Ưu điểm của xe tăng hạng nhẹ Type-15 đó là có trọng lượng nhẹ và khả năng cơ động tốt; Type-15 là sự lựa chọn tối ưu cho các địa hình khu vực phía nam Trung Quốc, nơi có nhiều đồi núi, xen kẽ đất mềm và vùng đất đóng băng của cao nguyên Thanh-Tạng.Hai khu vực này giao thông hạn chế, địa hình hiểm trở; những loại xe tăng chiến đấu chủ lực có trọng lượng trên 50 tấn không phù hợp, trong khi đó loại xe tăng hạng nhẹ Type-62 đã quá lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại; do vậy xe tăng hạng nhẹ Type- 15 có thể đáp ứng tham vọng của các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc.Ngoài khả năng cơ động, theo các nhà quân sự Trung Quốc, ưu điểm nhất đối với Type-15 là hỏa lực có thể xuyên thủng áo giáp hiện đại của xe tăng địch. Hiện tại, đối thủ của Trung Quốc tại khu vực Thanh-Tạng là Ấn Độ, được trang bị xe tăng tiên tiến nhất là T-90S, nhập khẩu từ Nga, có khả năng cơ động và bảo vệ tốt.Vì là xe tăng hạng nhẹ, nên Type- 15 sở hữu trọng lượng chỉ khoảng 32 tấn, nhẹ hơn đáng kể so với hai dòng tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc là Type-99 và Type-96 (gần 60 tấn); nên Type-15 không thể sử dụng pháo nòng trơn 125mm cùng loại với Type-99 và Type-96, vì chúng quá lớn và có độ giật mạnh; do vậy phải lựa chọn loại pháo phù hợp với Type-15 để có thể chống lại được T-90S của Ấn Độ.Do không thể sử dụng pháo nòng trơn 125mm, Type-15 có thể sử dụng các thiết kế pháo cũ như pháo pháo rãnh xoắn 100mm D-10T của xe tăng Type-59 (bản sao của T-54 Liên Xô); pháo 85mm của xe tăng Type- 62, pháo nòng trơn 105mm của xe tăng Type- 69; những mẫu pháo này có đường kính gần 100 mm, phù hợp lắp trên tăng Type-15.Tuy nhiên cả ba mẫu trên đều là pháo tăng kiểu cũ, khả năng xuyên phá hạn chế. Ví dụ, pháo tăng 105 nòng trơn lắp trên tăng Type-69 mạnh nhất, sử dụng đạn xuyên giáp 59, có khả năng xuyên giáp dày đến 200 mm ở khoảng cách 1.000 mét. Với sức đâm xuyên như vậy, khó có thể xuyên thủng giáp tăng T-72 kiểu cũ, chứ đừng nói là giáp tăng T-90S.Do vậy các nhà thiết kế Trung Quốc đã lựa chọn pháo nòng xoắn có cỡ nòng 105 mm, đây là lựa chọn tiết kiệm và hợp nhất, đáp ứng yêu cầu chiến đấu. Mẫu pháo được lựa chọn là pháo 105mm L7 nổi tiếng của Anh.Do trước kia, Trung Quốc đã nhập một số mẫu pháo tăng đồng bộ 105mm L7 từ Áo và họ đã sao chép thành công cũng như cải tiến kéo dài nòng pháo, tăng áp lực buồng đạn và trang bị một loại đạn xuyên giáp mới; có thể tạo ra lợi thế so với đạn xuyên giáp kiểu cũ được sử dụng trên tăng T-90S của Ấn Độ.Một số người nghi ngờ rằng cỡ nòng pháo 105mm là quá nhỏ, tuy nhiên pháo L7 đã từng được lắp trên những loại tăng nổi tiếng như Challenger, Merkava và thậm chí là cả M1 Abrams thế hệ đầu tiên cũng sử dụng loại pháo nổi tiếng này. Ngoài khả năng chống tăng, Type-15 còn sử dụng đạn nổ phá phân mảnh, hỗ trợ cho bộ binh chiến đấu.Tuy nhiên việc Trung Quốc hy vọng vào Type-15 để chống lại loại xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Ấn Độ là tham vọng lớn; theo thông tin chính thức từ nhà sản xuất xe tăng T-90 Uralvagonzavod, vỏ giáp trước của T-90S tương đương 550-650 mm thép RHA khi chống đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), hay 750 mm khi chống đạn nổ lõm (HEAT).Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5, thì thông số này có thể tăng lên 800-830 mm khi chống đạn APFSDS và 1.150-1.350 mm khi chống đạn HEAT.Giới quân sự cũng nghi ngờ về năng lực thực sự của loại đạn xuyên giáp của xe tăng Type-15; chưa cần bàn về lớp giáp của T-90 đã được thử lửa ở chiến trường Syria, mà chỉ cần ở tầm bắn 1.000 m, là động năng của thanh xuyên sẽ bị giảm đi rất nhiều, ngay cả với những loại pháo 120mm nòng trơn hiện đại trên xe tăng hạng nặng của phương Tây, chứ đừng nói đến pháo hạng nhẹ trên Type-15.Video Xe tăng hiện đại của quân đội Nhật Bản - Nguồn: QPVN
Ưu điểm của xe tăng hạng nhẹ Type-15 đó là có trọng lượng nhẹ và khả năng cơ động tốt; Type-15 là sự lựa chọn tối ưu cho các địa hình khu vực phía nam Trung Quốc, nơi có nhiều đồi núi, xen kẽ đất mềm và vùng đất đóng băng của cao nguyên Thanh-Tạng.
