Trang Sohu của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ một thông tin thú vị về tàu sân bay Liêu Ninh của nước này trong giai đoạn được mua lại từ đối tác Ukraine.Cần nhắc lại việc sau khi Liên Xô tan rã, tuần dương hạm mang máy bay mang tên Varyag đang trong trạng thái chưa hoàn thành ở nhà máy đóng tàu, và Ukraine sau đó đã trở thành chủ sở hữu của một con tàu độc nhất vô nhị.Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như cảm thấy không cần thiết phải có tàu sân bay, Ukraine quyết định không hoàn thiện nốt Varyag, đó là lý do tại sao chiếc chiến hạm này nằm tại cảng nhiều năm chỉ để chờ thanh lý.Khi Trung Quốc tuyên bố muốn mua lại tàu sân bay “để phục vụ du lịch”, chủ sở hữu của hàng không mẫu hạm Varyag đã vui vẻ đồng ý và nhanh chóng bán nó với số tiền vô cùng khiêm tốn, tương đương với chi phí bán sắt vụn.“Việc chuyển giao tàu tuần dương Varyag gặp cực nhiều khó khăn liên quan đến sức ép từ phía NATO đối với Ukraine. Hơn nữa, Kiev đe dọa sẽ tháo dỡ turbine của con tàu và phá hủy nó cùng với các bản thiết kế”, tờ Sohu tiết lộ.Nguyên nhân của hành động trên rõ ràng bởi các đối thủ tiềm tàng nhận thức được tham vọng của Trung Quốc đó là sẽ tiến hành nốt công việc dở dang nhằm đưa con tàu vào trạng thái hoạt động.Tuy vậy vào thời điểm cuối cùng, phương Tây vì nguyên nhân chưa rõ đã ngừng cản trở thỏa thuận quân sự Ukraine - Trung Quốc và trao cho Kiev quyền tự do định đoạt số phận chiếc tàu sân bay nói trên.Sau khi bàn giao, chiếc tàu tuần dương đã đến Bắc Kinh, nơi nó được nghiên cứu tổng thể. Trong quá trình kiểm tra một trong những khoang bên trong chiếc chiến hạm, một "món quà" hào phóng đang chờ đợi các kỹ sư Trung Quốc, khiến họ vô cùng xúc động.“Các chuyên gia Trung Quốc gần như bật khóc khi mở cánh cửa, vì những thiết bị chính của tàu không hề bị Ukraine tháo dỡ vì một lý do nào đó. Ngoài ra tất cả mọi tài liệu kỹ thuật cần thiết đều đã được giữ lại”, Sohu kể lại.Nếu không có “món quà” nói trên từ phía Ukraine, dự báo Trung Quốc sẽ phải mất trên 10 năm mày mò mới có thể hoàn thiện chiếc tàu sân bay, thậm chí thời gian có thể là không bao giờ.Nhờ sự giúp sức từ phía Ukraine, tiến độ cải tạo tàu sân bay Varyag đã nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến, gây bất ngờ cho cả Mỹ, Nga, hay chính bản thân Ukraine.Giới chuyên gia nhận định không phải ngẫu nhiên mà Ukraine từ chối phá hủy thiết bị chủ chốt của tàu cũng như để lại tài liệu kỹ thuật cho Trung Quốc.Khả năng cao là hai bên đã đi tới một thỏa thuận bí mật và Bắc Kinh đã phải trả thêm cho Kiev một khoản tiền không nhỏ, thậm chí lớn hơn cả chi phí mua lại tàu sân bay.Kể từ tháng 9/2012, tàu tuần dương Varyag đã trở thành một phần không thể thiếu của hạm đội Trung Quốc, nó được đặt tên mới là Liêu Ninh (CV-16).
Trang Sohu của Trung Quốc mới đây đã tiết lộ một thông tin thú vị về tàu sân bay Liêu Ninh của nước này trong giai đoạn được mua lại từ đối tác Ukraine.
Cần nhắc lại việc sau khi Liên Xô tan rã, tuần dương hạm mang máy bay mang tên Varyag đang trong trạng thái chưa hoàn thành ở nhà máy đóng tàu, và Ukraine sau đó đã trở thành chủ sở hữu của một con tàu độc nhất vô nhị.
Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như cảm thấy không cần thiết phải có tàu sân bay, Ukraine quyết định không hoàn thiện nốt Varyag, đó là lý do tại sao chiếc chiến hạm này nằm tại cảng nhiều năm chỉ để chờ thanh lý.
Khi Trung Quốc tuyên bố muốn mua lại tàu sân bay “để phục vụ du lịch”, chủ sở hữu của hàng không mẫu hạm Varyag đã vui vẻ đồng ý và nhanh chóng bán nó với số tiền vô cùng khiêm tốn, tương đương với chi phí bán sắt vụn.
“Việc chuyển giao tàu tuần dương Varyag gặp cực nhiều khó khăn liên quan đến sức ép từ phía NATO đối với Ukraine. Hơn nữa, Kiev đe dọa sẽ tháo dỡ turbine của con tàu và phá hủy nó cùng với các bản thiết kế”, tờ Sohu tiết lộ.
Nguyên nhân của hành động trên rõ ràng bởi các đối thủ tiềm tàng nhận thức được tham vọng của Trung Quốc đó là sẽ tiến hành nốt công việc dở dang nhằm đưa con tàu vào trạng thái hoạt động.
Tuy vậy vào thời điểm cuối cùng, phương Tây vì nguyên nhân chưa rõ đã ngừng cản trở thỏa thuận quân sự Ukraine - Trung Quốc và trao cho Kiev quyền tự do định đoạt số phận chiếc tàu sân bay nói trên.
Sau khi bàn giao, chiếc tàu tuần dương đã đến Bắc Kinh, nơi nó được nghiên cứu tổng thể. Trong quá trình kiểm tra một trong những khoang bên trong chiếc chiến hạm, một "món quà" hào phóng đang chờ đợi các kỹ sư Trung Quốc, khiến họ vô cùng xúc động.
“Các chuyên gia Trung Quốc gần như bật khóc khi mở cánh cửa, vì những thiết bị chính của tàu không hề bị Ukraine tháo dỡ vì một lý do nào đó. Ngoài ra tất cả mọi tài liệu kỹ thuật cần thiết đều đã được giữ lại”, Sohu kể lại.
Nếu không có “món quà” nói trên từ phía Ukraine, dự báo Trung Quốc sẽ phải mất trên 10 năm mày mò mới có thể hoàn thiện chiếc tàu sân bay, thậm chí thời gian có thể là không bao giờ.
Nhờ sự giúp sức từ phía Ukraine, tiến độ cải tạo tàu sân bay Varyag đã nhanh hơn rất nhiều so với dự kiến, gây bất ngờ cho cả Mỹ, Nga, hay chính bản thân Ukraine.
Giới chuyên gia nhận định không phải ngẫu nhiên mà Ukraine từ chối phá hủy thiết bị chủ chốt của tàu cũng như để lại tài liệu kỹ thuật cho Trung Quốc.
Khả năng cao là hai bên đã đi tới một thỏa thuận bí mật và Bắc Kinh đã phải trả thêm cho Kiev một khoản tiền không nhỏ, thậm chí lớn hơn cả chi phí mua lại tàu sân bay.
Kể từ tháng 9/2012, tàu tuần dương Varyag đã trở thành một phần không thể thiếu của hạm đội Trung Quốc, nó được đặt tên mới là Liêu Ninh (CV-16).