Theo tờ Quan sát quân sự của Mỹ, vào năm 2014, sau khi tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ được biên chế cho Không quân Nga, thì vào năm 2015, Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay chiến đấu này.Su-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, được phát triển vào cuối những năm 1980 và là thiết kế tiên tiến nhất của dòng chiến đấu cơ Su-27 Flanker; nhưng do Liên Xô tan rã, nên Su-35 được đưa vào biên chế muộn hơn 15 năm, so với kế hoạch ban đầu.Su-35 được coi là một trong những máy bay chiến đấu lợi hại nhất trong không chiến, chỉ xếp sau máy bay thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Trung Quốc cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay chiến đấu Su-27 và Su-27 trở thành vũ khí quan trọng của Trung Quốc để đối trọng với F-15 của Mỹ và Nhật Bản.Sau đó vào cuối những năm của thập niên 1990, Trung Quốc đã mua của Nga máy bay chiến đấu Su-30MKK; đây là phiên bản hai chỗ ngồi. Loại máy bay này có khả năng không chiến tốt và chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công hải quân.Mặc dù Trung Quốc đã mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MKK, nhưng Trung Quốc mới chỉ mua 24 chiếc Su-35 và không có ý định mua thêm Su-35. Mặc dù vậy, các quan chức Nga cho biết, Su-35 sẽ tiếp tục được bán cho các nước Châu Á và hy vọng sẽ nhận được các đơn đặt hàng tiếp theo.Sau khi sở hữu Su-27, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất “nhái” loại máy bay này với tên tiêm kích J-11B, bất chấp sự phản đối của Nga. Các chuyên gia Nga cũng nêu ra khả năng, có thể Trung Quốc sẽ sao chép Su-35 thành phiên bản J-11 mới của họ.Theo phân tích, lý do khiến Trung Quốc không mặn mà với Su-35 là do vào năm 2015, nước này đã có trong tay loại máy bay chiến đấu “tiên tiến” hơn Su-35. Trung Quốc “tự nhận” đã vượt qua Nga trong một số lĩnh vực hàng không quân sự như UAV, công nghệ tàng hình, liên kết dữ liệu, radar mảng pha chủ động? Ảnh: UAV Dực Long của Trung Quốc.Tuy nhiên, việc mua Su-35 đã mang lại ba lợi ích lớn cho Trung Quốc. Đầu tiên là củng cố quan hệ hữu nghị với Nga, thỏa thuận mua Su-35 trị giá 2 tỷ USD và số tiền tương tự của hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 đã hỗ trợ nền kinh tế Nga trong lúc khó khăn.Thứ hai là học hỏi kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu hiện đại của nước ngoài, điều này có lợi cho quá trình hiện đại hóa của chính Trung Quốc. Điều thứ ba, và được cho là quan trọng nhất, là việc chuyển giao công nghệ của động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, một công nghệ độc đáo của Nga.Những công nghệ này sau đó sẽ được sử dụng, để nâng cao khả năng cơ động của máy bay chiến đấu J-10C và có thể sớm mang lại lợi ích cho các máy bay như máy bay chiến đấu trên tàu sân bay J-15B.Theo các thông tin, Nga đã đàm phán để chuyển giao công nghệ để Trung Quốc mua thêm Su-35; nhưng sau khi Trung Quốc trang bị các máy bay chiến đấu J-10C, J-16 và J-20, sức hấp dẫn của Su-35 đã giảm đáng kể.Hiện nay tất cả các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc đều được trang bị tên lửa tầm xa PL-15 và radar mảng pha chủ động. Về hiệu suất, máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc đã có thể “tương đương” với Su-35. Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi Nga chuyển giao công nghệ, cũng khó có thể đạt được thỏa thuận.Theo truyền thông Trung Quốc, hiện nay các loại chiến đấu cơ mới phát triển của Trung Quốc, đều có tính năng tương đương chiến đấu cơ hiện đại của Nga? Thậm chí chiếc J-10C là loại chiến đấu cơ rẻ nhất và nhẹ nhất của Trung Quốc, cũng đánh bại Su-35 trong một cuộc chiến mô phỏng?Và cũng theo truyền thông Trung Quốc, may mắn thay cho Nga, là Trung Quốc dường như chưa có kế hoạch bán các máy bay chiến đấu hạng nặng như J-16 hay J-11D ra nước ngoài; những máy bay chiến đấu này, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Su-35, nhất là về giá cả.Tuy nhiên, trái với truyền thông Trung Quốc, thực tế những loại chiến đấu cơ được Trung Quốc tự xếp loại 4+ hay 4++ như J-10C hoặc FC-1, mặc dù giá bán chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí là 1/3, giá máy bay cùng loại của Mỹ hoặc Nga, nhưng tìm mỏi mắt mà vẫn chưa có khách hàng. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích J-16 trong một video quảng cáo của Không quân Trung Quốc.
Theo tờ Quan sát quân sự của Mỹ, vào năm 2014, sau khi tiêm kích Su-35 thế hệ 4++ được biên chế cho Không quân Nga, thì vào năm 2015, Trung Quốc đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại máy bay chiến đấu này.
