Chia sẻ với PV Tạp chí quốc phòng Jane's tại Triển lãm LIMA 2019 đang diễn ra ở Langkawi, Malaysia, đại diện Tập đoàn hàng không vũ trụ Irkut (Liên bang Nga) cho hay họ đã phác thảo "đề cương" khách hàng Đông Nam Á tiềm năng mua máy bay huấn luyện Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo đó, trong một buổi họp báo hôm 27/3, các quan chức của Irkut xác nhận rằng họ đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin từ Không quân Malaysia liên quan tới chương trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA) hoặc máy bay huấn luyện chiến đấu cao cấp (FLIT). Dự kiến, Malaysia sẽ mua 18 chiếc đợt đầu và tổng cộng có thể tới 36 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.netĐặc biệt, ban lãnh đạo Irkut cũng tiết lộ họ xác định Việt Nam là một khách hàng khả thi. "Chúng tôi đang làm với với các bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam, một đối tác truyền thống của Nga", quan chức Irkut hé lộ. Nguồn ảnh: Airliners.netVới thông tin này xem ra Irkut đang bắt đầu hoặc đang trong quá trình đàm phán về việc cung cấp các máy bay huấn luyện Yak-130 cho KQND Việt Nam. Đáng tiếc Irkut không thể tiết lộ thêm điều gì cụ thể hơn về tính khả thi hợp đồng Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.netThực tế đã từ lâu máy bay Yak-130 được giới chuyên gia nhận định là phương án thay thế khả thi và tốt nhất cho các máy bay huấn luyện L-39C mà KQND Việt Nam đang sử dụng. Yak-130 cũng phù hợp hơn L-39C trong việc huấn luyện phi công tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2. Nguồn ảnh: Airliners.netNgoài thông tin về các khách hàng tiềm năng, tại buổi họp báo, Irkut cũng xác nhận rằng họ đã xuất khẩu Yak-130 tới hai quốc gia Đông Nam Á gồm Lào, Myanmar và một quốc gia châu Á là Bangladesh. Các vị này cũng không tiết lộ rõ số lượng bán hàng, chỉ nói rằng mỗi quốc gia đã đặt hàng "hơn 10 chiếc máy bay". Nguồn ảnh: ZvezdaTheo Jane's All the World's Aircraft, Banglades đã nhận được 16 chiếc Yak-130 từ Nga. Myanmar đã đặt hàng 12 chiếc Yak-130, tất cả đều được bàn giao vào cuối 2018. Lào cũng đã nhận được 4 chiếc Yak-130 cuối năm 2018 sau khoảng một năm ký hợp đồng. Nguồn ảnh: ZvezdaDù hợp đồng chi tiết của Lào không được tiết lộ nhưng các nguồn tin ước tính Lào có thể đặt hàng 10 chiếc trị giá 300 triệu USD bao kèm đạn dược, trang bị mặt đất, linh kiện và huấn luyện. Nguồn ảnh: ZvezdaYak-130 là máy bay huấn luyện phi công chiến đấu hai chỗ ngồi do Yakovlev thiết kế và được Tập đoàn Irkut sản xuất, đơn giá ước tính một chiếc vào khoảng 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.netTheo nhà thiết kế, Yak-130 có thể đảm bảo huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 của Nga. Bên cạnh đó, nó được "quảng cáo" là dư sức đáp ứng được cả huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Airliners.netĐáng tiếc, Yak-130 không thể đem lại cho phi công "cảm giác" vượt bức tường âm thanh là thế nào. Với cặp động cơ turbofan AI-222-25, Yak-130 chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 1.060km/h.Ngoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 được cho là có thể đáp ứng vai trò như một máy bay tiêm kích hạng nhẹ khi có thể mang tới 3 tấn vũ khí trên 9 điểm treo cánh và thân cho phép mang tên lửa không đối không R-73, rocket và bom hàng không. Nguồn ảnh: WikipediaMời độc giả xem video máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga. Nguồn: Youtube
