Vào giữa những năm của thập niên 1980, trong bối cảnh mối quan hệ còn “nồng ấm” với Mỹ, Trung Quốc đã được Mỹ bán cho 24 máy bay trực thăng đa năng S-70C-2 từ nhà sản xuất Sikorsky, để trang bị cho quân đội; đây chính là phiên bản dân sự của trực thăng chiến đấu UH-60 Black Hawk nổi tiếng của Mỹ. Ảnh: Trực thăng S-70C-2 của Mỹ, nguyên mẫu được sao chép thành Z-20.Sau khi mối quan hệ Mỹ - Trung rơi vào lạnh nhạt, vào đầu thập niên 1990, lãnh đạo quân đội Trung Quốc quyết định phát triển một phiện bản trực thăng hạng trung, có trọng lượng cất cánh xấp xỉ 10 tấn, tính cơ động tốt, có tính năng bay ưu việt; có thể vừa đảm nhận nhiệm vụ vận tải chiến thuật lục quân, tìm kiếm cứu nạn hải quân, hay trong những hoạt động dân sự như cứu nạn thiên tai; thay thế các mẫu trực thăng Z-5 (phiên bản sao chép Mi-4 của Liên Xô) đã lạc hậu trong quân đội Trung Quốc.Chương trình phát triển máy bay trực thăng mới được gọi là CMH; sau dự án được đổi tên thành Z-20. Mẫu máy bay S-70C-2 chính là nguyên mẫu để sao chép và phát triển các phiên bản Z-20 khác nhau. Ảnh: Trực thăng Z-20 của Trung Quốc bay thử lần đầu tiên.Công việc sao chép và cải tiến thiết kế được thực hiện bởi Viện nghiên cứu và phát triển máy bay trực thăng AVIC Trung Quốc, máy bay được chế tạo tại Tập đoàn công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân (HAIG) và Tập đoàn công nghiệp máy bay Changhe (CAIC); trong đó HAIG được chọn làm nơi sản xuất và thử nghiệm các mẫu thử. Ảnh: Hiện vẫn còn một số chiếc trực thăng S-70C-2 phục vụ trong quân đội Trung Quốc.Dự án CMH/ Z-20 chủ yếu dựa trên thiết kế của trực thăng S-70C-2; tuy nhiên không chỉ dừng ở việc sao chép, một số cải tiến quan trọng được áp dụng; nhưng về cơ bản, hình dáng bên ngoài trực thăng Z-20 tương tự S-70C, những cải tiến chủ yếu là phần động cơ, hệ thống điều khiển…Nhìn bên ngoài, trực thăng Z-20 của Trung Quốc có thiết kế khí động học tương tự như "nguyên mẫu" S-70C-2 của Mỹ với những đặc trưng: thân máy bay kéo dài, cấu hình thấp và chiều rộng lớn.Các kỹ sư Trung Quốc đã không sao chép hệ thống động lực mà có những cải tiến mang "màu sắc" Trung Quốc; Z-20 sử dụng cánh quạt chính năm lá (S-70C-2 sử dụng cánh quạt 4 lá) và cánh quạt đuôi không sử dụng thiết kế nghiêng 20º như S-70C-2. Hộp số và động cơ được phát triển độc lập dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.Thông tin chính xác về động cơ Z-20 vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết máy bay lắp hai động cơ tua-bin phía trên thân, giữa hai động cơ là hộp số chính. Chưa có một thông tin nào cho thấy Z-20 được lắp động cơ của nước ngoài; những chiếc Z-20 thử nghiệm được trang bị động cơ WZ-9 hoặc động cơ WZ-11, WZ-16 do Công ty Công nghiệp Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CNSAIC) sản xuất.Thông tin đáng chú ý là về sức mạnh động cơ Z-20 vượt trội hơn hẳn so với động cơ của S-70C-2; đây cũng là vấn đề cũng dễ hiểu, bởi vì động cơ S-70C-2 được thiết kế vào thập niên 1980, lại là phiên bản dùng cho trực thăng dân sự, nên có công suất kém hơn động cơ dùng cho phiên bản trực thăng quân sự và được thiết kế trong thập niên 2010 như của Z-20.Hệ thống điều khiển của Z-20 được thiết kế lại dựa trên hệ thống điều khiển của S-70C-2 và có nhiều ưu điểm hơn của S-70C-2, ngoài ra Z-20 còn có chức năng tự động hạ cánh.Phần còn lại của trực thăng Z-20 khác rất ít so với S-70C-2; với mục đích nhằm để vận chuyển người và hàng hóa, do vậy Z-20 có khoang hàng rộng. Trực thăng được điều khiển bởi hai phi công và có thể chở 10 người hoặc số hàng hóa tương