Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan xác nhận, nước này đã đặt mua 48 máy bay chiến đấu FA-50 từ Hàn Quốc, để thay thế cho dàn tiêm kich MiG-29 trong biên chế. Xung đột Nga - Ukraine đã khiến Ba Lan và nhiều quốc gia Đông Âu "thức tỉnh", khi họ chợt nhận ra rằng các loại vũ khí chuẩn Liên Xô trong biên chế, sẽ gần như không thể nhận được hỗ trợ về mặt linh kiện hoặc đạn dược từ NATO.Bằng chứng là không quân Ukraine đã tê liệt, pháo binh Ukraine cạn kiệt đạn pháo, tên lửa Ukraine bị "bắt bài". Nhờ sự nỗ lực của NATO, dàn vũ khí chuẩn Liên Xô cũ của Ukraine, đang dần được thay thế ngay trong thời gian diễn ra xung đột với Nga.Để tránh lặp lại khó khăn của nước bạn, Ba Lan đã gấp rút đặt mua 48 chiến đấu cơ FA-50 để thay thế cho các tiêm kích MiG-29 và Su-22. Câu hỏi ở đây là, tại sao Ba Lan lại chọn FA-50, thay vì F-16 hay thậm chí là F-35 của Mỹ.Tạp chí Quốc phòng của Ukraine cho biết, việc Ba Lan lựa chọn máy bay FA-50, chủ yếu là do vấn đề thời gian. Nếu lựa chọn F-16 hay F-35, thời gian chờ trước khi được giao đủ máy bay sẽ rất lâu.Thậm chí nếu lựa chọn F-35, Ba Lan sẽ phải "xếp hàng" nhiều năm cho tới khi tới lượt, đơn giản là vì rất nhiều quốc gia châu Âu đã đóng góp vào dự án F-35, tới nay vẫn chưa nhận đủ máy bay.Ngoài ra, các máy bay FA-50 của Hàn Quốc cũng có phần đa dụng hơn. Cụ thể, những chiến đấu cơ này, vừa có thể tác chiến như một tiêm kích hạng nhẹ, vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện.Các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho máy bay FA-50 cũng ít khắt khe hơn so với tiêm kích Mỹ. Điều này sẽ giúp Ba Lan giảm chi phí khi chuyển đổi cơ sở vật chất từ chuẩn Liên Xô sang chuẩn phương Tây.Theo tạp chí Defence24, nếu đặt mua máy bay Mỹ, thời gian đặt hàng máy bay Mỹ ở thời điểm hiện tại, có thể lên tới 10 - 20 năm. Trong khi đó, con số này với máy bay Hàn Quốc chỉ là dưới 10 năm.Về cơ bản, chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc có thể coi là một phiên bản được phát triển từ dòng tiêm kích F-16, nhưng có kèm nhiều sửa đổi để Seoul có thể tự sản xuất nội địa.Các phi công lái thạo tiêm kích FA-50, có thể chuyển đổi ngay lập tức sang F-16 mà không tốn quá nhiều thời gian bay chuyển loại.Vậy nên Không quân Ba Lan vẫn rất "rộng cửa" để mua máy bay Mỹ trong tương lai, một khi họ đã làm chủ được loại máy bay Hàn Quốc này.Hoặc thậm chí, Ba Lan có thể "lên đời" với máy bay tiêm kích KF-21 - một loại tiêm kích thế hệ 5 mới được Hàn Quốc cho bay thử cách đây ít ngày.KF-21 là sản phẩm hợp tác cùng chế tạo giữa Hàn Quốc và Indonesia. Một điều gần như chắc chắn, loại máy bay này sẽ được Hàn Quốc xuất khẩu trong tương lai.Truyền thông Hàn Quốc cho hay, tới năm 2030, dự kiến nước này sẽ có ít nhất 12 chiếc tiêm kích KF-21 trong biên chế.Và sau thời điểm đó, Ba Lan hoàn toàn có thể đặt mua loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này từ Hàn Quốc. Chắc chắn việc chuyển loại từ FA-50 lên KF-21 sẽ không quá mất nhiều thời gian, do đây đều là máy bay do Hàn Quốc chế tạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan xác nhận, nước này đã đặt mua 48 máy bay chiến đấu FA-50 từ Hàn Quốc, để thay thế cho dàn tiêm kich MiG-29 trong biên chế.
