Trực thăng không người lái AR500C, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển, đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên tại trường thử của AVIC ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.Trực thăng không người lái AR500C được thiết kế để trinh sát tầm cao, chuyển tiếp liên lạc, chế áp điện tử và tấn công hỏa lực mục tiêu mặt đất. Một số nhà phân tích quân sự tin rằng, AR500C có thể giúp Quân đội Trung Quốc (PLA) lợi thế trong cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ.Chuyến bay thử nghiệm của AR500C diễn ra vào thời điểm căng thẳng ở biên giới Trung - Ấn đang tăng lên và quân đội Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới và thực hiện các hành động cần thiết để đáp trả quân đội Ấn Độ tại khu vực Thung lũng Garwan.AR500C được thiết kế để sử dụng cho chuyến bay ở khu vực địa hình cao nguyên không khí loãng, có độ cao 5.000 m so với mực nước biển. Độ cao bay tối đa của AR500C là 6.700 m; lượng nhiên liệu có thời gian hoạt động liên tục khoảng 5 giờ; tốc độ tối đa 170 km/h; trọng lượng cất cánh tối đa 500 kg.Mặc dù nhiệm vụ chính của AR500C là trinh sát và chuyển tiếp liên lạc; nhưng khi được trang bị các thiết bị khác, AR500C cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như chế áp điện tử, tấn công mục tiêu mặt đất, vận chuyển hàng hóa; trinh sát phóng xạ hạt nhân và ô nhiễm hóa học.Theo thông tin ban đầu của AVIC, AR500C sử dụng thiết kế khí động học tiên tiến; sức mạnh của động cơ sẽ bị giảm, khi hoạt động ở vùng không khí loãng của khu vực có địa hình cao, do vậy AR500C được trang bị loại động cơ tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay.So với máy bay không người lái sử dụng cánh cố định, trực thăng không người lái được nhiều quốc gia ưa chuộng, vì điều kiện cất cánh và hạ cánh đơn giản và lợi thế là có thể cất và hạ cánh trên các loại địa hình mà không cần phải dùng đến đường băng; nếu thử nghiệm thành công, PLA sẽ có một loại vũ khí hiệu quả đối phó với Ấn Độ.Độ cao trung bình của cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, giáp giới Ấn Độ là trên 4.000 m, và nhiều khu vực thậm chí vượt 5.000 m. Ở những khu vực như vậy, rất khó để các máy bay trực thăng có thể bay bình thường, do đó cao nguyên Tây Tạng còn được gọi là khu vực cấm trực thăng.Khả năng bay của trực thăng phụ thuộc vào việc điều chỉnh góc và tốc độ quay của cánh quạt. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán khí tượng vùng cao nguyên Tây Tạng; cánh quạt của trực thăng giúp nó có lực nâng, nhưng khi bị gió mạnh, chúng có thể bị dạt hướng, thậm chí bị rơi.Trong điều kiện thời tiết mưa và tuyết, tầm nhìn của máy bay trực thăng quá thấp và cực kỳ khó hoạt động ở khu vực cao nguyên nơi các khe núi chằng chịt. Ngoài ra, ở khu vực cao nguyên, vì không khí loãng hơn, lực nâng do cánh quạt tạo ra sẽ tự nhiên trở nên nhỏ hơn, do đó độ cao càng cao, máy bay trực thăng sẽ càng khó bay. Ảnh: Địa hình cao nguyên khu vực Tây Tạng.Theo thống kê, công suất động cơ của trực thăng sẽ giảm hơn 30% ở độ cao trên 4.000 mét và tải trọng mang theo của nó cũng giảm nhanh chóng. Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu cao hơn về hiệu suất của máy bay trực thăng.Trước đây, do Trung Quốc chưa làm chủ công nghệ, nên họ ít sử dụng trực thăng trên cao nguyên Thanh - Tạng. Sự xuất hiện của máy bay trực thăng không người lái AR500C đã góp phần lấp đầy khoảng trống ở Trung Quốc, trong lĩnh vực máy bay trực thăng không người lái, hoạt động ở địa hình có độ cao lớn.Đối với Trung Quốc, trực thăng AR500 có thể được coi là bước tiến lớn trong việc chế tạo phương tiện bay không người lái. Do lợi thế về kích thước nhỏ, chi phí thấp và khó bị phát hiện, trực thăng không người lái có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tương đối khẩn cấp, khó khăn và nguy hiểm, nhất là trong lĩnh vực quân sự. Ảnh: Trực thăng Z-20 cũng được cho là hoạt động tốt ở cao nguyên Tây Tạng.Do trực thăng AR500C có thể dễ dàng cất hạ cánh trên mọi địa hình, do vậy nó có tính ứng dụng rất cao tại vùng cao nguyên của Trung Quốc giáp Ấn Độ; đây sẽ là loại phương tiện được giới quân sự Trung Quốc kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc chơi của quân đội Trung Quốc ở khu vực cao nguyên trong tương lai. Video Việt Nam khẳng định mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN
Trực thăng không người lái AR500C, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) phát triển, đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên tại trường thử của AVIC ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.
