Chỉ trong một tuần lễ, không quân Nga đã để xảy ra hai vụ rơi trực thăng Mi-8 (hôm 19/5 và 26/5) khiến cho tổng cộng 7 thành viên phi hành đoàn tử nạn.Theo RIA Novosti tính chung, chỉ trong hơn hai năm qua đã có tới 26 vụ tai nạn xảy ra với trực thăng Mi-8, gồm 14 vụ vào năm 2018, 9 vụ diễn ra vào năm 2019 và 3 vụ tính từ đầu năm 2020 tới nay.Với tần suất bị tai nạn nhiều như thế, mức độ an toàn của dòng trực thăng Mi-8 đang bị đặt vào mức báo động đỏ.Điều đáng chú ý, Mi-8 lại là dòng trực thăng bán chạy nhất của Nga, là "gà đẻ trứng vàng" đúng nghĩa khi ngay cả Mỹ cũng phải mua loại trực thăng này để trang bị cho một số đồng minh.Mil Mi-8 (tên hiệu NATO là "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh lần đầu ngày 9/7/1961.Mẫu thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17/9/1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô năm 1967 với cái tên Mi-8.Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T (phiên bản xuất khẩu mang tên Mi-17) ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng.Từ nguyên mẫu Mi-8 Nga đã phát triển thành công hai dòng trực thăng, Mi-14 dùng cho hải quân và Mi-24 là dòng trực thăng tấn công.Có thể nói rằng Mi-8/17 là thế hệ "trực thăng vàng" của Nga khi chúng hiện diện trên khắp thế giới.Chi phí hoạt động rẻ, khả năng hoạt động bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết, điều này đã làm nên thương hiệu của dòng trực thăng Mi-8/17.Mi-8/17 được trang động cơ Klimov TV3-117T công suất 1.874 mã lực, cho tốc độ bay tối đa 260km/h.Máy bay trang bị kiểu cánh quạt 5 lá với cánh quạt đuôi 3 lá. Tầm bay của trực thăng Mi-8/17 là 450km, trần bay 4,5km.Trên thân máy bay trực thăng Mi-8/17 được trang bị 2 cánh phụ với tổng cộng 12 mấu cứng cho phép triển khai nhiều loại vũ khí gồm cả tên lửa và bom.Cụ thể, nó có khả năng mang tới 4 pod rocket UB-16-57 với mỗi pod lắp 16 đạn rocket 57mm hoặc UB-32-57 với mỗi pod lắp 32 đạn rocket 57mm.Ngoài ra, trên các giá treo có thể mang theo cả pod súng máy 12,7mm PKT để chống bộ binh hoặc bom 250kg.Trên các giá treo có thể triển khai 6-8 tên lửa chống tăng Shturm hoặc Ataka-V hoặc tên lửa không đối không Igla-V. Ở dưới mũi máy bay được tích hợp khí tài cảm biến hồng ngoại – laser để trinh sát và dẫn đường cho tên lửa chống tăng.Với khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ và chi phí hoạt động hợp lý, trực thăng Mi-8/17 luôn là mặt hàng bán chạy trên thị trường vũ khí Nga. Tuy nhiên, sau những sự cố đáng tiếc vừa xảy ra, có lẽ Nga sẽ phải tích cực truy tìm nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục sớm, nhằm nhanh chóng lấy lại uy danh của dòng trực thăng này.
Chỉ trong một tuần lễ, không quân Nga đã để xảy ra hai vụ rơi trực thăng Mi-8 (hôm 19/5 và 26/5) khiến cho tổng cộng 7 thành viên phi hành đoàn tử nạn.
Theo RIA Novosti tính chung, chỉ trong hơn hai năm qua đã có tới 26 vụ tai nạn xảy ra với trực thăng Mi-8, gồm 14 vụ vào năm 2018, 9 vụ diễn ra vào năm 2019 và 3 vụ tính từ đầu năm 2020 tới nay.
Với tần suất bị tai nạn nhiều như thế, mức độ an toàn của dòng trực thăng Mi-8 đang bị đặt vào mức báo động đỏ.
Điều đáng chú ý, Mi-8 lại là dòng trực thăng bán chạy nhất của Nga, là "gà đẻ trứng vàng" đúng nghĩa khi ngay cả Mỹ cũng phải mua loại trực thăng này để trang bị cho một số đồng minh.
Mil Mi-8 (tên hiệu NATO là "Hip") là một máy bay trực thăng lớn hai động cơ. Mẫu một động cơ đầu tiên (AI-24W), W-8, cất cánh lần đầu ngày 9/7/1961.
Mẫu thứ hai với hai động cơ AI-24W cất cánh lần đầu ngày 17/9/1962. Sau khi được sửa đổi một số chi tiết, nó được đưa vào phục vụ trong Không quân Liên Xô năm 1967 với cái tên Mi-8.
Có rất nhiều biến thể, gồm Mi-8T (phiên bản xuất khẩu mang tên Mi-17) ngoài khả năng vận chuyển 24 binh sĩ còn được trang bị các tên lửa điều khiển chống tăng.
Từ nguyên mẫu Mi-8 Nga đã phát triển thành công hai dòng trực thăng, Mi-14 dùng cho hải quân và Mi-24 là dòng trực thăng tấn công.
Có thể nói rằng Mi-8/17 là thế hệ "trực thăng vàng" của Nga khi chúng hiện diện trên khắp thế giới.
Chi phí hoạt động rẻ, khả năng hoạt động bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết, điều này đã làm nên thương hiệu của dòng trực thăng Mi-8/17.
Mi-8/17 được trang động cơ Klimov TV3-117T công suất 1.874 mã lực, cho tốc độ bay tối đa 260km/h.
Máy bay trang bị kiểu cánh quạt 5 lá với cánh quạt đuôi 3 lá. Tầm bay của trực thăng Mi-8/17 là 450km, trần bay 4,5km.
Trên thân máy bay trực thăng Mi-8/17 được trang bị 2 cánh phụ với tổng cộng 12 mấu cứng cho phép triển khai nhiều loại vũ khí gồm cả tên lửa và bom.
Cụ thể, nó có khả năng mang tới 4 pod rocket UB-16-57 với mỗi pod lắp 16 đạn rocket 57mm hoặc UB-32-57 với mỗi pod lắp 32 đạn rocket 57mm.
Ngoài ra, trên các giá treo có thể mang theo cả pod súng máy 12,7mm PKT để chống bộ binh hoặc bom 250kg.
Trên các giá treo có thể triển khai 6-8 tên lửa chống tăng Shturm hoặc Ataka-V hoặc tên lửa không đối không Igla-V. Ở dưới mũi máy bay được tích hợp khí tài cảm biến hồng ngoại – laser để trinh sát và dẫn đường cho tên lửa chống tăng.
Với khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ và chi phí hoạt động hợp lý, trực thăng Mi-8/17 luôn là mặt hàng bán chạy trên thị trường vũ khí Nga. Tuy nhiên, sau những sự cố đáng tiếc vừa xảy ra, có lẽ Nga sẽ phải tích cực truy tìm nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục sớm, nhằm nhanh chóng lấy lại uy danh của dòng trực thăng này.