Theo các hình ảnh gửi về, có thể thấy đây là các mô hình mục tiêu sử dụng cho việc thử nghiệm tên lủa của Trung Quốc, các mô hình không thể hoạt động.Vào ngày 7/11 vừa qua, trang tên USNI News của Mỹ đã công bố các ảnh vệ tinh về việc Trung Quốc đang xây dựng mô hình hàng không mẫu hạm và tàu khu trục này, chụp hôm 20/10.Hình ảnh cho thấy rõ, các mô hình này đang được xây dựng tại vùng sa mạc Taklamanka khắc nghiệt của Tân Cương, gần với mục tiêu thử nghiệm của tên lửa diệt hạm DF-21D đầu tiên hồi năm 2013."Các mô hình mục tiêu mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục tập trung vào năng lực chống tàu sân bay, đặc biệt chú ý đến các tàu Mỹ", theo USNI News nhận xét.Mô hình hàng không mẫu hạm Mỹ được Trung Quốc xây dựng được đánh giá là có độ phức tạp cao, chi tiết hơn so với phiên bản được Iran dựng lại trước đây.Phân tích các chuyên gia cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành lắp đặt nhiều thiết bị đo đạc và mô phỏng mọi bộ phận tàu chiến trên radar một cách tỉ mỉ.Theo thông tin sơ lược qua các đánh giá, hàng không mẫu hạm mô hình được xây dựng với chiều dài thân đạt khoảng 75m, đặt trên hệ thống đường ray có độ rộng 6m.Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy việc bắn phá các mô hình này, hay cả việc lắp thêm các thiết bị trên đó, cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng trong thời gian dài.Theo ý kiến chuyên gia, khả năng cao các mô hình này sẽ được Bắc Kinh sử dụng đẻ thử thách khả năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu của các tên lửa do nước này chế tạo.Trung Quốc đang có những động thái lớn hơn, trong công cuộc củng cố kho vũ khí diệt hạm của mình. Đáng kể đến nhất là các tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D và DF-26.Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc trước đây, Trung Quốc đã từng bắn thử nghiệm 6 tên lửa DF-21D vào vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tháng 7/2019, và một tên lửa DF-26 vào mục tiêu đang di chuyển trên biển Đông (vùng biển quốc tế) vào năm 2020.Về các tên lửa Dong-Feng 21D (tên hiệu NATO: CSS-5 Mod-4), đây là các tên lửa đạn đạo chống hạm có tầm bắn tối đa có thể vượt qua 1.450km của Trung Quốc.Các tên lửa này mang uy lực cực kỳ mạnh mẽ, với việc trang bị động cơ nhiên liệu rắn, các tên lửa DF-21D này có thể đạt tốc độ siêu vượt âm, trong gia tốc cực đại đạt tối đa đến Mach 10.Với tốc độ cao, sức công phá mạnh mẽ, các tên lửa còn được kết hợp với sự hướng dẫn từ radar chủ động hiện đại, đem lại độ chính xác cao cho ASBM này.Còn về Dong-Feng 26, đây là một loại tên lửa đạn đạo được trang bị thông thường của Trung Quốc, là loại tên lửa đầu tiên có khả năng vươn tới đảo Guam.Khả năng của DF-26 là có thể triệt hạ mục tiêu cực tốt trong phạm vi 5.000km với đầu đạn nhiệt hạch mang sức công phá khủng và sử dụng nhiên liệu động cơ rắn.Tên lửa đạn đạo này cũng có độ chính xác tương đối cao, đạt 100m CEP, được mệnh danh là “tàu tốc hành Guam”, hay “sát thủ đảo Guam” và “sát thủ hàng không mẫu hạm”.Ngoài các tên lửa diệt hạm phóng từ đất liền ra, Bắc Kinh còn được cho là đang phát triển loại tên lửa đạn đạo diệt hạm để phóng từ oanh tạc cơ H-6.Các oanh tạc cơ chiến lược H-6 này là một phiên bản nội địa của Trung Quốc, được phát triển từ Tu-16 Tupolev của Liên Xô cũ.Oanh tạc cơ chiến lược H-6 này được thiết kế với chiều dài thân là 34.8m, sải cánh rộng 33m và chiều cao là 10.36m. Với 4 phi hành đoàn trong kíp lái để vận hành.Trọng lượng cất cánh tối đa của H-6 đạt tới 95 tấn, với sự xuất hiện của hệ thống vũ khí đa dạng, đem lại cho máy bay ném bom này hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ.H-6 có vũ trang được trang bị bao gồm các loại tên lửa cho đa mục tiêu, từ không đối không, không đối đất và cho đến không đối hải, với các loại tên lửa mạnh mẽ.Cùng với số lượng tên lửa đáng kể, trên H-6 còn có sự xuất hiện của hệ thống bom thả có dẫn đường, đem lại cho máy bay ném bom chiến lược này khả năng tạo ra các cuộc oanh kích cục bộ lớn với độ chính xác cao.Ngoài ra, oanh tạc cơ H-6 này còn được trang bị với tới 7 khẩu pháo không quân NR-23 cỡ nòng 23mm ở các vị trí trải đều từ mũi, thân, đến đuôi của máy bay này, đem lại khả năng tự vệ tốt và phục vụ hỗ trợ tác chiến trên không.Tuy có tải trọng lớn với lượng vũ khí đồ sộ, nhưng H-6 vẫn đảm bảo sự linh động của mình với việc được trang bị động cơ đôi Soloviev D-30KP-2 mạnh mẽ. Đem lại gia tốc tối đa của H-6 đạt 1.050km/h, phạm vi bay đạt 6.000km, trần bay phục vụ là 12.000m và chiến đấu tốt trong khoảng 1.800km.Và theo Chính phủ Mỹ, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn về tên lửa đạn đạo, có thể phát triển thêm các loại tên lửa để mang lên tàu khu trục lớp Type 055 của nước này.Có thể nói, việc xây dựng mô hình hàng không mẫu hạm Mỹ của Trung Quốc là rất đáng lưu ý, vì song song với đó là cả một kế hoạch lớn về phát triển khả năng tên lửa hoạt động trên đa nền tảng của quốc gia này. Nguồn ảnh: Sina.
Theo các hình ảnh gửi về, có thể thấy đây là các mô hình mục tiêu sử dụng cho việc thử nghiệm tên lủa của Trung Quốc, các mô hình không thể hoạt động.
Vào ngày 7/11 vừa qua, trang tên USNI News của Mỹ đã công bố các ảnh vệ tinh về việc Trung Quốc đang xây dựng mô hình hàng không mẫu hạm và tàu khu trục này, chụp hôm 20/10.
Hình ảnh cho thấy rõ, các mô hình này đang được xây dựng tại vùng sa mạc Taklamanka khắc nghiệt của Tân Cương, gần với mục tiêu thử nghiệm của tên lửa diệt hạm DF-21D đầu tiên hồi năm 2013.
"Các mô hình mục tiêu mới cho thấy Trung Quốc tiếp tục tập trung vào năng lực chống tàu sân bay, đặc biệt chú ý đến các tàu Mỹ", theo USNI News nhận xét.
Mô hình hàng không mẫu hạm Mỹ được Trung Quốc xây dựng được đánh giá là có độ phức tạp cao, chi tiết hơn so với phiên bản được Iran dựng lại trước đây.
Phân tích các chuyên gia cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành lắp đặt nhiều thiết bị đo đạc và mô phỏng mọi bộ phận tàu chiến trên radar một cách tỉ mỉ.
Theo thông tin sơ lược qua các đánh giá, hàng không mẫu hạm mô hình được xây dựng với chiều dài thân đạt khoảng 75m, đặt trên hệ thống đường ray có độ rộng 6m.
Hiện chưa có dấu hiệu cho thấy việc bắn phá các mô hình này, hay cả việc lắp thêm các thiết bị trên đó, cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng trong thời gian dài.
Theo ý kiến chuyên gia, khả năng cao các mô hình này sẽ được Bắc Kinh sử dụng đẻ thử thách khả năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu của các tên lửa do nước này chế tạo.
Trung Quốc đang có những động thái lớn hơn, trong công cuộc củng cố kho vũ khí diệt hạm của mình. Đáng kể đến nhất là các tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D và DF-26.
Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc trước đây, Trung Quốc đã từng bắn thử nghiệm 6 tên lửa DF-21D vào vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào tháng 7/2019, và một tên lửa DF-26 vào mục tiêu đang di chuyển trên biển Đông (vùng biển quốc tế) vào năm 2020.
