Al Masdar News vừa đăng tải một tấm ảnh vệ tinh cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đã có mặt tại một căn cứ không quân ở biên giới Trung - Ấn, diễn biến chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước."Hai tiêm kích tàng hình J-20 đã xuất hiện tại một căn cứ không quân ở vùng viễn tây của Trung Quốc, khi cuộc đối đầu và căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh bước sang tháng thứ tư"."Máy bay phản lực J-20 hai động cơ có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh vệ tinh thương mại tại căn cứ không quân Hotan ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương", Al Masdar News ghi rõ.Ngoài ra theo hãng thông tấn Forbes, việc triển khai các máy bay chiến đấu này, mặc dù chỉ là tạm thời cho thấy "ý định của Bắc Kinh vào thời điểm Trung Quốc đang chiến đấu với Ấn Độ để giành ảnh hưởng trên dãy Himalaya".Nhưng mặt khác, họ cũng chỉ ra rằng “chỉ có hai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 không thể hiện nhiều mối đe dọa hoặc sức mạnh vượt trội so với đối phương”.Tờ báo lưu ý thêm, các bức ảnh không cho biết tổng số máy bay J-20 trong khu vực, nhưng có thể xác nhận sự xuất hiện của ít nhất 2 tiêm kích tàng hình, trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 40 chiếc.Theo giới thiệu của nhà sản xuất, những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này có thể thực hiện ít nhất ba cuộc tấn công hoặc nhiệm vụ chiến đấu mỗi ngày, tần suất như vậy là khá cao.Việc Trung Quốc đưa tiêm kích tàng hình J-20 tới sát khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ có thể là phản ứng sau khi New Delhi đã tiếp nhận các chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất.Ấn Độ rất tự tin vào năng lực của Rafale, họ khẳng định đây là vũ khí thay đổi cuộc chơi, sẽ giúp cho không quân nước này giành ưu thế rõ rệt nếu xảy ra tình huống giao tranh với Trung Quốc.Tuy nhiên như một động thái nhằm tránh leo thang căng thẳng, phi đội Rafale nói trên hiện vẫn được không quân Ấn Độ bố trí cách xa đường biên giới ở khu vực tranh chấp Ladakh.Nhưng với bước đi vừa qua từ phía Trung Quốc, không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy các tiêm kích Rafale của mình tới gần hơn khu vực có nguy có nổ ra giao tranh.Ngoài Rafale, không quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ triển khai thêm tiêm kích Su-30MKI tới tiền tuyến, khi trong quá khứ đã có thông báo về việc radar N011M BARS-M của nó nhận diện được J-20 từ xa.Sự kết hợp giữa tinh hoa công nghiệp quốc phòng Nga - Pháp theo đánh giá có thể giúp Ấn Độ chí ít là đối đầu sòng phẳng với Trung Quốc, bất chấp việc họ nắm trong tay số lượng chiến đấu cơ ít hơn đối phương.Về phần mình, chưa rõ Trung Quốc có cho J-20 xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, hay là họ vẫn che giấu chỉ số diện tích phản xạ radar thực của chiếc tiêm kích tàng hình thông qua khí tài Luneberg Lens.Màn đối đầu có thể xảy ra giữa tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc với Rafale do Pháp sản xuất dự báo sẽ là sự kiện không thể bỏ qua với truyền thông quốc tế.
Al Masdar News vừa đăng tải một tấm ảnh vệ tinh cho thấy máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đã có mặt tại một căn cứ không quân ở biên giới Trung - Ấn, diễn biến chắc chắn làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước.
"Hai tiêm kích tàng hình J-20 đã xuất hiện tại một căn cứ không quân ở vùng viễn tây của Trung Quốc, khi cuộc đối đầu và căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh bước sang tháng thứ tư".
"Máy bay phản lực J-20 hai động cơ có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh vệ tinh thương mại tại căn cứ không quân Hotan ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương", Al Masdar News ghi rõ.
Ngoài ra theo hãng thông tấn Forbes, việc triển khai các máy bay chiến đấu này, mặc dù chỉ là tạm thời cho thấy "ý định của Bắc Kinh vào thời điểm Trung Quốc đang chiến đấu với Ấn Độ để giành ảnh hưởng trên dãy Himalaya".
Nhưng mặt khác, họ cũng chỉ ra rằng “chỉ có hai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 không thể hiện nhiều mối đe dọa hoặc sức mạnh vượt trội so với đối phương”.
Tờ báo lưu ý thêm, các bức ảnh không cho biết tổng số máy bay J-20 trong khu vực, nhưng có thể xác nhận sự xuất hiện của ít nhất 2 tiêm kích tàng hình, trong khi Trung Quốc chỉ có khoảng 40 chiếc.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất, những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này có thể thực hiện ít nhất ba cuộc tấn công hoặc nhiệm vụ chiến đấu mỗi ngày, tần suất như vậy là khá cao.
Việc Trung Quốc đưa tiêm kích tàng hình J-20 tới sát khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ có thể là phản ứng sau khi New Delhi đã tiếp nhận các chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất.
Ấn Độ rất tự tin vào năng lực của Rafale, họ khẳng định đây là vũ khí thay đổi cuộc chơi, sẽ giúp cho không quân nước này giành ưu thế rõ rệt nếu xảy ra tình huống giao tranh với Trung Quốc.
Tuy nhiên như một động thái nhằm tránh leo thang căng thẳng, phi đội Rafale nói trên hiện vẫn được không quân Ấn Độ bố trí cách xa đường biên giới ở khu vực tranh chấp Ladakh.
Nhưng với bước đi vừa qua từ phía Trung Quốc, không loại trừ khả năng Ấn Độ sẽ đẩy các tiêm kích Rafale của mình tới gần hơn khu vực có nguy có nổ ra giao tranh.
Ngoài Rafale, không quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ triển khai thêm tiêm kích Su-30MKI tới tiền tuyến, khi trong quá khứ đã có thông báo về việc radar N011M BARS-M của nó nhận diện được J-20 từ xa.
Sự kết hợp giữa tinh hoa công nghiệp quốc phòng Nga - Pháp theo đánh giá có thể giúp Ấn Độ chí ít là đối đầu sòng phẳng với Trung Quốc, bất chấp việc họ nắm trong tay số lượng chiến đấu cơ ít hơn đối phương.
Về phần mình, chưa rõ Trung Quốc có cho J-20 xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, hay là họ vẫn che giấu chỉ số diện tích phản xạ radar thực của chiếc tiêm kích tàng hình thông qua khí tài Luneberg Lens.
Màn đối đầu có thể xảy ra giữa tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc với Rafale do Pháp sản xuất dự báo sẽ là sự kiện không thể bỏ qua với truyền thông quốc tế.