Tờ South China Morning Post đưa tin, trong khi Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở eo biển Đài Loan, Mỹ đã điều động 3 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 tới căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Bài viết của South China Morning Post - Nguồn: Chụp màn hình.Ba chiếc máy bay ném bom B-2A đã cất cánh từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri Mỹ vào ngày 11/3, bay qua phía bắc Australia, và hạ cánh an toàn xuống căn cứ Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Wikipedia.Như vậy sau 4 năm (từ năm 2016), Không quân Mỹ mới lại triển khai máy bay ném bom chiến lược B-2, loại máy bay có khả năng tiến công hạt nhân tới căn cứ quân sự quan trọng này; để sẵn sàng đối phó với những tình huống bất chắc có thể xảy ra. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Căn cứ không quân Diego Garcia cách Maldives 1.200 km về phía nam; vào năm 2016, tình hình Biển Đông khi đó căng thẳng, do Tòa án Trọng tài Quốc tế bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông (đường lưỡi bò), Mỹ cũng đã đưa 3 chiếc B-2A tới đây trực chiến. Ảnh: Căn cứ không quân Diego Garcia trên Ấn Độ Dương - Nguồn: Wikipedia.Giới quan sát quân sự cho rằng, 3 máy bay ném bom B-2A mang mật danh Reaper 11, 12 và 13 không bay qua các khu vực nhạy cảm như Tây Thái Bình Dương, Biển Đông hay eo biển Đài Loan, nhưng sự hiện diện của chúng ở căn cứ Diego Garcia cho thấy, rõ ràng Mỹ đang có mặt tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, Trung Quốc đừng đi quá giới hạn. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Zhao Tong, một nhà nghiên cứu cấp cao trong chương trình chính sách hạt nhân tại Viện nghiên cứu Carnegie Endowment For International Peace ở Bắc Kinh cho biết: “Việc triển khai thành công máy bay ném bom chiến lược có năng lực tiến công hạt nhân, tự nó đã là một minh chứng cho sức mạnh của Mỹ”. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom chiến lược, tạo thành "cây đinh ba" răn đe hạt nhân của Mỹ; đặc biệt máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A là công cụ răn đe mạnh với những cái "đầu nóng" của đối phương. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Đến thời điểm hiện tại, B-2 là loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới; chiếc máy bay có hình dạng cánh bay này, với khả năng tàng hình, có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không trên thế giới. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Wikipedia.Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Zhou Chenming của Trung Quốc thừa nhận: "Máy bay ném bom tàng hình B-2 rất khó bị phát hiện hoặc bị đánh chặn, do đó nếu nó bay vào không phận Trung Quốc với vũ khí hạt nhân, đây là điều quá bất lợi với Trung Quốc". Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Trong thời gian vừa qua, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục có chiều hướng "đi xuống". Về phía Quân đội Trung Quốc, gần đây đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự lớn, nhất là diễn tập hải quân ở những vùng biển nhạy cảm như Biển Đông, eo biển Đài Loan hay biển Hoa Đông. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tập trận trái phép trên Biển Đông ngày 12/4/2018 - Nguồn: Navitime.Cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân Trung Quốc mới nhất sẽ được tổ chức gần đảo Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang, cách Đài Loan khoảng 550 km về phía bắc. Giai đoạn đầu tiên của cuộc diễn tập bắt đầu vào ngày 11/8 và kéo dài ba ngày; giai đoạn hai của cuộc Diễn tập sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 17/8. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trái phép biển - Nguồn: Navitime.Đại tá Zhang Chunhui, người phát ngôn của quân khu Đông Trung Quốc cho biết: “Một số quốc gia tiếp tục có động thái tiêu cực về các vấn đề liên quan đến đảo Đài Loan, gửi những tín hiệu sai lầm nghiêm trọng tới lực lượng “Đài Loan độc lập”, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan". Ảnh: Chiến đấu cơ Trung Quốc diễn tập tấn công mục tiêu trên biển - Nguồn: XinhuaZhang Chunhui nói rằng, mặc dù Trung Quốc không có phản ứng cụ thể nào đối với việc triển khai quân sự của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách tăng cường các cuộc tập trận hải quân và không quân lớn. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật - Nguồn: Navitime.Zhang nhấn mạnh: "Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom B-2 đã gây ra những thay đổi về sức mạnh quân sự của cả hai bên (ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương) và có thể gây ra các cuộc khủng hoảng mới. Điều này sẽ không giúp giải quyết vấn đề mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề". Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh nhận thấy rằng sự khác biệt quan điểm của họ với Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Anh, Australia ngày càng lớn. Những hành động gây hấn với Ấn Độ, tập trận tại Biển Đông và eo biển Đài Loan… đã làm tình hình các khu vực trên vốn phức tạp lại càng trở lên căng thẳng, khiến các quốc gia trở lên "cảnh giác" hơn với những hành động của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom H-6J của Trung Quốc xuất hiện trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Nguồn: Tài khoản WEIBO saga522_FIA桂系 ngày 11/8.
Video Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận phi pháp tại Hoàng Sa - Nguồn: VTC16
Tờ South China Morning Post đưa tin, trong khi Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật ở eo biển Đài Loan, Mỹ đã điều động 3 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 tới căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Bài viết của South China Morning Post - Nguồn: Chụp màn hình.