Về các tên lửa Dong-Feng 21D (tên hiệu NATO: CSS-5 Mod-4), đây là các tên lửa đạn đạo chống hạm có tầm bắn tối đa có thể vượt qua 1.450km của Trung Quốc.
Các tên lửa này mang uy lực cực kỳ mạnh mẽ, với việc trang bị động cơ nhiên liệu rắn, các tên lửa DF-21D này có thể đạt tốc độ siêu vượt âm, trong gia tốc cực đại đạt tối đa đến Mach 10.
Với tốc độ cao, sức công phá mạnh mẽ, các tên lửa còn được kết hợp với sự hướng dẫn từ radar chủ động hiện đại, đem lại độ chính xác cao cho ASBM này.
Còn về Dong-Feng 26, đây là một loại tên lửa đạn đạo được trang bị thông thường của Trung Quốc, là loại tên lửa đầu tiên có khả năng vươn tới đảo Guam.
Khả năng của DF-26 là có thể triệt hạ mục tiêu cực tốt trong phạm vi 5.000km với đầu đạn nhiệt hạch mang sức công phá khủng và sử dụng nhiên liệu động cơ rắn.
Tên lửa đạn đạo này cũng có độ chính xác tương đối cao, đạt 100m CEP, được mệnh danh là “tàu tốc hành Guam”, hay “sát thủ đảo Guam” và “sát thủ hàng không mẫu hạm”.
Ngoài các tên lửa diệt hạm phóng từ đất liền ra, Bắc Kinh còn được cho là đang phát triển loại tên lửa đạn đạo diệt hạm để phóng từ oanh tạc cơ H-6.
Các oanh tạc cơ chiến lược H-6 này là một phiên bản nội địa của Trung Quốc, được phát triển từ Tu-16 Tupolev của Liên Xô cũ.
Oanh tạc cơ chiến lược H-6 này được thiết kế với chiều dài thân là 34.8m, sải cánh rộng 33m và chiều cao là 10.36m. Với 4 phi hành đoàn trong kíp lái để vận hành.
Trọng lượng cất cánh tối đa của H-6 đạt tới 95 tấn, với sự xuất hiện của hệ thống vũ khí đa dạng, đem lại cho máy bay ném bom này hỏa lực cực kỳ mạnh mẽ.
H-6 có vũ trang được trang bị bao gồm các loại tên lửa cho đa mục tiêu, từ không đối không, không đối đất và cho đến không đối hải, với các loại tên lửa mạnh mẽ.
Cùng với số lượng tên lửa đáng kể, trên H-6 còn có sự xuất hiện của hệ thống bom thả có dẫn đường, đem lại cho máy bay ném bom chiến lược này khả năng tạo ra các cuộc oanh kích cục bộ lớn với độ chính xác cao.
Ngoài ra, oanh tạc cơ H-6 này còn được trang bị với tới 7 khẩu pháo không quân NR-23 cỡ nòng 23mm ở các vị trí trải đều từ mũi, thân, đến đuôi của máy bay này, đem lại khả năng tự vệ tốt và phục vụ hỗ trợ tác chiến trên không.
Tuy có tải trọng lớn với lượng vũ khí đồ sộ, nhưng H-6 vẫn đảm bảo sự linh động của mình với việc được trang bị động cơ đôi Soloviev D-30KP-2 mạnh mẽ. Đem lại gia tốc tối đa của H-6 đạt 1.050km/h, phạm vi bay đạt 6.000km, trần bay phục vụ là 12.000m và chiến đấu tốt trong khoảng 1.800km.
Và theo Chính phủ Mỹ, Bắc Kinh sẽ tiếp tục phát triển nhiều hơn về tên lửa đạn đạo, có thể phát triển thêm các loại tên lửa để mang lên tàu khu trục lớp Type 055 của nước này.
Có thể nói, việc xây dựng mô hình hàng không mẫu hạm Mỹ của Trung Quốc là rất đáng lưu ý, vì song song với đó là cả một kế hoạch lớn về phát triển khả năng tên lửa hoạt động trên đa nền tảng của quốc gia này. Nguồn ảnh: Sina.