Truyền thông Trung Quốc khẳng định, xe tăng hạng nhẹ Type 15 của nước này có khả năng tác chiến ngang ngửa với xe tăng T-90 của Nga, ít nhất là trong cuộc xung đột với Ấn Độ ở khu vực biên giới hai nước. Nguồn ảnh: Sohui.Chủ lực trong quân đội Ấn Độ hiện tại là các xe tăng T-90 được nước này mua từ Nga trong quá khứ. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc cho biết, xe tăng T-90 sẽ sớm tỏ ra kém hiệu quả trong cuộc xung đột giữa hai nước. Nguồn ảnh: Sohui.Dù thua kém hơn về hỏa lực, tuy nhiên trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn hơn của xe tăng hạng nhẹ Type 15 sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho quân đội nước này, nhất là về mặt hậu cần. Nguồn ảnh: Sohui.Các địa điểm xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện tại đều diễn ra ở độ cao rất lớn, địa hình hiểm trở khiến việc huy động cơ giới tham gia xung đột khi có dấu hiệu leo thang là khá khó khăn. Nguồn ảnh: Sohui.Trong trường hợp sử dụng xe tăng tham gia xung đột với quy mô lớn, việc huy động một số lượng xe tăng hạng nhẹ đông đảo lên biên giới chắc chắn sẽ dễ dàng hơn việc sử dụng xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Sohui.Xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc có trọng lượng chỉ 33 tấn, nhẹ hơn xe tăng T-90 tới 13 tấn. Đây sẽ là lợi thế rất lớn với việc vận chuyển và hậu cần của Trung Quốc ở khu vực có địa thế khó khăn như biên giới giáp với Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sohui.Kích thước của xe tăng Type 15 cũng nhỏ hơn T-90 khi nó chỉ dài 9,2 mét và rộng 3,3 mét. Dòng xe tăng chủ lực của Nga có chiều dài tới 9,63 mét và rộng tới 3,78 mét khiến nó khó xoay sở hơn trong không gian chật hẹp. Nguồn ảnh: Sohui.Độ cơ động của Type 15 so với T-90 cũng vượt trội hơn khi mẫu xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc có sức kéo lên tới 30 mã lực/tấn - gấp rưỡi mẫu xe tăng chủ lực của Nga. Sức kéo lớn hơn nghĩa là khả năng "leo đèo lội suối" của Type 15 sẽ tốt hơn. Nguồn ảnh: Sohui.Tuy nhiên do là xe tăng hạng nhẹ, Type 15 của Trung Quốc sẽ thua kém hơn T-90 về mặt hỏa lực khi nó chỉ được trang bị pháo nòng xoáy 105mm, giáp bảo vệ cũng kém hơn nhiều so với xe tăng chủ lực T-90. Nguồn ảnh: Sohui.Tuy nhiên, nếu như số lượng xe tăng T-90 được Ấn Độ đưa lên biên giới là quá ít, hoặc thậm chí là không mang lên được bất cứ một chiếc xe tăng nào thì sự xuất hiện của Type 15, chắc chắn sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sohui.Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn tự tin khẳng định rằng, xe tăng Type 15 của nước này là loại xe tăng hạng nhẹ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, đời mới hơn mọi xe tăng hạng nhẹ mà Nga đang sử dụng. Nguồn ảnh: Sohui.Hiện tại, ngoài Trung Quốc, phiên bản xuất khẩu của xe tăng Type 15 là VT-5 cũng đã được Bắc Kinh bán cho phía Bangladesh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, Type 15 dường như giống với một khẩu pháo tự hành chống tăng hơn là một xe tăng và nó khó có thể thay thế được xe tăng chủ lực trên chiến trường. Nguồn ảnh: Sohui. Cận cảnh xe tăng hạng nhẹ Type 15 được ra đời để phục vụ cho chiến lược "triển khai cấp tốc" của quân đội Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định, xe tăng hạng nhẹ Type 15 của nước này có khả năng tác chiến ngang ngửa với xe tăng T-90 của Nga, ít nhất là trong cuộc xung đột với Ấn Độ ở khu vực biên giới hai nước. Nguồn ảnh: Sohui.