Xung đột Nga - Ukraine đã khiến Ba Lan và nhiều quốc gia Đông Âu "thức tỉnh", khi họ chợt nhận ra rằng các loại vũ khí chuẩn Liên Xô trong biên chế, sẽ gần như không thể nhận được hỗ trợ về mặt linh kiện hoặc đạn dược từ NATO.
Bằng chứng là không quân Ukraine đã tê liệt, pháo binh Ukraine cạn kiệt đạn pháo, tên lửa Ukraine bị "bắt bài". Nhờ sự nỗ lực của NATO, dàn vũ khí chuẩn Liên Xô cũ của Ukraine, đang dần được thay thế ngay trong thời gian diễn ra xung đột với Nga.
Để tránh lặp lại khó khăn của nước bạn, Ba Lan đã gấp rút đặt mua 48 chiến đấu cơ FA-50 để thay thế cho các tiêm kích MiG-29 và Su-22. Câu hỏi ở đây là, tại sao Ba Lan lại chọn FA-50, thay vì F-16 hay thậm chí là F-35 của Mỹ.
Tạp chí Quốc phòng của Ukraine cho biết, việc Ba Lan lựa chọn máy bay FA-50, chủ yếu là do vấn đề thời gian. Nếu lựa chọn F-16 hay F-35, thời gian chờ trước khi được giao đủ máy bay sẽ rất lâu.
Thậm chí nếu lựa chọn F-35, Ba Lan sẽ phải "xếp hàng" nhiều năm cho tới khi tới lượt, đơn giản là vì rất nhiều quốc gia châu Âu đã đóng góp vào dự án F-35, tới nay vẫn chưa nhận đủ máy bay.
Ngoài ra, các máy bay FA-50 của Hàn Quốc cũng có phần đa dụng hơn. Cụ thể, những chiến đấu cơ này, vừa có thể tác chiến như một tiêm kích hạng nhẹ, vừa có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện.
Các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho máy bay FA-50 cũng ít khắt khe hơn so với tiêm kích Mỹ. Điều này sẽ giúp Ba Lan giảm chi phí khi chuyển đổi cơ sở vật chất từ chuẩn Liên Xô sang chuẩn phương Tây.
Theo tạp chí Defence24, nếu đặt mua máy bay Mỹ, thời gian đặt hàng máy bay Mỹ ở thời điểm hiện tại, có thể lên tới 10 - 20 năm. Trong khi đó, con số này với máy bay Hàn Quốc chỉ là dưới 10 năm.
Về cơ bản, chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc có thể coi là một phiên bản được phát triển từ dòng tiêm kích F-16, nhưng có kèm nhiều sửa đổi để Seoul có thể tự sản xuất nội địa.
Các phi công lái thạo tiêm kích FA-50, có thể chuyển đổi ngay lập tức sang F-16 mà không tốn quá nhiều thời gian bay chuyển loại.
Vậy nên Không quân Ba Lan vẫn rất "rộng cửa" để mua máy bay Mỹ trong tương lai, một khi họ đã làm chủ được loại máy bay Hàn Quốc này.
Hoặc thậm chí, Ba Lan có thể "lên đời" với máy bay tiêm kích KF-21 - một loại tiêm kích thế hệ 5 mới được Hàn Quốc cho bay thử cách đây ít ngày.
KF-21 là sản phẩm hợp tác cùng chế tạo giữa Hàn Quốc và Indonesia. Một điều gần như chắc chắn, loại máy bay này sẽ được Hàn Quốc xuất khẩu trong tương lai.
Truyền thông Hàn Quốc cho hay, tới năm 2030, dự kiến nước này sẽ có ít nhất 12 chiếc tiêm kích KF-21 trong biên chế.
Và sau thời điểm đó, Ba Lan hoàn toàn có thể đặt mua loại chiến đấu cơ thế hệ 5 này từ Hàn Quốc. Chắc chắn việc chuyển loại từ FA-50 lên KF-21 sẽ không quá mất nhiều thời gian, do đây đều là máy bay do Hàn Quốc chế tạo.