Ba chiếc máy bay ném bom B-2A đã cất cánh từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri Mỹ vào ngày 11/3, bay qua phía bắc Australia, và hạ cánh an toàn xuống căn cứ Diego Garcia của Anh ở Ấn Độ Dương. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Wikipedia.
Như vậy sau 4 năm (từ năm 2016), Không quân Mỹ mới lại triển khai máy bay ném bom chiến lược B-2, loại máy bay có khả năng tiến công hạt nhân tới căn cứ quân sự quan trọng này; để sẵn sàng đối phó với những tình huống bất chắc có thể xảy ra. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Căn cứ không quân Diego Garcia cách Maldives 1.200 km về phía nam; vào năm 2016, tình hình Biển Đông khi đó căng thẳng, do Tòa án Trọng tài Quốc tế bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông (đường lưỡi bò), Mỹ cũng đã đưa 3 chiếc B-2A tới đây trực chiến. Ảnh: Căn cứ không quân Diego Garcia trên Ấn Độ Dương - Nguồn: Wikipedia.
Giới quan sát quân sự cho rằng, 3 máy bay ném bom B-2A mang mật danh Reaper 11, 12 và 13 không bay qua các khu vực nhạy cảm như Tây Thái Bình Dương, Biển Đông hay eo biển Đài Loan, nhưng sự hiện diện của chúng ở căn cứ Diego Garcia cho thấy, rõ ràng Mỹ đang có mặt tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, Trung Quốc đừng đi quá giới hạn. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Zhao Tong, một nhà nghiên cứu cấp cao trong chương trình chính sách hạt nhân tại Viện nghiên cứu Carnegie Endowment For International Peace ở Bắc Kinh cho biết: “Việc triển khai thành công máy bay ném bom chiến lược có năng lực tiến công hạt nhân, tự nó đã là một minh chứng cho sức mạnh của Mỹ”. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom chiến lược, tạo thành "cây đinh ba" răn đe hạt nhân của Mỹ; đặc biệt máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A là công cụ răn đe mạnh với những cái "đầu nóng" của đối phương. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Đến thời điểm hiện tại, B-2 là loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới; chiếc máy bay có hình dạng cánh bay này, với khả năng tàng hình, có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng không trên thế giới. Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Wikipedia.
Nhà bình luận quân sự nổi tiếng Zhou Chenming của Trung Quốc thừa nhận: "Máy bay ném bom tàng hình B-2 rất khó bị phát hiện hoặc bị đánh chặn, do đó nếu nó bay vào không phận Trung Quốc với vũ khí hạt nhân, đây là điều quá bất lợi với Trung Quốc". Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Trong thời gian vừa qua, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục có chiều hướng "đi xuống". Về phía Quân đội Trung Quốc, gần đây đã tổ chức nhiều cuộc diễn tập quân sự lớn, nhất là diễn tập hải quân ở những vùng biển nhạy cảm như Biển Đông, eo biển Đài Loan hay biển Hoa Đông. Ảnh: Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh tập trận trái phép trên Biển Đông ngày 12/4/2018 - Nguồn: Navitime.
Cuộc tập trận bắn đạn thật của Hải quân Trung Quốc mới nhất sẽ được tổ chức gần đảo Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang, cách Đài Loan khoảng 550 km về phía bắc. Giai đoạn đầu tiên của cuộc diễn tập bắt đầu vào ngày 11/8 và kéo dài ba ngày; giai đoạn hai của cuộc Diễn tập sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 17/8. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trái phép biển - Nguồn: Navitime.
Đại tá Zhang Chunhui, người phát ngôn của quân khu Đông Trung Quốc cho biết: “Một số quốc gia tiếp tục có động thái tiêu cực về các vấn đề liên quan đến đảo Đài Loan, gửi những tín hiệu sai lầm nghiêm trọng tới lực lượng “Đài Loan độc lập”, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan". Ảnh: Chiến đấu cơ Trung Quốc diễn tập tấn công mục tiêu trên biển - Nguồn: Xinhua
Zhang Chunhui nói rằng, mặc dù Trung Quốc không có phản ứng cụ thể nào đối với việc triển khai quân sự của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách tăng cường các cuộc tập trận hải quân và không quân lớn. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận bắn đạn thật - Nguồn: Navitime.
Zhang nhấn mạnh: "Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom B-2 đã gây ra những thay đổi về sức mạnh quân sự của cả hai bên (ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương) và có thể gây ra các cuộc khủng hoảng mới. Điều này sẽ không giúp giải quyết vấn đề mà còn làm trầm trọng thêm vấn đề". Ảnh: Máy bay ném bom B-2A - Nguồn: Không quân Mỹ.
Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh nhận thấy rằng sự khác biệt quan điểm của họ với Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ, Anh, Australia ngày càng lớn. Những hành động gây hấn với Ấn Độ, tập trận tại Biển Đông và eo biển Đài Loan… đã làm tình hình các khu vực trên vốn phức tạp lại càng trở lên căng thẳng, khiến các quốc gia trở lên "cảnh giác" hơn với những hành động của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay ném bom H-6J của Trung Quốc xuất hiện trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Nguồn: Tài khoản WEIBO saga522_FIA桂系 ngày 11/8.
Video Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận phi pháp tại Hoàng Sa - Nguồn: VTC16