Hình ảnh trực thăng vận tải Mi-171 của Iran được cải tiến “lạ” thực chất đã xuất hiện lần đầu kể từ năm 2015. Với hình ảnh này đúng hơn là khiến người ta phải kinh ngạc khi hai bên hông Mi-171 được trang bị tên lửa thay vì các cụm ống phóng rocket hay súng máy thường thấy.Cụ thể, hai bên hông trực thăng Mi-171 của Iran được trang bị tên lửa hành trình chống hạm C-802 hoặc Noor.Tên lửa hành trình chống hạm C-802 do Trung Quốc thiết kế sản xuất từ những năm 1980. Iran đã nhập khẩu số lượng lớn C-802 và mua giấy phép sản xuất với tên gọi Noor/Qader. C-802 được đánh giá là độ phản xạ tín hiệu radar thấp, khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn tên lửa. Nó được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tốc độ bay Mach 0,9, tầm bắn 120km, mang đầu đạn 165kg.Mỗi quả tên lửa C-802 nặng khoảng 700kg trong khi tải trọng vũ khí của trực thăng Mi-171 là 1,5 tấn. Vì vậy, việc mang hai quả tên lửa C-802 là trong khả năng của Mi-171.Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là trực thăng Mi-171 dùng cái gì để trinh sát phát hiện mục tiêu mặt biển cũng như dẫn bắn trong hành trình bay của tên lửa. Khi cách 20-30km còn lại, đầu tự dẫn chủ động trên tên lửa mới được kích hoạt.Tuy nhiên, trên chiến Mi-171 mà Iran giới thiệu không có dấu hiệu nào cho thấy nó có radar hàng hải.Có thể sử dụng Mi-171 như phương tiện mang phóng, trong khi dùng máy bay khác mang khí tài trinh sát – dẫn bắn. Nhưng phương án này là rất phức tạp, chưa kể liên quan tới kênh liên kết dữ liệu đặc biệt.Nếu Iran giải quyết được bài toán đó thì đây thực sự là bước đột phá công nghệ mà người Nga sẽ phải học học Iran để biến trực thăng vận tải Mi-171 thành “sát thủ diệt hạm” đáng gờm.
Video Những chuyến bay làm nhiệm vụ của trực thăng Mi-171 số hiệu 01 - Nguồn:
Hình ảnh trực thăng vận tải Mi-171 của Iran được cải tiến “lạ” thực chất đã xuất hiện lần đầu kể từ năm 2015. Với hình ảnh này đúng hơn là khiến người ta phải kinh ngạc khi hai bên hông Mi-171 được trang bị tên lửa thay vì các cụm ống phóng rocket hay súng máy thường thấy.
Cụ thể, hai bên hông trực thăng Mi-171 của Iran được trang bị tên lửa hành trình chống hạm C-802 hoặc Noor.
Tên lửa hành trình chống hạm C-802 do Trung Quốc thiết kế sản xuất từ những năm 1980. Iran đã nhập khẩu số lượng lớn C-802 và mua giấy phép sản xuất với tên gọi Noor/Qader. C-802 được đánh giá là độ phản xạ tín hiệu radar thấp, khả năng tấn công mục tiêu ở độ cao cực thấp khiến rất khó đánh chặn tên lửa. Nó được trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tốc độ bay Mach 0,9, tầm bắn 120km, mang đầu đạn 165kg.
Mỗi quả tên lửa C-802 nặng khoảng 700kg trong khi tải trọng vũ khí của trực thăng Mi-171 là 1,5 tấn. Vì vậy, việc mang hai quả tên lửa C-802 là trong khả năng của Mi-171.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là trực thăng Mi-171 dùng cái gì để trinh sát phát hiện mục tiêu mặt biển cũng như dẫn bắn trong hành trình bay của tên lửa. Khi cách 20-30km còn lại, đầu tự dẫn chủ động trên tên lửa mới được kích hoạt.
Tuy nhiên, trên chiến Mi-171 mà Iran giới thiệu không có dấu hiệu nào cho thấy nó có radar hàng hải.
Có thể sử dụng Mi-171 như phương tiện mang phóng, trong khi dùng máy bay khác mang khí tài trinh sát – dẫn bắn. Nhưng phương án này là rất phức tạp, chưa kể liên quan tới kênh liên kết dữ liệu đặc biệt.
Nếu Iran giải quyết được bài toán đó thì đây thực sự là bước đột phá công nghệ mà người Nga sẽ phải học học Iran để biến trực thăng vận tải Mi-171 thành “sát thủ diệt hạm” đáng gờm.
Video Những chuyến bay làm nhiệm vụ của trực thăng Mi-171 số hiệu 01 - Nguồn: