Hiện nay Không quân Mỹ đang được trang bị tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn (AMRAAM), dẫn đường bằng radar AIM-120; AIM-120 được đưa vào trang bị vào cuối đầu thập niên 1990 và đã trở thành vũ khí tầm xa chủ lực của Không quân Mỹ.AIM-120 là loại tên lửa hiện đại nhất trong suốt thập niên 1990; tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô, đã làm chậm chương trình phát triển tên lửa tầm xa R-77, đối thủ của AIM-120. Nhưng lợi thế của AIM-120 cũng nhanh chóng bị mất đi, khi các đối thủ liên tiếp cho ra đời các loại tên lửa mới.Hiện tại Không quân Mỹ và đồng minh lớn, trang bị chủ yếu phiên bản AIM-120C, có tầm bắn đến 105km và có khả năng đối phó với các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương. Tuy nhiên, tên lửa tầm siêu xa AIM-120C không đảm bảo lợi thế, so với các đối thủ của Nga và Trung Quốc.Các biến thể mới nhất tên lửa R-77 của Nga, có tầm bắn 110 km; trong khi phiên bản R-27 hiện đại hóa, có tầm bắn 130 km. Trung Quốc cũng triển khai PL-12 và PL-15, với tính năng tương đương với AIM-120, nhưng có tầm bắn vượt trội là 100km và 150-200km.Phiên bản mới nhất của dòng AIM-120 là AIM-120D có tầm bắn đến 200km và giá thành đến 2 triệu USD/quả; do vậy AIM-120D chỉ được sản xuất với số lượng tương đối nhỏ và không được trang bị rộng rãi, ngoài phi đội tiêm kích F-22 Raptor.Bên cạnh đó là các biện pháp đối phó của đối phương ngày càng tinh vi; điều này đã được chứng minh vào tháng 2/2019, khi một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, được cho là đã sử dụng kết hợp các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, khả năng cơ động cao và hệ thống vectơ lực đẩy hai chiều, để thoải mái né tránh 5 tên lửa AIM-120C.Vì vậy Không quân Mỹ yêu cầu cần có một loại tên lửa tiên tiến hơn, không chỉ có tầm bắn xa hơn, mà còn khó né tránh hơn; để thay thế tên lửa AIM-120. Mẫu tên lửa AIM-260 ra đời, hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của Không quân.Theo suy đoán, một số công nghệ và khái niệm mới có thể được áp dụng cho tên lửa AIM-260, trong đó có công nghệ Ramjet, tương tự như công nghệ được sử dụng trên tên lửa Meteor của châu Âu và PL-21 của Trung Quốc; có thể nâng tầm bắn của tên lửa lên khoảng 400km hoặc hơn.Tốc độ siêu thanh của tên lửa AIM-260, có thể làm máy bay của đối phương giảm thời gian phản ứng và khó thực hiện cơ động né tránh. Nếu tên lửa AIM-120 chỉ có tốc độ Mach 4, kém cả tên lửa Thiên Cung II của Đài Loan (Mach 5) và R-37 của Nga (Mach 6); thì đến AIM-260, tốc độ sẽ được cải thiện.Một lĩnh vực cải tiến lớn khác, được mong đợi đối với AIM-260 là phương pháp dẫn đường của tên lửa, có khả năng AIM-260 sử dụng cả radar và đầu dò hồng ngoại, để cung cấp khả năng miễn nhiễm tối đa đối với việc gây nhiễu.Cũng có khả năng AIM-260 sẽ tích hợp một ăng-ten mảng pha hoạt động theo giai đoạn (APAA). Các công nghệ của APAA có thể là yếu tố thay đổi kết quả cuộc chiến; nhất là đối với các máy bay chiến đấu mới của Nga, cũng như của Trung Quốc, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng cơ động.Các tính năng của AIM-260 vẫn còn được xem xét, một số cải tiến gần như chắc chắn sẽ được áp dụng, đó là sử dụng các cảm biến mạnh hơn, do các đối thủ lớn của Mỹ đã triển khai