Chủ lực trong quân đội Ấn Độ hiện tại là các xe tăng T-90 được nước này mua từ Nga trong quá khứ. Tuy nhiên truyền thông Trung Quốc cho biết, xe tăng T-90 sẽ sớm tỏ ra kém hiệu quả trong cuộc xung đột giữa hai nước. Nguồn ảnh: Sohui.
Dù thua kém hơn về hỏa lực, tuy nhiên trọng lượng nhẹ, kích thước nhỏ gọn hơn của xe tăng hạng nhẹ Type 15 sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho quân đội nước này, nhất là về mặt hậu cần. Nguồn ảnh: Sohui.
Các địa điểm xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện tại đều diễn ra ở độ cao rất lớn, địa hình hiểm trở khiến việc huy động cơ giới tham gia xung đột khi có dấu hiệu leo thang là khá khó khăn. Nguồn ảnh: Sohui.
Trong trường hợp sử dụng xe tăng tham gia xung đột với quy mô lớn, việc huy động một số lượng xe tăng hạng nhẹ đông đảo lên biên giới chắc chắn sẽ dễ dàng hơn việc sử dụng xe tăng chủ lực. Nguồn ảnh: Sohui.
Xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc có trọng lượng chỉ 33 tấn, nhẹ hơn xe tăng T-90 tới 13 tấn. Đây sẽ là lợi thế rất lớn với việc vận chuyển và hậu cần của Trung Quốc ở khu vực có địa thế khó khăn như biên giới giáp với Ấn Độ. Nguồn ảnh: Sohui.
Kích thước của xe tăng Type 15 cũng nhỏ hơn T-90 khi nó chỉ dài 9,2 mét và rộng 3,3 mét. Dòng xe tăng chủ lực của Nga có chiều dài tới 9,63 mét và rộng tới 3,78 mét khiến nó khó xoay sở hơn trong không gian chật hẹp. Nguồn ảnh: Sohui.
Độ cơ động của Type 15 so với T-90 cũng vượt trội hơn khi mẫu xe tăng hạng nhẹ của Trung Quốc có sức kéo lên tới 30 mã lực/tấn - gấp rưỡi mẫu xe tăng chủ lực của Nga. Sức kéo lớn hơn nghĩa là khả năng "leo đèo lội suối" của Type 15 sẽ tốt hơn. Nguồn ảnh: Sohui.
Tuy nhiên do là xe tăng hạng nhẹ, Type 15 của Trung Quốc sẽ thua kém hơn T-90 về mặt hỏa lực khi nó chỉ được trang bị pháo nòng xoáy 105mm, giáp bảo vệ cũng kém hơn nhiều so với xe tăng chủ lực T-90. Nguồn ảnh: Sohui.
Tuy nhiên, nếu như số lượng xe tăng T-90 được Ấn Độ đưa lên biên giới là quá ít, hoặc thậm chí là không mang lên được bất cứ một chiếc xe tăng nào thì sự xuất hiện của Type 15, chắc chắn sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sohui.
Truyền thông Trung Quốc thậm chí còn tự tin khẳng định rằng, xe tăng Type 15 của nước này là loại xe tăng hạng nhẹ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, đời mới hơn mọi xe tăng hạng nhẹ mà Nga đang sử dụng. Nguồn ảnh: Sohui.
Hiện tại, ngoài Trung Quốc, phiên bản xuất khẩu của xe tăng Type 15 là VT-5 cũng đã được Bắc Kinh bán cho phía Bangladesh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, Type 15 dường như giống với một khẩu pháo tự hành chống tăng hơn là một xe tăng và nó khó có thể thay thế được xe tăng chủ lực trên chiến trường. Nguồn ảnh: Sohui.
Cận cảnh xe tăng hạng nhẹ Type 15 được ra đời để phục vụ cho chiến lược "triển khai cấp tốc" của quân đội Trung Quốc.