đương. Ảnh: Z-20 (trái) và S-70C-2.Khi cần thiết, Z-20 có thể giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu nếu được trang bị vũ khí. Các cửa bên có thể lắp đặt được súng máy, ngoài ra còn có các mấu có thể gắn các thùng phóng rocket, pháo 30 mm hoặc súng máy đa nòng hàng không.Nguyên mẫu trực thăng Z-20 đầu tiên được chế tạo vào cuối năm 2013, chuyến bay thử đầu tiên diễn ra vào ngày 23 tháng 12 cùng năm. Đến năm 2015, theo nhiều nguồn tin khác nhau cho biết, đã có 5 mẫu chế thử đã được hoàn thiện và thử nghiệm.Tất cả điều này cho thấy, việc sản xuất hàng loạt Z-20 đã được bắt đầu, và từ bây giờ, Z-20 sẽ được cung cấp với số lượng lớn cho quân đội Trung Quốc. Nhưng để có thể trang bị rộng khắp cho toàn quân, chắc chắn sẽ phải mất vài năm.Trước hết, Z-20 sẽ được sử dụng làm phương tiện vận tải binh lính và hàng hóa, ngoài ra có thể dùng làm phương tiện hỗ trợ hỏa lực mặt đất; tuy nhiên chưa thấy một phiên bản nào giành cho hải quân, bởi vì những phiên bản giành cho hải quân phải có yêu cầu về độ bền cao hơn khi hoạt động trong môi trường biển.Trực thăng Z-20 dựa trên ý tưởng và giải pháp mượn từ một mẫu máy bay nước ngoài, nhưng Trung Quốc đã có những cải tiến phù hợp với khả năng của họ. Kết quả là họ đã “sao chép ngược” thành công một mẫu máy bay trực thăng của phương Tây, ở một mức độ nào đó còn vượt trội so với bản gốc. Tuy nhiên không nên quên sự khác biệt lớn về thời gian ra đời của hai mẫu trực thăng.Cần lưu ý rằng trong một thời gian dài, Trung Quốc tụt lại phía sau Mỹ, Nga và Tây Âu trong lĩnh vực chế tạo trực thăng đa năng hạng trung. Nhưng thời gian gần đây, tình hình bắt đầu thay đổi khi Trung Quốc thành công trong các dự án trực thăng Z-18 và Z-20; dù trên thực tế, Trung Quốc chưa độc lập phát triển được một mẫu trực thăng hạng trung nào, tất cả đều phải dựa trên công nghệ và sao chép các mẫu trực thăng của nước ngoài. Video Xem trực thăng săn ngầm Ka-28 và thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam huấn luyện bay đêm - Nguồn: QPVN
Vào giữa những năm của thập niên 1980, trong bối cảnh mối quan hệ còn “nồng ấm” với Mỹ, Trung Quốc đã được Mỹ bán cho 24 máy bay trực thăng đa năng S-70C-2 từ nhà sản xuất Sikorsky, để trang bị cho quân đội; đây chính là phiên bản dân sự của trực thăng chiến đấu UH-60 Black Hawk nổi tiếng của Mỹ. Ảnh: Trực thăng S-70C-2 của Mỹ, nguyên mẫu được sao chép thành Z-20.
Sau khi mối quan hệ Mỹ - Trung rơi vào lạnh nhạt, vào đầu thập niên 1990, lãnh đạo quân đội Trung Quốc quyết định phát triển một phiện bản trực thăng hạng trung, có trọng lượng cất cánh xấp xỉ 10 tấn, tính cơ động tốt, có tính năng bay ưu việt; có thể vừa đảm nhận nhiệm vụ vận tải chiến thuật lục quân, tìm kiếm cứu nạn hải quân, hay trong những hoạt động dân sự như cứu nạn thiên tai; thay thế các mẫu trực thăng Z-5 (phiên bản sao chép Mi-4 của Liên Xô) đã lạc hậu trong quân đội Trung Quốc.
Chương trình phát triển máy bay trực thăng mới được gọi là CMH; sau dự án được đổi tên thành Z-20. Mẫu máy bay S-70C-2 chính là nguyên mẫu để sao chép và phát triển các phiên bản Z-20 khác nhau. Ảnh: Trực thăng Z-20 của Trung Quốc bay thử lần đầu tiên.
Công việc sao chép và cải tiến thiết kế được thực hiện bởi Viện nghiên cứu và phát triển máy bay trực thăng AVIC Trung Quốc, máy bay được chế tạo tại Tập đoàn công nghiệp máy bay Cáp Nhĩ Tân (HAIG) và Tập đoàn công nghiệp máy bay Changhe (CAIC); trong đó HAIG được chọn làm nơi sản xuất và thử nghiệm các mẫu thử. Ảnh: Hiện vẫn còn một số chiếc trực thăng S-70C-2 phục vụ trong quân đội Trung Quốc.