Trực thăng không người lái AR500C được thiết kế để trinh sát tầm cao, chuyển tiếp liên lạc, chế áp điện tử và tấn công hỏa lực mục tiêu mặt đất. Một số nhà phân tích quân sự tin rằng, AR500C có thể giúp Quân đội Trung Quốc (PLA) lợi thế trong cuộc xung đột quân sự với Ấn Độ.
Chuyến bay thử nghiệm của AR500C diễn ra vào thời điểm căng thẳng ở biên giới Trung - Ấn đang tăng lên và quân đội Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới và thực hiện các hành động cần thiết để đáp trả quân đội Ấn Độ tại khu vực Thung lũng Garwan.
AR500C được thiết kế để sử dụng cho chuyến bay ở khu vực địa hình cao nguyên không khí loãng, có độ cao 5.000 m so với mực nước biển. Độ cao bay tối đa của AR500C là 6.700 m; lượng nhiên liệu có thời gian hoạt động liên tục khoảng 5 giờ; tốc độ tối đa 170 km/h; trọng lượng cất cánh tối đa 500 kg.
Mặc dù nhiệm vụ chính của AR500C là trinh sát và chuyển tiếp liên lạc; nhưng khi được trang bị các thiết bị khác, AR500C cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác như chế áp điện tử, tấn công mục tiêu mặt đất, vận chuyển hàng hóa; trinh sát phóng xạ hạt nhân và ô nhiễm hóa học.
Theo thông tin ban đầu của AVIC, AR500C sử dụng thiết kế khí động học tiên tiến; sức mạnh của động cơ sẽ bị giảm, khi hoạt động ở vùng không khí loãng của khu vực có địa hình cao, do vậy AR500C được trang bị loại động cơ tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay.
So với máy bay không người lái sử dụng cánh cố định, trực thăng không người lái được nhiều quốc gia ưa chuộng, vì điều kiện cất cánh và hạ cánh đơn giản và lợi thế là có thể cất và hạ cánh trên các loại địa hình mà không cần phải dùng đến đường băng; nếu thử nghiệm thành công, PLA sẽ có một loại vũ khí hiệu quả đối phó với Ấn Độ.
Độ cao trung bình của cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, giáp giới Ấn Độ là trên 4.000 m, và nhiều khu vực thậm chí vượt 5.000 m. Ở những khu vực như vậy, rất khó để các máy bay trực thăng có thể bay bình thường, do đó cao nguyên Tây Tạng còn được gọi là khu vực cấm trực thăng.
Khả năng bay của trực thăng phụ thuộc vào việc điều chỉnh góc và tốc độ quay của cánh quạt. Tuy nhiên, rất khó để dự đoán khí tượng vùng cao nguyên Tây Tạng; cánh quạt của trực thăng giúp nó có lực nâng, nhưng khi bị gió mạnh, chúng có thể bị dạt hướng, thậm chí bị rơi.
Trong điều kiện thời tiết mưa và tuyết, tầm nhìn của máy bay trực thăng quá thấp và cực kỳ khó hoạt động ở khu vực cao nguyên nơi các khe núi chằng chịt. Ngoài ra, ở khu vực cao nguyên, vì không khí loãng hơn, lực nâng do cánh quạt tạo ra sẽ tự nhiên trở nên nhỏ hơn, do đó độ cao càng cao, máy bay trực thăng sẽ càng khó bay. Ảnh: Địa hình cao nguyên khu vực Tây Tạng.
Theo thống kê, công suất động cơ của trực thăng sẽ giảm hơn 30% ở độ cao trên 4.000 mét và tải trọng mang theo của nó cũng giảm nhanh chóng. Tất cả những điều này đặt ra yêu cầu cao hơn về hiệu suất của máy bay trực thăng.
Trước đây, do Trung Quốc chưa làm chủ công nghệ, nên họ ít sử dụng trực thăng trên cao nguyên Thanh - Tạng. Sự xuất hiện của máy bay trực thăng không người lái AR500C đã góp phần lấp đầy khoảng trống ở Trung Quốc, trong lĩnh vực máy bay trực thăng không người lái, hoạt động ở địa hình có độ cao lớn.
Đối với Trung Quốc, trực thăng AR500 có thể được coi là bước tiến lớn trong việc chế tạo phương tiện bay không người lái. Do lợi thế về kích thước nhỏ, chi phí thấp và khó bị phát hiện, trực thăng không người lái có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ tương đối khẩn cấp, khó khăn và nguy hiểm, nhất là trong lĩnh vực quân sự. Ảnh: Trực thăng Z-20 cũng được cho là hoạt động tốt ở cao nguyên Tây Tạng.
Do trực thăng AR500C có thể dễ dàng cất hạ cánh trên mọi địa hình, do vậy nó có tính ứng dụng rất cao tại vùng cao nguyên của Trung Quốc giáp Ấn Độ; đây sẽ là loại phương tiện được giới quân sự Trung Quốc kỳ vọng sẽ làm thay đổi cuộc chơi của quân đội Trung Quốc ở khu vực cao nguyên trong tương lai.
Video Việt Nam khẳng định mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ là để tự vệ - Nguồn: TTXVN