Vào tháng 7 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra lệnh cho các công ty trực thuộc nhanh chóng tạo ra một xe tăng hạng nhẹ để chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của quân đội Trung Quốc ở khu vực Ladakh.Trung Quốc đã dựa vào một chiếc xe tăng hạng nhẹ mới, rất cơ động và linh hoạt, đó là ZTQ-15. Trong khi quân đội Ấn Độ ở Ladakh chỉ có 3 trung đoàn xe tăng cùng với số lượng 150 chiếc T-72.Với trọng lượng 42 tấn và được thiết kế cho khu vực đồng bằng, độ cơ động của T-72 tại cao nguyên là khá chậm chạp. Chiều cao hạn chế của khung thân dẫn tới góc nâng hạ pháo thấp, T-72 không thể tiếp cận mục tiêu trên các đỉnh đồi và thung lũng.Một xe tăng chủ lực khác của quân đội Ấn Độ là T-90S Bhishma cũng tỏ ra quá nặng đối với miền núi, rừng và các khu vực khó tiếp cận khác, không phù hợp để đối đầu với quân đội Trung Quốc.Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ dự định sẽ tạo ra chiếc xe tăng hạng nhẹ của riêng mình để sử dụng tại điểm nóng sau khi đánh giá việc nhập khẩu là thiếu tính khả thi.DRDO dự kiến sẽ cho ra mắt hai biến thể của một chiếc xe tăng hạng nhẹ trong 18 tháng, mốc thời gian trên được đánh giá là "thần tốc", vì vậy cần phải tận dụng nền tảng có sẵn.Phương án đầu tiên liên quan đến việc tạo ra một cỗ máy nặng 34 - 35 tấn bằng cách lắp tháp pháo Cockerill 105 mm trên thân xe của hệ thống pháo tự hành K9 Vajra với động cơ MTU 1000 mã lực, được tối ưu hóa cho hoạt động ở độ cao lớn.Biến thể thứ hai nặng 38 tấn, giữ lại khung thân K9 Vajra và động cơ MTU, nhưng mượn tháp pháo của xe tăng T-90S Bhishma hiện đã được quân đội Ấn Độ sử dụng.K9 Vajra đang được lắp ráp cho quân đội Ấn Độ tại các cơ sở địa phương theo giấy phép của Hàn Quốc, nó sẽ phải được mở rộng nếu khung gầm này trở thành nền tảng cho một chiếc xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ."DRDO tự tin cho rằng bất kỳ phiên bản xe tăng hạng nhẹ nào trong số này sẽ là lựa chọn tốt hơn so với xe tăng Sprut-SDM1 của Nga đang được Bộ Quốc phòng xem xét", báo chí Ấn Độ cho biết.Như đã giải thích, Sprut-SDM1 là phương tiện tác chiến áp dụng công nghệ cũ, không có quốc gia nào mua nó. Bản thân quân đội Nga chỉ sở hữu tổng cộng 24 chiếc.Xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 không được sản xuất thường xuyên, điều này gây khó khăn cho việc giao hàng nhanh chóng. Ngoài ra sẽ phải liên hệ với Nga để nhận phụ tùng, đại tu và hiện đại hóa trong tương lai.Không chỉ có vậy, Sprut-SDM1 còn bị nhận xét là thiếu tính ổn định của động cơ khi rất dễ cháy nổ, nhược điểm này lại càng nghiêm trọng khi triển khai trên cao nguyên.Mặc dù có hỏa lực mạnh với pháo 125 mm nhưng vỏ giáp của Sprut-SDM1 lại quá mỏng manh khi đặt cạnh ZTQ-15 của Trung Quốc, có thể dễ dàng bị xuyên thủng bởi bất kỳ vũ khí chống tăng nào.Với diễn biến trên, hy vọng của Nga về việc sẽ bán được một lô lớn xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 cho Ấn Độ gần như đã không còn.
