Trong những ngày gần đây, hầu như trên khắp hành tinh, giới truyền thông đều theo dõi sát sao xem tình hình chiến sự ở Nagorno-Karabakh đang diễn ra như thế nào. Dĩ nhiên báo chí Mỹ cũng không thể bỏ qua sự kiện này.Một bài báo đã được đăng trên tạp chí National Interest, trong đó nghiên cứu vai trò của xe tăng cũng như xe bọc thép trong cuộc xung đột bùng nổ với sức mạnh mới giữa Armenia và Azerbaijan.Tác giả trích dẫn số liệu thống kê của các bên liên quan đến tổn thất về xe tăng và các loại thiết giáp khác, cho thấy chỉ trong vòng một tuần nhưng thiệt hại đã ở mức đáng báo động.Bộ Quốc phòng Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận thông báo rằng họ đã phá hủy 137 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân của quân đội Azerbaijan trong một tuần.Đến lượt mình, Azerbaijan nói về việc tiêu diệt 130 xe tăng và các loại xe bọc thép khác của đối phương, họ thậm chí còn trưng bày chiến lợi phẩm là những chiến xa bị thu giữ trên chiến trường.Yếu tố gây thiệt hại đến những cỗ chiến xa trên cũng rất đa dạng, khi một số bị trúng tên lửa chống tăng, một số bị nổ tung do mìn cài, một số bị phá hủy bằng pháo, một số bị máy bay không người lái tiêu diệt...Mặc dù khả năng rất cao là con số thiệt hại nói trên đã bị hai bên tham chiến phóng đại nhằm nâng cao sĩ khí của mình và giảm tinh thần đối phương, tuy nhiên tổn thất lớn của lực lượng thiết giáp là không phải bàn cãi."Việc hàng chục chiến xa ở Nagorno-Karabakh bị phá hủy trong thời gian ngắn có thể cho thấy rằng thời đại của xe tăng đã kết thúc, khi chúng tỏ ra quá dễ bị máy bay không người lái và vũ khí khác tấn công", National Interest bình luận.Tuy nhiên các chuyên gia cũng ngay lập tức trình bày một ý kiến khác, họ cho rằng thực tế cho thấy lỗi không hoàn toàn nằm ở tính năng của xe tăng, mà thuộc về sự thất bại trong huấn luyện chiến thuật.National Interest viết rằng để sử dụng xe tăng ở Kavkaz "cần phải có một cách tiếp cận đặc biệt". Bài báo cho rằng: "Nhưng vấn đề là chỉ huy của Armenia và Azerbaijan rõ ràng không thể hiểu điều này theo bất kỳ cách nào".Tác giả lưu ý thêm, nếu như một số quân đội (ví dụ như ở Anh) quyết định giảm số lượng xe tăng trong biên chế thì ở một số lực lượng vũ trang khác (tiêu biểu là Ấn Độ), số lượng xe tăng lại được tăng lên.Điều này cho thấy các quốc gia khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau. Một số người chắc chắn rằng chính các nguyên tắc chiến thuật sử dụng xe tăng và các loại phương tiện bọc thép khác là điều quan trọng để đạt được thành công.Họ nhận xét không nên biến các phương tiện bọc thép trên chiến trường thành những "lô cốt di động", phơi mình trên địa hình trống trải trước là hỏa lực mạnh từ đối phương.Nhưng bất chấp điều đó, nhiều chuyên qia quân sự khác vẫn tin rằng thời kỳ của xe tăng đã qua, chí ít là vai trò của chúng đã không còn là nắm đấm thép quyết định trên chiến trường như trước nữa.
Trong những ngày gần đây, hầu như trên khắp hành tinh, giới truyền thông đều theo dõi sát sao xem tình hình chiến sự ở Nagorno-Karabakh đang diễn ra như thế nào. Dĩ nhiên báo chí Mỹ cũng không thể bỏ qua sự kiện này.
Một bài báo đã được đăng trên tạp chí National Interest, trong đó nghiên cứu vai trò của xe tăng cũng như xe bọc thép trong cuộc xung đột bùng nổ với sức mạnh mới giữa Armenia và Azerbaijan.
Tác giả trích dẫn số liệu thống kê của các bên liên quan đến tổn thất về xe tăng và các loại thiết giáp khác, cho thấy chỉ trong vòng một tuần nhưng thiệt hại đã ở mức đáng báo động.
Bộ Quốc phòng Armenia và Cộng hòa Nagorno-Karabakh chưa được công nhận thông báo rằng họ đã phá hủy 137 xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân của quân đội Azerbaijan trong một tuần.
Đến lượt mình, Azerbaijan nói về việc tiêu diệt 130 xe tăng và các loại xe bọc thép khác của đối phương, họ thậm chí còn trưng bày chiến lợi phẩm là những chiến xa bị thu giữ trên chiến trường.
Yếu tố gây thiệt hại đến những cỗ chiến xa trên cũng rất đa dạng, khi một số bị trúng tên lửa chống tăng, một số bị nổ tung do mìn cài, một số bị phá hủy bằng pháo, một số bị máy bay không người lái tiêu diệt...
Mặc dù khả năng rất cao là con số thiệt hại nói trên đã bị hai bên tham chiến phóng đại nhằm nâng cao sĩ khí của mình và giảm tinh thần đối phương, tuy nhiên tổn thất lớn của lực lượng thiết giáp là không phải bàn cãi.
"Việc hàng chục chiến xa ở Nagorno-Karabakh bị phá hủy trong thời gian ngắn có thể cho thấy rằng thời đại của xe tăng đã kết thúc, khi chúng tỏ ra quá dễ bị máy bay không người lái và vũ khí khác tấn công", National Interest bình luận.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng ngay lập tức trình bày một ý kiến khác, họ cho rằng thực tế cho thấy lỗi không hoàn toàn nằm ở tính năng của xe tăng, mà thuộc về sự thất bại trong huấn luyện chiến thuật.
National Interest viết rằng để sử dụng xe tăng ở Kavkaz "cần phải có một cách tiếp cận đặc biệt". Bài báo cho rằng: "Nhưng vấn đề là chỉ huy của Armenia và Azerbaijan rõ ràng không thể hiểu điều này theo bất kỳ cách nào".
Tác giả lưu ý thêm, nếu như một số quân đội (ví dụ như ở Anh) quyết định giảm số lượng xe tăng trong biên chế thì ở một số lực lượng vũ trang khác (tiêu biểu là Ấn Độ), số lượng xe tăng lại được tăng lên.
Điều này cho thấy các quốc gia khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau. Một số người chắc chắn rằng chính các nguyên tắc chiến thuật sử dụng xe tăng và các loại phương tiện bọc thép khác là điều quan trọng để đạt được thành công.
Họ nhận xét không nên biến các phương tiện bọc thép trên chiến trường thành những "lô cốt di động", phơi mình trên địa hình trống trải trước là hỏa lực mạnh từ đối phương.
Nhưng bất chấp điều đó, nhiều chuyên qia quân sự khác vẫn tin rằng thời kỳ của xe tăng đã qua, chí ít là vai trò của chúng đã không còn là nắm đấm thép quyết định trên chiến trường như trước nữa.