máy bay tàng hình, cũng như các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử ưu việt.Nếu lấy giá thành của tên lửa AIM-120D làm phương tiện tham chiếu, thì khả năng giá của AIM-260 có thể trở thành một vật cản lớn, với giá thành có thể lên tới 4 triệu USD/quả và thậm chí là còn cao hơn nữa, khi các công nghệ mới tiếp tục được đề xuất.Với hàng chục nghìn tên lửa được đặt hàng, Không quân Mỹ đã phải đối mặt với ngân sách mua sắm cũng như chi phí nâng cấp khổng lồ; có thể Lockheed Martin cũng có thể lựa chọn một thiết kế đơn giản hơn, cho AIM-260 để làm hạ giá thành.Chắc chắn sẽ có nhiều biến thể của tên lửa AIM-260 sẽ được phát triển, trong đó có khả năng có những phiên bản đơn giản, không sử dụng công nghệ APAA, hoặc các công nghệ tìm kiếm mục tiêu tàng hình, để giảm giá thành.Ngoài ra sẽ có các phiên bản trang bị cho các máy bay chiến đấu như F-35 và F-16V và một biến thể tiên tiến, dành cho máy bay chiến đấu hạng nặng, chuyên về chiếm ưu thế trên không, như F-15EX đang được đưa vào trang bị.Với việc Nga và Trung Quốc đều đang phát triển các loại vũ khí thế hệ tiếp theo rất hiện đại, với những tính năng vượt trội so với tên lửa AIM-120, bao gồm K-77, R-37M, PL-12D và PL-21; do vậy nhu cầu về một loại tên lửa mới của Mỹ là đặc biệt cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest. Các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ thử nghiệm phóng tên lửa không đối không tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn AIM-120. Nguồn: USAF.
Hiện nay Không quân Mỹ đang được trang bị tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn (AMRAAM), dẫn đường bằng radar AIM-120; AIM-120 được đưa vào trang bị vào cuối đầu thập niên 1990 và đã trở thành vũ khí tầm xa chủ lực của Không quân Mỹ.
AIM-120 là loại tên lửa hiện đại nhất trong suốt thập niên 1990; tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Xô, đã làm chậm chương trình phát triển tên lửa tầm xa R-77, đối thủ của AIM-120. Nhưng lợi thế của AIM-120 cũng nhanh chóng bị mất đi, khi các đối thủ liên tiếp cho ra đời các loại tên lửa mới.
Hiện tại Không quân Mỹ và đồng minh lớn, trang bị chủ yếu phiên bản AIM-120C, có tầm bắn đến 105km và có khả năng đối phó với các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương. Tuy nhiên, tên lửa tầm siêu xa AIM-120C không đảm bảo lợi thế, so với các đối thủ của Nga và Trung Quốc.
Các biến thể mới nhất tên lửa R-77 của Nga, có tầm bắn 110 km; trong khi phiên bản R-27 hiện đại hóa, có tầm bắn 130 km. Trung Quốc cũng triển khai PL-12 và PL-15, với tính năng tương đương với AIM-120, nhưng có tầm bắn vượt trội là 100km và 150-200km.
Phiên bản mới nhất của dòng AIM-120 là AIM-120D có tầm bắn đến 200km và giá thành đến 2 triệu USD/quả; do vậy AIM-120D chỉ được sản xuất với số lượng tương đối nhỏ và không được trang bị rộng rãi, ngoài phi đội tiêm kích F-22 Raptor.
Bên cạnh đó là các biện pháp đối phó của đối phương ngày càng tinh vi; điều này đã được chứng minh vào tháng 2/2019, khi một chiếc tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, được cho là đã sử dụng kết hợp các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, khả năng cơ động cao và hệ thống vectơ lực đẩy hai chiều, để thoải mái né tránh 5 tên lửa AIM-120C.