Hai khu vực này giao thông hạn chế, địa hình hiểm trở; những loại xe tăng chiến đấu chủ lực có trọng lượng trên 50 tấn không phù hợp, trong khi đó loại xe tăng hạng nhẹ Type-62 đã quá lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại; do vậy xe tăng hạng nhẹ Type- 15 có thể đáp ứng tham vọng của các nhà lãnh đạo Quân đội Trung Quốc.
Ngoài khả năng cơ động, theo các nhà quân sự Trung Quốc, ưu điểm nhất đối với Type-15 là hỏa lực có thể xuyên thủng áo giáp hiện đại của xe tăng địch. Hiện tại, đối thủ của Trung Quốc tại khu vực Thanh-Tạng là Ấn Độ, được trang bị xe tăng tiên tiến nhất là T-90S, nhập khẩu từ Nga, có khả năng cơ động và bảo vệ tốt.
Vì là xe tăng hạng nhẹ, nên Type- 15 sở hữu trọng lượng chỉ khoảng 32 tấn, nhẹ hơn đáng kể so với hai dòng tăng chiến đấu chủ lực của Trung Quốc là Type-99 và Type-96 (gần 60 tấn); nên Type-15 không thể sử dụng pháo nòng trơn 125mm cùng loại với Type-99 và Type-96, vì chúng quá lớn và có độ giật mạnh; do vậy phải lựa chọn loại pháo phù hợp với Type-15 để có thể chống lại được T-90S của Ấn Độ.
Do không thể sử dụng pháo nòng trơn 125mm, Type-15 có thể sử dụng các thiết kế pháo cũ như pháo pháo rãnh xoắn 100mm D-10T của xe tăng Type-59 (bản sao của T-54 Liên Xô); pháo 85mm của xe tăng Type- 62, pháo nòng trơn 105mm của xe tăng Type- 69; những mẫu pháo này có đường kính gần 100 mm, phù hợp lắp trên tăng Type-15.
Tuy nhiên cả ba mẫu trên đều là pháo tăng kiểu cũ, khả năng xuyên phá hạn chế. Ví dụ, pháo tăng 105 nòng trơn lắp trên tăng Type-69 mạnh nhất, sử dụng đạn xuyên giáp 59, có khả năng xuyên giáp dày đến 200 mm ở khoảng cách 1.000 mét. Với sức đâm xuyên như vậy, khó có thể xuyên thủng giáp tăng T-72 kiểu cũ, chứ đừng nói là giáp tăng T-90S.
Do vậy các nhà thiết kế Trung Quốc đã lựa chọn pháo nòng xoắn có cỡ nòng 105 mm, đây là lựa chọn tiết kiệm và hợp nhất, đáp ứng yêu cầu chiến đấu. Mẫu pháo được lựa chọn là pháo 105mm L7 nổi tiếng của Anh.
Do trước kia, Trung Quốc đã nhập một số mẫu pháo tăng đồng bộ 105mm L7 từ Áo và họ đã sao chép thành công cũng như cải tiến kéo dài nòng pháo, tăng áp lực buồng đạn và trang bị một loại đạn xuyên giáp mới; có thể tạo ra lợi thế so với đạn xuyên giáp kiểu cũ được sử dụng trên tăng T-90S của Ấn Độ.
Một số người nghi ngờ rằng cỡ nòng pháo 105mm là quá nhỏ, tuy nhiên pháo L7 đã từng được lắp trên những loại tăng nổi tiếng như Challenger, Merkava và thậm chí là cả M1 Abrams thế hệ đầu tiên cũng sử dụng loại pháo nổi tiếng này. Ngoài khả năng chống tăng, Type-15 còn sử dụng đạn nổ phá phân mảnh, hỗ trợ cho bộ binh chiến đấu.
Tuy nhiên việc Trung Quốc hy vọng vào Type-15 để chống lại loại xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S của Ấn Độ là tham vọng lớn; theo thông tin chính thức từ nhà sản xuất xe tăng T-90 Uralvagonzavod, vỏ giáp trước của T-90S tương đương 550-650 mm thép RHA khi chống đạn xuyên giáp thoát vỏ ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), hay 750 mm khi chống đạn nổ lõm (HEAT).
Khi được trang bị thêm giáp phản ứng nổ thế hệ 2 là Kontakt-5, thì thông số này có thể tăng lên 800-830 mm khi chống đạn APFSDS và 1.150-1.350 mm khi chống đạn HEAT.
Giới quân sự cũng nghi ngờ về năng lực thực sự của loại đạn xuyên giáp của xe tăng Type-15; chưa cần bàn về lớp giáp của T-90 đã được thử lửa ở chiến trường Syria, mà chỉ cần ở tầm bắn 1.000 m, là động năng của thanh xuyên sẽ bị giảm đi rất nhiều, ngay cả với những loại pháo 120mm nòng trơn hiện đại trên xe tăng hạng nặng của phương Tây, chứ đừng nói đến pháo hạng nhẹ trên Type-15.
Video Xe tăng hiện đại của quân đội Nhật Bản - Nguồn: QPVN