Tàu sân bay Liêu Ninh có thể được Trung Quốc bán lại cho Nga sau khi hoàn tất vai trò huấn luyện thủy thủ, nhất là khi Bắc Kinh đang tự chế tạo được những hàng không mẫu hạm lớn và hiện đại hơn nhiều.Theo tờ Beijing Today, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng chú trọng mở rộng lực lượng hải quân. Các doanh nghiệp đóng tàu của nước này hàng năm hạ thủy hàng chục tàu chiến các loại, kể cả tàu sân bay.Vào năm 2017, tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) thuộc Type 002 đã được đưa vào hoạt động và thậm chí tàu sân bay Type 003 với kết cấu sàn phẳng sử dụng máy phóng tương tự như tàu Mỹ cũng đã thành hình.Tốc độ sản xuất nhanh đến mức Trung Quốc đang nghĩ xem cần phải làm gì với những con tàu cũ của mình khi chúng đã hoàn thành vai trò lịch sử, chẳng hạn như tàu sân bay Liêu Ninh số hiệu CV-16."Ngày nay Liêu Ninh là một tài sản quan trọng của hạm đội Trung Quốc, nhưng sớm muộn gì nó cũng sẽ bị gạt bỏ", các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung đưa ra dự đoán.Beijing Today nhận định rằng có một số lựa chọn cho việc rút tàu sân bay Liêu Ninh khỏi thành phần hạm đội Trung Quốc. Một trong số đó liên quan đến việc bán lại cho Nga, quốc gia có duy nhất một tàu sân bay lớn - chiếc Đô đốc Kuznetsov.Thoạt nhìn, có vẻ như việc chuyển giao tàu sân bay Trung Quốc cho Liên bang Nga là một sự ngược đời, nhưng nếu xem xét kỹ thì điều này chẳng phải viễn cảnh quá xa vời.Hạm đội Nga hiện đang dựa vào những tàu nhỏ và cơ động được trang bị tên lửa chống hạm mạnh mẽ. Các tàu ngầm hạt nhân và tàu phá băng cũng đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân của nước này.Trong học thuyết tác chiến trên, không có chỗ cho hàng không mẫu hạm, hoạt động của nó đi kèm với chi phí cao đến mức khó chấp nhận, vậy tại sao Trung Quốc lại xem xét khả năng bán tàu sân bay Liêu Ninh của họ cho Nga?Các chuyên gia của Beijing Today dự đoán: “Người Nga có thể vẫn sẽ đưa ra quyết định mua một tàu sân bay của Trung Quốc".Cần nhắc lại, tàu sân bay Liêu Ninh được đặt đóng tại xưởng đóng tàu trên bờ Biển Đen vào giữa những năm 1980 với tên gọi Riga. Sau khi Liên Xô tan rã con tàu (nó được đổi tên thành Varyag) và thuộc sở hữu Ukraine, quốc gia này đã bán nó cho Trung Quốc vài năm sau đó.Hải quân Trung Quốc đã hoán cải tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng của Liên Xô thành một tàu sân bay chính thức và vẫn đang tích cực sử dụng nó cho đến ngày nay, nhưng chủ yếu cho vai trò huấn luyện.Nga đã quen thuộc với con tàu này và do vậy họ có thể mua nó để hiện đại hóa tiếp. Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng Nga sẽ không giữ con tàu cho riêng mình, sau khi cải tạo, Moskva sẽ bán cho một nước khác, chẳng hạn như Ấn Độ."Theo những đặc điểm thiết kế, tàu sân bay như Liêu Ninh là hoàn hảo cho lực lượng hải quân Ấn Độ", các chuyên gia của Beijing Today nhận định."Nga có thể nâng cấp chiếc hàng không mẫu hạm và bán tiếp cho Ấn Độ, đi kèm với một lô tiêm kích hạm, như vậy tất cả các bên đều hưởng lợi từ thương vụ này", tờ báo Trung Quốc kết luận.
