơn của họ tới các khu vực phía đông của đất nước, để chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.Những lo ngại về độ tin cậy của T-84 được cho là nguyên nhân chính và đáng chú ý là xe tăng Ukraine đã không tạo được ấn tượng tốt tại cuộc thi “Thử thách xe tăng Châu Âu” được tổ chức tại Đức, một cuộc thi của khối phương Tây tương đương với “Tank Biathlon” của Nga.Trong cuộc thi năm 2018, ba trong số bốn xe tăng T-84 Oplot của Ukraine đã gặp trục trặc về bộ nạp đạn. Một vấn đề đáng chú ý khác là khẩu pháo 125mm bị rung của xe tăng, điều này đã hạn chế nghiêm trọng tầm bắn hiệu quả của do các vấn đề với hệ thống điều khiển hỏa lực.T-84 cũng tại cuộc thi năm 2018 cho thấy hỏa lực của xe bị ảnh hưởng nặng nề với kết quả chỉ đạt dưới 50% hiệu suất dự kiến. Với việc T-84 tiếp tục gặp phải những hỏng hóc nghiêm trọng như vậy trong hai thập kỷ, khả năng khắc phục những vấn đề này của Ukraine vẫn là bài toán nan giải.Một vấn đề nữa đối với chương trình T-84 là năng lực công nghiệp còn lại rất hạn chế ở Ukraine so với những năm 1990. Với việc T-84 hầu như không được sử dụng ở Ukraine, khách hàng chính của xe tăng là quân đội Thái Lan, đã đặt hàng 49 xe tăng vào năm 2011.Tuy nhiên, tốc độ sản xuất T-84 của Ukraine hiện tại chỉ bằng một phần so với việc chế tạo T-80 xuất khẩu sang Pakistan trong những năm 1990. Với đơn đặt hàng mất bảy năm để hoàn thành đã khiến Bộ Quốc phòng Thái Lan cân nhắc hủy bỏ thỏa thuận, đồng thời xem xét Trung Quốc như một nguồn cung cấp xe tăng chiến đấu hiện đại đáng tin cậy hơn.Với việc Ukraine ngày càng phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu, nước này có thể cuối cùng sẽ bắt đầu cân nhắc việc nhập khẩu xe tăng nước ngoài thay vì dựa vào chính mình trong tương lai xa.Một tiền lệ khác là Ba Lan, quốc gia được Liên Xô cung cấp dây chuyền sản xuất T-72. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ nước này chỉ sản xuất và nâng cấp được một số đơn vị, sau đó Ba Lan đã tìm đến Hàn Quốc, Đức và Mỹ để nhập khẩu xe tăng.Những chiếc T-64 và số ít T-80 đang được cất giữ của Ukraine ngày càng bị coi là không đủ để phòng thủ, nước này có thể tìm đến xe tăng nước ngoài thay vì sản xuất T-84. Những hạn chế của xe tăng T-84 có thể là dấu dấu chấm hết cho nỗ lực trở thành nhà phát triển và xuất khẩu xe tăng chiến đấu hiện đại của Ukraine. Nguồn ảnh: Pinterest. Ukraine cố nâng cấp sức mạnh của xe tăng T-84 lên mức tối đa nhưng có vẻ kết quả không được như mong đợi. Nguồn: QPVN.
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Ukraine thừa hưởng năng lực sản xuất loại xe tăng chủ lực cao cấp và đắt tiền nhất của Liên Xô là T-80. Những chiếc T-80 được chế tạo cùng với những chiếc T-72 vào những năm 1980 tại ba cơ sở riêng biệt thuộc Liên Xô, trong đó một cơ sở là nằm ở thành phố Kharkiv của Ukraina.
Nga đã từ bỏ việc sản xuất xe tăng chủ lực T-80 vào năm 1992 để chuyển sang sử dụng T-72, vì loại xe tăng này được đánh giá là hiệu quả hơn nhiều về chi phí sản xuất và vận hành. Còn Ukraine vẫn tiếp tục sản xuất T-80 để xuất khẩu và hiện đại hóa thiết kế.
Kết quả là đã cho ra đời xe tăng T-84 Oplot, xe tăng này sử dụng động cơ diesel thay vì tuabin khí như hầu hết những chiếc T-80, mang lại độ bền cao hơn nhưng có hiệu suất kém hơn trong thời tiết lạnh.
