"Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp với giá cao và gây ra áp lực rất lớn cho Pakistan. Rafale là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới. Pakistan không biết năng lực thật sự của chúng và đây là điều đáng lo", một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết trong bài đăng trên tờ Sohu hôm 3/12.Nhận định được đưa ra sau khi Ấn Độ gần đây nhận 5 chiếc đầu tiên trong lô 36 tiêm kích Rafale đặt mua của tập đoàn Dassault, Pháp với trị giá 8,7 tỷ USD. Số tiêm kích còn lại dự kiến được chuyển giao xong trước 2022.Không quân Ấn Độ đã triển khai số tiêm kích Rafale đầu tiên đến khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh và vùng Ladakh giáp biên giới Trung Quốc, Pakistan.Ngay từ khi những chiếc Rafale chưa được bàn giao, giới chuyên gia Trung Quốc và Pakistan đã thảo luận về khả năng chiến đấu cơ Ấn Độ chạm trán tiêm kích đa năng JF-17 do Trung Quốc phát triển và chuyển giao cho Pakistan.Rafale được kỳ vọng sẽ bổ sung sức mạnh cho không quân Ấn Độ bằng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, gồm tác chiến điện tử, không chiến, không kích mặt đất và tấn công thọc sâu.Ấn Độ biên chế tiêm kích Rafale trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp biên giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như nhu cầu hiện đại hóa lực lượng được đề cao sau cuộc không chiến với Pakistan hồi đầu năm 2019.Giới phân tích quân sự không bất ngờ về thừa nhận từ giới chuyên gia Trung Quốc, họ cho rằng, đừng nói JF-17, thậm chí ngay cả J-10, J-11 cũng chưa thể so sánh với tiêm kích Pháp. Có chăng chỉ là Su-35S Bắc Kinh mua từ Nga mới có sức mạnh tương đương.Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất.Tiêm kích Rafale sẽ bổ sung sức mạnh rõ nét cho không quân Ấn Độ.Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA. Hệ thống này được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa.Hệ thống này giúp phi công nhận thức được tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu.Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau.Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30MKI.Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân. Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn, cao hơn 1,5 tấn so với các máy bay của Nga và Trung Quốc.Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ. Rafale đi vào biên chế trong năm 2000 và lần đầu tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3/2011.
"Ấn Độ mua 36 tiêm kích Rafale từ Pháp với giá cao và gây ra áp lực rất lớn cho Pakistan. Rafale là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới. Pakistan không biết năng lực thật sự của chúng và đây là điều đáng lo", một số chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết trong bài đăng trên tờ Sohu hôm 3/12.
Nhận định được đưa ra sau khi Ấn Độ gần đây nhận 5 chiếc đầu tiên trong lô 36 tiêm kích Rafale đặt mua của tập đoàn Dassault, Pháp với trị giá 8,7 tỷ USD. Số tiêm kích còn lại dự kiến được chuyển giao xong trước 2022.
Không quân Ấn Độ đã triển khai số tiêm kích Rafale đầu tiên đến khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh và vùng Ladakh giáp biên giới Trung Quốc, Pakistan.
Ngay từ khi những chiếc Rafale chưa được bàn giao, giới chuyên gia Trung Quốc và Pakistan đã thảo luận về khả năng chiến đấu cơ Ấn Độ chạm trán tiêm kích đa năng JF-17 do Trung Quốc phát triển và chuyển giao cho Pakistan.
Rafale được kỳ vọng sẽ bổ sung sức mạnh cho không quân Ấn Độ bằng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, gồm tác chiến điện tử, không chiến, không kích mặt đất và tấn công thọc sâu.
Ấn Độ biên chế tiêm kích Rafale trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc về tranh chấp biên giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cũng như nhu cầu hiện đại hóa lực lượng được đề cao sau cuộc không chiến với Pakistan hồi đầu năm 2019.
Giới phân tích quân sự không bất ngờ về thừa nhận từ giới chuyên gia Trung Quốc, họ cho rằng, đừng nói JF-17, thậm chí ngay cả J-10, J-11 cũng chưa thể so sánh với tiêm kích Pháp. Có chăng chỉ là Su-35S Bắc Kinh mua từ Nga mới có sức mạnh tương đương.
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất.
Tiêm kích Rafale sẽ bổ sung sức mạnh rõ nét cho không quân Ấn Độ.
Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA. Hệ thống này được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa.
Hệ thống này giúp phi công nhận thức được tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu.
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30MKI.
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.
Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân. Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn, cao hơn 1,5 tấn so với các máy bay của Nga và Trung Quốc.
Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ. Rafale đi vào biên chế trong năm 2000 và lần đầu tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3/2011.