Su-35 là loại máy bay chiến đấu hạng nặng, được phát triển vào cuối những năm 1980 và là thiết kế tiên tiến nhất của dòng chiến đấu cơ Su-27 Flanker; nhưng do Liên Xô tan rã, nên Su-35 được đưa vào biên chế muộn hơn 15 năm, so với kế hoạch ban đầu.
Su-35 được coi là một trong những máy bay chiến đấu lợi hại nhất trong không chiến, chỉ xếp sau máy bay thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ. Trung Quốc cũng là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay chiến đấu Su-27 và Su-27 trở thành vũ khí quan trọng của Trung Quốc để đối trọng với F-15 của Mỹ và Nhật Bản.
Sau đó vào cuối những năm của thập niên 1990, Trung Quốc đã mua của Nga máy bay chiến đấu Su-30MKK; đây là phiên bản hai chỗ ngồi. Loại máy bay này có khả năng không chiến tốt và chủ yếu được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công hải quân.
Mặc dù Trung Quốc đã mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30MKK, nhưng Trung Quốc mới chỉ mua 24 chiếc Su-35 và không có ý định mua thêm Su-35. Mặc dù vậy, các quan chức Nga cho biết, Su-35 sẽ tiếp tục được bán cho các nước Châu Á và hy vọng sẽ nhận được các đơn đặt hàng tiếp theo.
Sau khi sở hữu Su-27, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất “nhái” loại máy bay này với tên tiêm kích J-11B, bất chấp sự phản đối của Nga. Các chuyên gia Nga cũng nêu ra khả năng, có thể Trung Quốc sẽ sao chép Su-35 thành phiên bản J-11 mới của họ.
Theo phân tích, lý do khiến Trung Quốc không mặn mà với Su-35 là do vào năm 2015, nước này đã có trong tay loại máy bay chiến đấu “tiên tiến” hơn Su-35. Trung Quốc “tự nhận” đã vượt qua Nga trong một số lĩnh vực hàng không quân sự như UAV, công nghệ tàng hình, liên kết dữ liệu, radar mảng pha chủ động? Ảnh: UAV Dực Long của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc mua Su-35 đã mang lại ba lợi ích lớn cho Trung Quốc. Đầu tiên là củng cố quan hệ hữu nghị với Nga, thỏa thuận mua Su-35 trị giá 2 tỷ USD và số tiền tương tự của hợp đồng mua hệ thống phòng không S-400 đã hỗ trợ nền kinh tế Nga trong lúc khó khăn.
Thứ hai là học hỏi kinh nghiệm sử dụng máy bay chiến đấu hiện đại của nước ngoài, điều này có lợi cho quá trình hiện đại hóa của chính Trung Quốc. Điều thứ ba, và được cho là quan trọng nhất, là việc chuyển giao công nghệ của động cơ vectơ lực đẩy ba chiều, một công nghệ độc đáo của Nga.
Những công nghệ này sau đó sẽ được sử dụng, để nâng cao khả năng cơ động của máy bay chiến đấu J-10C và có thể sớm mang lại lợi ích cho các máy bay như máy bay chiến đấu trên tàu sân bay J-15B.
Theo các thông tin, Nga đã đàm phán để chuyển giao công nghệ để Trung Quốc mua thêm Su-35; nhưng sau khi Trung Quốc trang bị các máy bay chiến đấu J-10C, J-16 và J-20, sức hấp dẫn của Su-35 đã giảm đáng kể.
Hiện nay tất cả các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc đều được trang bị tên lửa tầm xa PL-15 và radar mảng pha chủ động. Về hiệu suất, máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc đã có thể “tương đương” với Su-35. Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi Nga chuyển giao công nghệ, cũng khó có thể đạt được thỏa thuận.
Theo truyền thông Trung Quốc, hiện nay các loại chiến đấu cơ mới phát triển của Trung Quốc, đều có tính năng tương đương chiến đấu cơ hiện đại của Nga? Thậm chí chiếc J-10C là loại chiến đấu cơ rẻ nhất và nhẹ nhất của Trung Quốc, cũng đánh bại Su-35 trong một cuộc chiến mô phỏng?
Và cũng theo truyền thông Trung Quốc, may mắn thay cho Nga, là Trung Quốc dường như chưa có kế hoạch bán các máy bay chiến đấu hạng nặng như J-16 hay J-11D ra nước ngoài; những máy bay chiến đấu này, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Su-35, nhất là về giá cả.
Tuy nhiên, trái với truyền thông Trung Quốc, thực tế những loại chiến đấu cơ được Trung Quốc tự xếp loại 4+ hay 4++ như J-10C hoặc FC-1, mặc dù giá bán chỉ bằng một nửa hoặc thậm chí là 1/3, giá máy bay cùng loại của Mỹ hoặc Nga, nhưng tìm mỏi mắt mà vẫn chưa có khách hàng. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh sức mạnh của tiêm kích J-16 trong một video quảng cáo của Không quân Trung Quốc.