Tàu sân bay Liêu Ninh có thể được Trung Quốc bán lại cho Nga sau khi hoàn tất vai trò huấn luyện thủy thủ, nhất là khi Bắc Kinh đang tự chế tạo được những hàng không mẫu hạm lớn và hiện đại hơn nhiều.
Theo tờ Beijing Today, trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng chú trọng mở rộng lực lượng hải quân. Các doanh nghiệp đóng tàu của nước này hàng năm hạ thủy hàng chục tàu chiến các loại, kể cả tàu sân bay.
Vào năm 2017, tàu sân bay Sơn Đông (CV-17) thuộc Type 002 đã được đưa vào hoạt động và thậm chí tàu sân bay Type 003 với kết cấu sàn phẳng sử dụng máy phóng tương tự như tàu Mỹ cũng đã thành hình.
Tốc độ sản xuất nhanh đến mức Trung Quốc đang nghĩ xem cần phải làm gì với những con tàu cũ của mình khi chúng đã hoàn thành vai trò lịch sử, chẳng hạn như tàu sân bay Liêu Ninh số hiệu CV-16.
"Ngày nay Liêu Ninh là một tài sản quan trọng của hạm đội Trung Quốc, nhưng sớm muộn gì nó cũng sẽ bị gạt bỏ", các nhà phân tích của ấn bản tiếng Trung đưa ra dự đoán.
Beijing Today nhận định rằng có một số lựa chọn cho việc rút tàu sân bay Liêu Ninh khỏi thành phần hạm đội Trung Quốc. Một trong số đó liên quan đến việc bán lại cho Nga, quốc gia có duy nhất một tàu sân bay lớn - chiếc Đô đốc Kuznetsov.
Thoạt nhìn, có vẻ như việc chuyển giao tàu sân bay Trung Quốc cho Liên bang Nga là một sự ngược đời, nhưng nếu xem xét kỹ thì điều này chẳng phải viễn cảnh quá xa vời.
Hạm đội Nga hiện đang dựa vào những tàu nhỏ và cơ động được trang bị tên lửa chống hạm mạnh mẽ. Các tàu ngầm hạt nhân và tàu phá băng cũng đóng một vai trò quan trọng trong lực lượng hải quân của nước này.
Trong học thuyết tác chiến trên, không có chỗ cho hàng không mẫu hạm, hoạt động của nó đi kèm với chi phí cao đến mức khó chấp nhận, vậy tại sao Trung Quốc lại xem xét khả năng bán tàu sân bay Liêu Ninh của họ cho Nga?
Các chuyên gia của Beijing Today dự đoán: “Người Nga có thể vẫn sẽ đưa ra quyết định mua một tàu sân bay của Trung Quốc".
Cần nhắc lại, tàu sân bay Liêu Ninh được đặt đóng tại xưởng đóng tàu trên bờ Biển Đen vào giữa những năm 1980 với tên gọi Riga. Sau khi Liên Xô tan rã con tàu (nó được đổi tên thành Varyag) và thuộc sở hữu Ukraine, quốc gia này đã bán nó cho Trung Quốc vài năm sau đó.
Hải quân Trung Quốc đã hoán cải tàu tuần dương chở máy bay hạng nặng của Liên Xô thành một tàu sân bay chính thức và vẫn đang tích cực sử dụng nó cho đến ngày nay, nhưng chủ yếu cho vai trò huấn luyện.
Nga đã quen thuộc với con tàu này và do vậy họ có thể mua nó để hiện đại hóa tiếp. Ở Trung Quốc, nhiều người tin rằng Nga sẽ không giữ con tàu cho riêng mình, sau khi cải tạo, Moskva sẽ bán cho một nước khác, chẳng hạn như Ấn Độ.
"Theo những đặc điểm thiết kế, tàu sân bay như Liêu Ninh là hoàn hảo cho lực lượng hải quân Ấn Độ", các chuyên gia của Beijing Today nhận định.
"Nga có thể nâng cấp chiếc hàng không mẫu hạm và bán tiếp cho Ấn Độ, đi kèm với một lô tiêm kích hạm, như vậy tất cả các bên đều hưởng lợi từ thương vụ này", tờ báo Trung Quốc kết luận.