Vào tháng 7 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra lệnh cho các công ty trực thuộc nhanh chóng tạo ra một xe tăng hạng nhẹ để chống lại các cuộc tấn công tiềm tàng của quân đội Trung Quốc ở khu vực Ladakh.
Trung Quốc đã dựa vào một chiếc xe tăng hạng nhẹ mới, rất cơ động và linh hoạt, đó là ZTQ-15. Trong khi quân đội Ấn Độ ở Ladakh chỉ có 3 trung đoàn xe tăng cùng với số lượng 150 chiếc T-72.
Với trọng lượng 42 tấn và được thiết kế cho khu vực đồng bằng, độ cơ động của T-72 tại cao nguyên là khá chậm chạp. Chiều cao hạn chế của khung thân dẫn tới góc nâng hạ pháo thấp, T-72 không thể tiếp cận mục tiêu trên các đỉnh đồi và thung lũng.
Một xe tăng chủ lực khác của quân đội Ấn Độ là T-90S Bhishma cũng tỏ ra quá nặng đối với miền núi, rừng và các khu vực khó tiếp cận khác, không phù hợp để đối đầu với quân đội Trung Quốc.
Tổ chức Nghiên cứu và phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ dự định sẽ tạo ra chiếc xe tăng hạng nhẹ của riêng mình để sử dụng tại điểm nóng sau khi đánh giá việc nhập khẩu là thiếu tính khả thi.
DRDO dự kiến sẽ cho ra mắt hai biến thể của một chiếc xe tăng hạng nhẹ trong 18 tháng, mốc thời gian trên được đánh giá là "thần tốc", vì vậy cần phải tận dụng nền tảng có sẵn.
Phương án đầu tiên liên quan đến việc tạo ra một cỗ máy nặng 34 - 35 tấn bằng cách lắp tháp pháo Cockerill 105 mm trên thân xe của hệ thống pháo tự hành K9 Vajra với động cơ MTU 1000 mã lực, được tối ưu hóa cho hoạt động ở độ cao lớn.
Biến thể thứ hai nặng 38 tấn, giữ lại khung thân K9 Vajra và động cơ MTU, nhưng mượn tháp pháo của xe tăng T-90S Bhishma hiện đã được quân đội Ấn Độ sử dụng.
K9 Vajra đang được lắp ráp cho quân đội Ấn Độ tại các cơ sở địa phương theo giấy phép của Hàn Quốc, nó sẽ phải được mở rộng nếu khung gầm này trở thành nền tảng cho một chiếc xe tăng hạng nhẹ của Ấn Độ.
"DRDO tự tin cho rằng bất kỳ phiên bản xe tăng hạng nhẹ nào trong số này sẽ là lựa chọn tốt hơn so với xe tăng Sprut-SDM1 của Nga đang được Bộ Quốc phòng xem xét", báo chí Ấn Độ cho biết.
Như đã giải thích, Sprut-SDM1 là phương tiện tác chiến áp dụng công nghệ cũ, không có quốc gia nào mua nó. Bản thân quân đội Nga chỉ sở hữu tổng cộng 24 chiếc.
Xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 không được sản xuất thường xuyên, điều này gây khó khăn cho việc giao hàng nhanh chóng. Ngoài ra sẽ phải liên hệ với Nga để nhận phụ tùng, đại tu và hiện đại hóa trong tương lai.
Không chỉ có vậy, Sprut-SDM1 còn bị nhận xét là thiếu tính ổn định của động cơ khi rất dễ cháy nổ, nhược điểm này lại càng nghiêm trọng khi triển khai trên cao nguyên.
Mặc dù có hỏa lực mạnh với pháo 125 mm nhưng vỏ giáp của Sprut-SDM1 lại quá mỏng manh khi đặt cạnh ZTQ-15 của Trung Quốc, có thể dễ dàng bị xuyên thủng bởi bất kỳ vũ khí chống tăng nào.
Với diễn biến trên, hy vọng của Nga về việc sẽ bán được một lô lớn xe tăng hạng nhẹ Sprut-SDM1 cho Ấn Độ gần như đã không còn.