Vì vậy Không quân Mỹ yêu cầu cần có một loại tên lửa tiên tiến hơn, không chỉ có tầm bắn xa hơn, mà còn khó né tránh hơn; để thay thế tên lửa AIM-120. Mẫu tên lửa AIM-260 ra đời, hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu của Không quân.
Theo suy đoán, một số công nghệ và khái niệm mới có thể được áp dụng cho tên lửa AIM-260, trong đó có công nghệ Ramjet, tương tự như công nghệ được sử dụng trên tên lửa Meteor của châu Âu và PL-21 của Trung Quốc; có thể nâng tầm bắn của tên lửa lên khoảng 400km hoặc hơn.
Tốc độ siêu thanh của tên lửa AIM-260, có thể làm máy bay của đối phương giảm thời gian phản ứng và khó thực hiện cơ động né tránh. Nếu tên lửa AIM-120 chỉ có tốc độ Mach 4, kém cả tên lửa Thiên Cung II của Đài Loan (Mach 5) và R-37 của Nga (Mach 6); thì đến AIM-260, tốc độ sẽ được cải thiện.
Một lĩnh vực cải tiến lớn khác, được mong đợi đối với AIM-260 là phương pháp dẫn đường của tên lửa, có khả năng AIM-260 sử dụng cả radar và đầu dò hồng ngoại, để cung cấp khả năng miễn nhiễm tối đa đối với việc gây nhiễu.
Cũng có khả năng AIM-260 sẽ tích hợp một ăng-ten mảng pha hoạt động theo giai đoạn (APAA). Các công nghệ của APAA có thể là yếu tố thay đổi kết quả cuộc chiến; nhất là đối với các máy bay chiến đấu mới của Nga, cũng như của Trung Quốc, vốn nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng cơ động.
Các tính năng của AIM-260 vẫn còn được xem xét, một số cải tiến gần như chắc chắn sẽ được áp dụng, đó là sử dụng các cảm biến mạnh hơn, do các đối thủ lớn của Mỹ đã triển khai máy bay tàng hình, cũng như các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử ưu việt.
Nếu lấy giá thành của tên lửa AIM-120D làm phương tiện tham chiếu, thì khả năng giá của AIM-260 có thể trở thành một vật cản lớn, với giá thành có thể lên tới 4 triệu USD/quả và thậm chí là còn cao hơn nữa, khi các công nghệ mới tiếp tục được đề xuất.
Với hàng chục nghìn tên lửa được đặt hàng, Không quân Mỹ đã phải đối mặt với ngân sách mua sắm cũng như chi phí nâng cấp khổng lồ; có thể Lockheed Martin cũng có thể lựa chọn một thiết kế đơn giản hơn, cho AIM-260 để làm hạ giá thành.
Chắc chắn sẽ có nhiều biến thể của tên lửa AIM-260 sẽ được phát triển, trong đó có khả năng có những phiên bản đơn giản, không sử dụng công nghệ APAA, hoặc các công nghệ tìm kiếm mục tiêu tàng hình, để giảm giá thành.
Ngoài ra sẽ có các phiên bản trang bị cho các máy bay chiến đấu như F-35 và F-16V và một biến thể tiên tiến, dành cho máy bay chiến đấu hạng nặng, chuyên về chiếm ưu thế trên không, như F-15EX đang được đưa vào trang bị.
Với việc Nga và Trung Quốc đều đang phát triển các loại vũ khí thế hệ tiếp theo rất hiện đại, với những tính năng vượt trội so với tên lửa AIM-120, bao gồm K-77, R-37M, PL-12D và PL-21; do vậy nhu cầu về một loại tên lửa mới của Mỹ là đặc biệt cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các chiến đấu cơ F-35 của Mỹ thử nghiệm phóng tên lửa không đối không tấn công mục tiêu ngoài tầm nhìn AIM-120. Nguồn: USAF.