Dự án CMH/ Z-20 chủ yếu dựa trên thiết kế của trực thăng S-70C-2; tuy nhiên không chỉ dừng ở việc sao chép, một số cải tiến quan trọng được áp dụng; nhưng về cơ bản, hình dáng bên ngoài trực thăng Z-20 tương tự S-70C, những cải tiến chủ yếu là phần động cơ, hệ thống điều khiển…
Nhìn bên ngoài, trực thăng Z-20 của Trung Quốc có thiết kế khí động học tương tự như "nguyên mẫu" S-70C-2 của Mỹ với những đặc trưng: thân máy bay kéo dài, cấu hình thấp và chiều rộng lớn.
Các kỹ sư Trung Quốc đã không sao chép hệ thống động lực mà có những cải tiến mang "màu sắc" Trung Quốc; Z-20 sử dụng cánh quạt chính năm lá (S-70C-2 sử dụng cánh quạt 4 lá) và cánh quạt đuôi không sử dụng thiết kế nghiêng 20º như S-70C-2. Hộp số và động cơ được phát triển độc lập dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc.
Thông tin chính xác về động cơ Z-20 vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết máy bay lắp hai động cơ tua-bin phía trên thân, giữa hai động cơ là hộp số chính. Chưa có một thông tin nào cho thấy Z-20 được lắp động cơ của nước ngoài; những chiếc Z-20 thử nghiệm được trang bị động cơ WZ-9 hoặc động cơ WZ-11, WZ-16 do Công ty Công nghiệp Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CNSAIC) sản xuất.
Thông tin đáng chú ý là về sức mạnh động cơ Z-20 vượt trội hơn hẳn so với động cơ của S-70C-2; đây cũng là vấn đề cũng dễ hiểu, bởi vì động cơ S-70C-2 được thiết kế vào thập niên 1980, lại là phiên bản dùng cho trực thăng dân sự, nên có công suất kém hơn động cơ dùng cho phiên bản trực thăng quân sự và được thiết kế trong thập niên 2010 như của Z-20.
Hệ thống điều khiển của Z-20 được thiết kế lại dựa trên hệ thống điều khiển của S-70C-2 và có nhiều ưu điểm hơn của S-70C-2, ngoài ra Z-20 còn có chức năng tự động hạ cánh.
Phần còn lại của trực thăng Z-20 khác rất ít so với S-70C-2; với mục đích nhằm để vận chuyển người và hàng hóa, do vậy Z-20 có khoang hàng rộng. Trực thăng được điều khiển bởi hai phi công và có thể chở 10 người hoặc số hàng hóa tương đương. Ảnh: Z-20 (trái) và S-70C-2.
Khi cần thiết, Z-20 có thể giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu nếu được trang bị vũ khí. Các cửa bên có thể lắp đặt được súng máy, ngoài ra còn có các mấu có thể gắn các thùng phóng rocket, pháo 30 mm hoặc súng máy đa nòng hàng không.
Nguyên mẫu trực thăng Z-20 đầu tiên được chế tạo vào cuối năm 2013, chuyến bay thử đầu tiên diễn ra vào ngày 23 tháng 12 cùng năm. Đến năm 2015, theo nhiều nguồn tin khác nhau cho biết, đã có 5 mẫu chế thử đã được hoàn thiện và thử nghiệm.
Tất cả điều này cho thấy, việc sản xuất hàng loạt Z-20 đã được bắt đầu, và từ bây giờ, Z-20 sẽ được cung cấp với số lượng lớn cho quân đội Trung Quốc. Nhưng để có thể trang bị rộng khắp cho toàn quân, chắc chắn sẽ phải mất vài năm.
Trước hết, Z-20 sẽ được sử dụng làm phương tiện vận tải binh lính và hàng hóa, ngoài ra có thể dùng làm phương tiện hỗ trợ hỏa lực mặt đất; tuy nhiên chưa thấy một phiên bản nào giành cho hải quân, bởi vì những phiên bản giành cho hải quân phải có yêu cầu về độ bền cao hơn khi hoạt động trong môi trường biển.
Trực thăng Z-20 dựa trên ý tưởng và giải pháp mượn từ một mẫu máy bay nước ngoài, nhưng Trung Quốc đã có những cải tiến phù hợp với khả năng của họ. Kết quả là họ đã “sao chép ngược” thành công một mẫu máy bay trực thăng của phương Tây, ở một mức độ nào đó còn vượt trội so với bản gốc. Tuy nhiên không nên quên sự khác biệt lớn về thời gian ra đời của hai mẫu trực thăng.
Cần lưu ý rằng trong một thời gian dài, Trung Quốc tụt lại phía sau Mỹ, Nga và Tây Âu trong lĩnh vực chế tạo trực thăng đa năng hạng trung. Nhưng thời gian gần đây, tình hình bắt đầu thay đổi khi Trung Quốc thành công trong các dự án trực thăng Z-18 và Z-20; dù trên thực tế, Trung Quốc chưa độc lập phát triển được một mẫu trực thăng hạng trung nào, tất cả đều phải dựa trên công nghệ và sao chép các mẫu trực thăng của nước ngoài.
Video Xem trực thăng săn ngầm Ka-28 và thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam huấn luyện bay đêm - Nguồn: QPVN