Chia sẻ với PV Tạp chí quốc phòng Jane's tại Triển lãm LIMA 2019 đang diễn ra ở Langkawi, Malaysia, đại diện Tập đoàn hàng không vũ trụ Irkut (Liên bang Nga) cho hay họ đã phác thảo "đề cương" khách hàng Đông Nam Á tiềm năng mua máy bay huấn luyện Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo đó, trong một buổi họp báo hôm 27/3, các quan chức của Irkut xác nhận rằng họ đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin từ Không quân Malaysia liên quan tới chương trình mua sắm máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA) hoặc máy bay huấn luyện chiến đấu cao cấp (FLIT). Dự kiến, Malaysia sẽ mua 18 chiếc đợt đầu và tổng cộng có thể tới 36 chiếc. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đặc biệt, ban lãnh đạo Irkut cũng tiết lộ họ xác định Việt Nam là một khách hàng khả thi. "Chúng tôi đang làm với với các bạn bè của chúng tôi tại Việt Nam, một đối tác truyền thống của Nga", quan chức Irkut hé lộ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Với thông tin này xem ra Irkut đang bắt đầu hoặc đang trong quá trình đàm phán về việc cung cấp các máy bay huấn luyện Yak-130 cho KQND Việt Nam. Đáng tiếc Irkut không thể tiết lộ thêm điều gì cụ thể hơn về tính khả thi hợp đồng Yak-130. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thực tế đã từ lâu máy bay Yak-130 được giới chuyên gia nhận định là phương án thay thế khả thi và tốt nhất cho các máy bay huấn luyện L-39C mà KQND Việt Nam đang sử dụng. Yak-130 cũng phù hợp hơn L-39C trong việc huấn luyện phi công tiêm kích Su-27SK và Su-30MK2. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ngoài thông tin về các khách hàng tiềm năng, tại buổi họp báo, Irkut cũng xác nhận rằng họ đã xuất khẩu Yak-130 tới hai quốc gia Đông Nam Á gồm Lào, Myanmar và một quốc gia châu Á là Bangladesh. Các vị này cũng không tiết lộ rõ số lượng bán hàng, chỉ nói rằng mỗi quốc gia đã đặt hàng "hơn 10 chiếc máy bay". Nguồn ảnh: Zvezda
Theo Jane's All the World's Aircraft, Banglades đã nhận được 16 chiếc Yak-130 từ Nga. Myanmar đã đặt hàng 12 chiếc Yak-130, tất cả đều được bàn giao vào cuối 2018. Lào cũng đã nhận được 4 chiếc Yak-130 cuối năm 2018 sau khoảng một năm ký hợp đồng. Nguồn ảnh: Zvezda
Dù hợp đồng chi tiết của Lào không được tiết lộ nhưng các nguồn tin ước tính Lào có thể đặt hàng 10 chiếc trị giá 300 triệu USD bao kèm đạn dược, trang bị mặt đất, linh kiện và huấn luyện. Nguồn ảnh: Zvezda
Yak-130 là máy bay huấn luyện phi công chiến đấu hai chỗ ngồi do Yakovlev thiết kế và được Tập đoàn Irkut sản xuất, đơn giá ước tính một chiếc vào khoảng 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo nhà thiết kế, Yak-130 có thể đảm bảo huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 của Nga. Bên cạnh đó, nó được "quảng cáo" là dư sức đáp ứng được cả huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu. Nguồn ảnh: Airliners.net
Đáng tiếc, Yak-130 không thể đem lại cho phi công "cảm giác" vượt bức tường âm thanh là thế nào. Với cặp động cơ turbofan AI-222-25, Yak-130 chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 1.060km/h.
Ngoài vai trò huấn luyện phi công, Yak-130 được cho là có thể đáp ứng vai trò như một máy bay tiêm kích hạng nhẹ khi có thể mang tới 3 tấn vũ khí trên 9 điểm treo cánh và thân cho phép mang tên lửa không đối không R-73, rocket và bom hàng không. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mời độc giả xem video máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga. Nguồn: Youtube