Vai trò của trực thăng trong chiến tranh hiện đại ngày càng tăng, số lượng trực thăng trong Quân đội Trung Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Trước đây, Trung Quốc đã mua của Nga nhiều trực thăng quân sự; lần này Trung Quốc tiếp tục mua 100 trực thăng Mi-171 (bao gồm Mi-171E và Mi-171Sh Hippo nâng cấp) và 21 trực thăng hạng nhẹ Ansat. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaMặc dù Trung Quốc đã đầu tư nhiều kinh phí vào ngành công nghiệp chế tạo trực thăng, nhiều mẫu trực thăng Trung Quốc tự phát triển (hoặc sao chép) đã được đưa vào biên chế như trực thăng vũ trang Zhi-10, trực thăng trinh sát Zhi-19, trực thăng tấn công Zhi-20 và trực thăng vận tải Zhi-8G. Ảnh: Trực thăng Zhi-10 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: SinaNhững trực thăng sản xuất trong nước đã góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu và phát triển trực thăng của Trung Quốc. Mặc dù trực thăng sản xuất trong nước đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt và đi vào biên chế quân đội tuyến đầu; nhưng trình độ kỹ thuật của trực thăng Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách xa so với Mỹ và Nga. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Alamy stockĐộng cơ hàng không trực thăng do Trung Quốc chế tạo là hạn chế chính của trực thăng nội địa. Cùng với đó là những trực thăng do Trung Quốc chế tạo, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở các khu vực cao nguyên. Ảnh: Trực thăng Zhi-8G do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: SinaHiện nay năng lực sản xuất trực thăng nội địa của Trung Quốc vẫn còn rất yếu; nên hiểu là công nghệ sản xuất trực thăng rất phức tạp, nhưng thị trường bị bó hẹp, do vậy các chuỗi cung ứng phụ tùng cho trực thăng của Trung Quốc hạn chế, chất lượng thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu của quân đội Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Z-19 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: SinaTrong thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc đã được trang bị một số máy bay trực thăng Black Hawk (bản dân sự) do Mỹ sản xuất, nhưng chúng không đủ phụ tùng thay thế, đã hết niên hạn sử dụng, đến mức phải thay thế. Điều này càng làm giảm số lượng trực thăng mà Trung Quốc có thể sử dụng ở các khu vực cao nguyên. Ảnh: Trực thăng Black Hawk của Mỹ còn hoạt động trong Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaHiện nguồn cung trực thăng quân sự cho Trung Quốc tương đối bó hẹp vì vướng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ và phương Tây; do vậy nguồn cung chính là từ Nga, trong đó trực thăng Mi-171 được Quân đội Trung Quốc ưu tiên lựa chọn, do hiệu suất hoạt động tin cậy, giá tương đối rẻ, khả năng cung cấp nhanh. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaSau cuộc cải cách Quân đội Trung Quốc năm 2017, nhu cầu về trực thăng quân sự tăng cao, nhất là trực thăng cỡ trung. Các quân khu đông nam và tây nam của Trung Quốc yêu cầu với số lượng lớn, do địa hình phức tạp, giao thông đường bộ và đường sắt còn hạn chế. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaQuân đội Trung Quốc bắt đầu đưa vào trang bị trực thăng Mi-171 ngay từ những năm 1990, hiện tại có 200 chiếc trong biên chế. Lô Mi-171 đầu tiên đã có thâm niên hơn 30 năm, sắp hết niên hạn sử dụng; nhưng tình hình thực tế là trực thăng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, thì giải pháp tốt nhất là nhập nhanh Mi-171 để bù vào khoảng trống hiện tại. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaViệc bổ sung những chiếc Mi-171 mới nhất, sẽ nâng tổng số trực thăng loại này trong Quân đội Trung Quốc lên hơn 300 chiếc; đồng thời qua quá trình sử dụng lâu dài trực thăng Mi-171, Quân đội Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng; một số bộ phận, linh kiện cũng có thể sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaLoại trực thăng Mi-171 được trang bị hai động cơ tuốc bin trục TV3-117VM, công suất động cơ lớn nhất đạt 3.800 mã lực/trục khi cất cánh. Trần bay thực tế khoảng 5.000 mét, tầm bay 495 km. Nó có thể chở 37 lính chiến có vũ trang. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Alamy stockĐối với hoạt động đặc nhiệm đường không, trực thăng Mi-171 có khả năng bay rất ổn định trên cao nguyên trong thời gian dài, tầm bay của trực thăng Mi-171 được tăng lên rất nhiều sau khi lắp thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Military todayTrực thăng Mi-171-SH mới phát triển của Nga dùng động cơ VK-2500-03 mạnh hơn. Hệ thống điện tử hàng không cũng tiên tiến hơn. Một số vị trí được bọc giáp composite mới, kiểu dáng cũng rất hiện đại và cứng cáp. Ngoài khả năng vận tải, nó còn có thể mang tên lửa chống tăng và súng máy, thực hiện các nhiệm vụ rất toàn diện Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Military todayTrên thực tế, Trung Quốc cũng có thể phát triển một loại trực thăng có tính thực dụng cao như Mi-171, nhưng năng lực sản xuất hiện tại tương đối hạn chế, cần một thời gian để xác minh độ chín của công nghệ và sẽ không thể theo kịp những thay đổi của yêu cầu quốc phòng trong ngắn hạn. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: SinaNgoài ra, xét từ góc độ xây dựng sức mạnh quân sự toàn diện, 10 năm tới Trung Quốc sẽ cần hơn 4.000 máy bay trực thăng các loại, đây là con số rất lớn. Khó có thể chỉ dựa vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự trong nước, để thực hiện điều này một mình do vậy Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào Nga để đạt được mục tiêu mong muốn. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina Video Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-26T2V - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Vai trò của trực thăng trong chiến tranh hiện đại ngày càng tăng, số lượng trực thăng trong Quân đội Trung Quốc cũng tăng lên nhanh chóng. Trước đây, Trung Quốc đã mua của Nga nhiều trực thăng quân sự; lần này Trung Quốc tiếp tục mua 100 trực thăng Mi-171 (bao gồm Mi-171E và Mi-171Sh Hippo nâng cấp) và 21 trực thăng hạng nhẹ Ansat. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mặc dù Trung Quốc đã đầu tư nhiều kinh phí vào ngành công nghiệp chế tạo trực thăng, nhiều mẫu trực thăng Trung Quốc tự phát triển (hoặc sao chép) đã được đưa vào biên chế như trực thăng vũ trang Zhi-10, trực thăng trinh sát Zhi-19, trực thăng tấn công Zhi-20 và trực thăng vận tải Zhi-8G. Ảnh: Trực thăng Zhi-10 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Sina
Những trực thăng sản xuất trong nước đã góp phần lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu và phát triển trực thăng của Trung Quốc. Mặc dù trực thăng sản xuất trong nước đã bắt đầu được sản xuất hàng loạt và đi vào biên chế quân đội tuyến đầu; nhưng trình độ kỹ thuật của trực thăng Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách xa so với Mỹ và Nga. Ảnh: Trực thăng Zhi-20 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Alamy stock
Động cơ hàng không trực thăng do Trung Quốc chế tạo là hạn chế chính của trực thăng nội địa. Cùng với đó là những trực thăng do Trung Quốc chế tạo, không đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở các khu vực cao nguyên. Ảnh: Trực thăng Zhi-8G do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Sina
Hiện nay năng lực sản xuất trực thăng nội địa của Trung Quốc vẫn còn rất yếu; nên hiểu là công nghệ sản xuất trực thăng rất phức tạp, nhưng thị trường bị bó hẹp, do vậy các chuỗi cung ứng phụ tùng cho trực thăng của Trung Quốc hạn chế, chất lượng thấp, chưa thể đáp ứng nhu cầu của quân đội Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Z-19 do Trung Quốc chế tạo - Nguồn: Sina
Trong thế kỷ trước, Quân đội Trung Quốc đã được trang bị một số máy bay trực thăng Black Hawk (bản dân sự) do Mỹ sản xuất, nhưng chúng không đủ phụ tùng thay thế, đã hết niên hạn sử dụng, đến mức phải thay thế. Điều này càng làm giảm số lượng trực thăng mà Trung Quốc có thể sử dụng ở các khu vực cao nguyên. Ảnh: Trực thăng Black Hawk của Mỹ còn hoạt động trong Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Hiện nguồn cung trực thăng quân sự cho Trung Quốc tương đối bó hẹp vì vướng lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ và phương Tây; do vậy nguồn cung chính là từ Nga, trong đó trực thăng Mi-171 được Quân đội Trung Quốc ưu tiên lựa chọn, do hiệu suất hoạt động tin cậy, giá tương đối rẻ, khả năng cung cấp nhanh. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Sau cuộc cải cách Quân đội Trung Quốc năm 2017, nhu cầu về trực thăng quân sự tăng cao, nhất là trực thăng cỡ trung. Các quân khu đông nam và tây nam của Trung Quốc yêu cầu với số lượng lớn, do địa hình phức tạp, giao thông đường bộ và đường sắt còn hạn chế. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Quân đội Trung Quốc bắt đầu đưa vào trang bị trực thăng Mi-171 ngay từ những năm 1990, hiện tại có 200 chiếc trong biên chế. Lô Mi-171 đầu tiên đã có thâm niên hơn 30 năm, sắp hết niên hạn sử dụng; nhưng tình hình thực tế là trực thăng trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, thì giải pháp tốt nhất là nhập nhanh Mi-171 để bù vào khoảng trống hiện tại. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Việc bổ sung những chiếc Mi-171 mới nhất, sẽ nâng tổng số trực thăng loại này trong Quân đội Trung Quốc lên hơn 300 chiếc; đồng thời qua quá trình sử dụng lâu dài trực thăng Mi-171, Quân đội Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng; một số bộ phận, linh kiện cũng có thể sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Loại trực thăng Mi-171 được trang bị hai động cơ tuốc bin trục TV3-117VM, công suất động cơ lớn nhất đạt 3.800 mã lực/trục khi cất cánh. Trần bay thực tế khoảng 5.000 mét, tầm bay 495 km. Nó có thể chở 37 lính chiến có vũ trang. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Alamy stock
Đối với hoạt động đặc nhiệm đường không, trực thăng Mi-171 có khả năng bay rất ổn định trên cao nguyên trong thời gian dài, tầm bay của trực thăng Mi-171 được tăng lên rất nhiều sau khi lắp thùng nhiên liệu phụ. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Military today
Trực thăng Mi-171-SH mới phát triển của Nga dùng động cơ VK-2500-03 mạnh hơn. Hệ thống điện tử hàng không cũng tiên tiến hơn. Một số vị trí được bọc giáp composite mới, kiểu dáng cũng rất hiện đại và cứng cáp. Ngoài khả năng vận tải, nó còn có thể mang tên lửa chống tăng và súng máy, thực hiện các nhiệm vụ rất toàn diện Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Military today
Trên thực tế, Trung Quốc cũng có thể phát triển một loại trực thăng có tính thực dụng cao như Mi-171, nhưng năng lực sản xuất hiện tại tương đối hạn chế, cần một thời gian để xác minh độ chín của công nghệ và sẽ không thể theo kịp những thay đổi của yêu cầu quốc phòng trong ngắn hạn. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Ngoài ra, xét từ góc độ xây dựng sức mạnh quân sự toàn diện, 10 năm tới Trung Quốc sẽ cần hơn 4.000 máy bay trực thăng các loại, đây là con số rất lớn. Khó có thể chỉ dựa vào các doanh nghiệp công nghiệp quân sự trong nước, để thực hiện điều này một mình do vậy Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào Nga để đạt được mục tiêu mong muốn. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Không quân Trung Quốc - Nguồn: Sina
Video Máy bay trực thăng vận tải quân sự Mi-26T2V - Nguồn: Sputnik Việt Nam