Loại máy bay được biết tới như phiên bản Yak-130 Trung Quốc sản xuất nội địa đó là L-15 hay còn có tên gọi đầy đủ là Hồng Đô Liệp Ưng 15. Nguồn ảnh: Airliners.Đây là loại máy bay được Trung Quốc sản xuất để phục vụ mục đích huấn luyện. Liệp Ưng 15 hay L-15 được sản xuất bởi Tập đoàn Hàng không Hồng Đô của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện từ năm 2006 và tới năm 2010, L-15 được giới thiệu, đưa vào sử dụng trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Cannews.Theo nhiều nguồn không chính thức, Trung Quốc đã chi một khoản tiền lên tới 300 triệu USD để mua thiết kế của huấn luyện cơ Yak-130 từ Nga. Nguồn ảnh: Cannews.Vậy nên về cơ bản, L-15 có hình dáng bên ngoài khá giống với Yak-130. Thậm chí, đến ngay cả hệ thống mô phỏng huấn luyện của L-15 cũng tương tự trên phiên bản huấn luyện cơ của Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.Hệ thống huấn luyện mô phỏng này cho phép L-15 trở thành máy bay huấn luyện cho các phi công tiêm kích thế hệ năm của Trung Quốc như J-20 hay J-31. Nguồn ảnh: Jetphotos.Cũng ngay trên chiếc huấn luyện cơ này, các phi công của Trung Quốc sẽ được huấn luyện các nhiệm vụ bay chiến đấu với khả năng thực hiện các bài tập không đối đất hoặc đối kháng trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.Liệp Ưng 15 tới thời điểm hiện tại đã có tổng cộng năm phiên bản khác nhau, trong đó phiên bản dành cho Không quân Trung Quốc mang tên JL-10. Nguồn ảnh: Airliners.Một phiên bản được Trung Quốc chế tạo riêng cho Không quân Zimbia có tên L-15Z và một phiên bản đặc biệt khác mang tên L-15B dành riêng cho không chiến với việc được trang bị động cơ đốt sau và có tới 9 giá treo vũ khí. Nguồn ảnh: Airteam.Các phiên bản huấn luyện của L-15 được trang bị hai động cơ Ivchenko do Nga sản xuất, tốc độ tối đa có thể lên tới Mach 1.4 tương đương với 1700 km/h. Nguồn ảnh: Airteam.Ngoài việc được trang bị khả năng mang vũ khí khá tốt, máy bay huấn luyện L-15 được cho là được trang bị radar quét mảng thụ động và trong tương lai có thể sẽ được nâng cấp lên hệ thống radar quét mảng chủ động. Nguồn ảnh: Airteam.Loại máy bay này được Trung Quốc sản xuất với giá chỉ 15 triệu USD cho một chiếc và tới nay, Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 100 chiếc phục vụ cho cả mục đích huấn luyện trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Airteam.Máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga là một trong những loại huấn luyện cơ hiện đại nhất thế giới?
Loại máy bay được biết tới như phiên bản Yak-130 Trung Quốc sản xuất nội địa đó là L-15 hay còn có tên gọi đầy đủ là Hồng Đô Liệp Ưng 15. Nguồn ảnh: Airliners.
Đây là loại máy bay được Trung Quốc sản xuất để phục vụ mục đích huấn luyện. Liệp Ưng 15 hay L-15 được sản xuất bởi Tập đoàn Hàng không Hồng Đô của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.
Chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này được thực hiện từ năm 2006 và tới năm 2010, L-15 được giới thiệu, đưa vào sử dụng trong Không quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Cannews.
Theo nhiều nguồn không chính thức, Trung Quốc đã chi một khoản tiền lên tới 300 triệu USD để mua thiết kế của huấn luyện cơ Yak-130 từ Nga. Nguồn ảnh: Cannews.
Vậy nên về cơ bản, L-15 có hình dáng bên ngoài khá giống với Yak-130. Thậm chí, đến ngay cả hệ thống mô phỏng huấn luyện của L-15 cũng tương tự trên phiên bản huấn luyện cơ của Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.
Hệ thống huấn luyện mô phỏng này cho phép L-15 trở thành máy bay huấn luyện cho các phi công tiêm kích thế hệ năm của Trung Quốc như J-20 hay J-31. Nguồn ảnh: Jetphotos.
Cũng ngay trên chiếc huấn luyện cơ này, các phi công của Trung Quốc sẽ được huấn luyện các nhiệm vụ bay chiến đấu với khả năng thực hiện các bài tập không đối đất hoặc đối kháng trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.
Liệp Ưng 15 tới thời điểm hiện tại đã có tổng cộng năm phiên bản khác nhau, trong đó phiên bản dành cho Không quân Trung Quốc mang tên JL-10. Nguồn ảnh: Airliners.
Một phiên bản được Trung Quốc chế tạo riêng cho Không quân Zimbia có tên L-15Z và một phiên bản đặc biệt khác mang tên L-15B dành riêng cho không chiến với việc được trang bị động cơ đốt sau và có tới 9 giá treo vũ khí. Nguồn ảnh: Airteam.
Các phiên bản huấn luyện của L-15 được trang bị hai động cơ Ivchenko do Nga sản xuất, tốc độ tối đa có thể lên tới Mach 1.4 tương đương với 1700 km/h. Nguồn ảnh: Airteam.
Ngoài việc được trang bị khả năng mang vũ khí khá tốt, máy bay huấn luyện L-15 được cho là được trang bị radar quét mảng thụ động và trong tương lai có thể sẽ được nâng cấp lên hệ thống radar quét mảng chủ động. Nguồn ảnh: Airteam.
Loại máy bay này được Trung Quốc sản xuất với giá chỉ 15 triệu USD cho một chiếc và tới nay, Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 100 chiếc phục vụ cho cả mục đích huấn luyện trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Airteam.
Máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga là một trong những loại huấn luyện cơ hiện đại nhất thế giới?