Xe tăng T-84 sử dụng tháp pháo hàn có nguồn gốc trong nước, thay thế tháp pháo đúc có nguồn gốc từ Nga của T-80, giáp phản ứng nổ Duplet được phát triển trong nước cùng hệ thống bảo vệ chủ động Zaslon, động cơ cải tiến và khoang chứa đạn bọc thép trong tháp pháo cũng được làm mới.
Tuy nhiên do quy mô quốc phòng của Ukraine nhỏ hơn nhiều so với Nga và các lực lượng vũ trang của nước này cũng không triển khai T-84 trong vai trò chiến đấu, vì vậy hiện quân đội Ukraine chỉ trang bị số lượng rất nhỏ xe tăng T-84.
Các vấn đề kỹ thuật của T-84 và việc thiếu kinh phí để sản xuất, đã khiến quân đội Ukraine phải triển khai hàng trăm xe tăng T-64 cũ hơn của họ tới các khu vực phía đông của đất nước, để chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn.
Những lo ngại về độ tin cậy của T-84 được cho là nguyên nhân chính và đáng chú ý là xe tăng Ukraine đã không tạo được ấn tượng tốt tại cuộc thi “Thử thách xe tăng Châu Âu” được tổ chức tại Đức, một cuộc thi của khối phương Tây tương đương với “Tank Biathlon” của Nga.
Trong cuộc thi năm 2018, ba trong số bốn xe tăng T-84 Oplot của Ukraine đã gặp trục trặc về bộ nạp đạn. Một vấn đề đáng chú ý khác là khẩu pháo 125mm bị rung của xe tăng, điều này đã hạn chế nghiêm trọng tầm bắn hiệu quả của do các vấn đề với hệ thống điều khiển hỏa lực.
T-84 cũng tại cuộc thi năm 2018 cho thấy hỏa lực của xe bị ảnh hưởng nặng nề với kết quả chỉ đạt dưới 50% hiệu suất dự kiến. Với việc T-84 tiếp tục gặp phải những hỏng hóc nghiêm trọng như vậy trong hai thập kỷ, khả năng khắc phục những vấn đề này của Ukraine vẫn là bài toán nan giải.
Một vấn đề nữa đối với chương trình T-84 là năng lực công nghiệp còn lại rất hạn chế ở Ukraine so với những năm 1990. Với việc T-84 hầu như không được sử dụng ở Ukraine, khách hàng chính của xe tăng là quân đội Thái Lan, đã đặt hàng 49 xe tăng vào năm 2011.
Tuy nhiên, tốc độ sản xuất T-84 của Ukraine hiện tại chỉ bằng một phần so với việc chế tạo T-80 xuất khẩu sang Pakistan trong những năm 1990. Với đơn đặt hàng mất bảy năm để hoàn thành đã khiến Bộ Quốc phòng Thái Lan cân nhắc hủy bỏ thỏa thuận, đồng thời xem xét Trung Quốc như một nguồn cung cấp xe tăng chiến đấu hiện đại đáng tin cậy hơn.
Với việc Ukraine ngày càng phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu, nước này có thể cuối cùng sẽ bắt đầu cân nhắc việc nhập khẩu xe tăng nước ngoài thay vì dựa vào chính mình trong tương lai xa.
Một tiền lệ khác là Ba Lan, quốc gia được Liên Xô cung cấp dây chuyền sản xuất T-72. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ nước này chỉ sản xuất và nâng cấp được một số đơn vị, sau đó Ba Lan đã tìm đến Hàn Quốc, Đức và Mỹ để nhập khẩu xe tăng.
Những chiếc T-64 và số ít T-80 đang được cất giữ của Ukraine ngày càng bị coi là không đủ để phòng thủ, nước này có thể tìm đến xe tăng nước ngoài thay vì sản xuất T-84. Những hạn chế của xe tăng T-84 có thể là dấu dấu chấm hết cho nỗ lực trở thành nhà phát triển và xuất khẩu xe tăng chiến đấu hiện đại của Ukraine. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ukraine cố nâng cấp sức mạnh của xe tăng T-84 lên mức tối đa nhưng có vẻ kết quả không được như mong đợi. Nguồn: QPVN.