Công cuộc cải tổ quân đội của Trung Quốc trong những năm gần đây tập trung vào giảm lục quân, tăng cường không quân và hải quân; trong đó chú trọng phát triển các đơn vị đổ bộ đường không (ĐBĐK) theo mô hình của Quân đội Mỹ. Ảnh: Lực lượng ĐBĐK Trung Quốc luyện tập đổ bộ từ trực thăng Mi-171 - Nguồn: SinaHiện nay ngành công nghiệp sản xuất trực thăng của Trung Quốc được đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu; Trung Quốc cũng đã phát triển thành công một số mẫu trực thăng như Z8, Z-10 và Z-20. Tuy nhiên các mẫu trực thăng này đều là mẫu sao chép từ trực thăng Nga và phương Tây. Ảnh: Trực thăng Z-20 của Trung Quốc đang tiến hành bay thử nghiệm - Nguồn: SinaMẫu trực thăng Z-20 được thiết kế dựa trên ý tưởng và giải pháp mượn từ một mẫu máy bay của phương Tây, tuy nhiên Trung Quốc đã có những cải tiến phù hợp với khả năng của họ; nhưng ở một mức độ nào đó, Z-20 còn vượt trội so với bản gốc. Ảnh: Trực thăng Z-20 trong lần bay thử lần đầu tiên vào tháng 12/2013 - Nguồn: SinaTrực thăng Z-20 nhằm bù đắp khoảng cách giữa Mi-17 nhập khẩu và Z-8 nội địa, đây là mẫu trực thăng vận tải - vũ trang theo mẫu trực thăng UH-60 Black Hawk nổi tiếng của Mỹ. Năng lực vận tải của Z-20 theo giới thiệu của nhà sản xuất AVIC Helicopters là 10 tấn, khả năng cơ động tốt. Ảnh: Một mẫu Z-20 đang bay thử năm 2015 - Nguồn: SinaNhưng các nhà sản xuất trực thăng Trung Quốc chưa gây được lòng tin cho chính Quân đội Trung Quốc, do còn khoảng cách lớn về trình độ công nghệ so với phương Tây và Nga. Vì vậy hiện nay Quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục tin dùng trực thăng Mi-171 của Nga. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaQuân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị trên diện rộng trực thăng Mi-171 của Nga từ những năm 1990. Việc đưa vào trang bị trực thăng Mi-171 cũng chính thức chấm dứt thời gian dài Trung Quốc không được trang bị trực thăng hiện đại; trực thăng Mi-171 đã gây dựng được lòng tin với Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaBên cạnh đó giá của trực thăng Mi-171 cũng tương đối rẻ, theo thời giá hiện tại, giá một chiếc Mi-171 là 17 triệu USD, bao gồm cả chi phí huấn luyện, bồi dưỡng, linh kiện dự bị thay thế và bảo đảm kỹ thuật; trong khi đó, giá của một chiếc Black Hawk của Mỹ là 23 triệu USD/ chiếc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaMặc dù Z-20 được áp dụng nhiều thiết kế mới nhất, thân máy bay sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite giúp nó nhẹ và bền hơn, đồng thời giảm độ ồn khi bay; nhưng về hiệu suất tổng thể, Z-20 không vượt được Mi-17. Ảnh: Chiếc Z-20 đầu tiên thuộc biên chế Lữ đoàn đổ bộ đường không 161 của Quân khu Trung tâm Trung Quốc - Nguồn: SinaCùng với đó là năng lực sản xuất của Trung Quốc hạn chế, chưa thể đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nhanh chóng của Quân đội Trung Quốc hiện nay; do vậy nhu cầu về trực thăng vận tải - vũ trang trong giai đoạn này của Quân đội Trung Quốc, chỉ có Mi-171 mới có thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaMi-171 là dòng trực thăng hết sức thành công, nó có thể vận chuyển 30 lính, hoặc 12 cáng cứu thương, hoặc 4.000 kg hàng hóa trong thân; 5.000 kg nếu mang ngoài. Hiện nay Trung Quốc có trong trang bị 120 chiếc ở tất cả các biến thể, và được đánh giá là quốc gia sử dụng nhiều Mi-171 nhất hiện nay. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaMi-171 có hiệu suất vượt trội, dễ bảo dưỡng và có độ tin cậy trong nhiệm vụ là 97,5%. Nó có khả năng chiến đấu và tồn tại trong các điều kiện địa hình và khí hậu khắc nghiệt; được đánh giá có độ bền, độ tin cậy cũng như tính linh hoạt cao và được công nhận trên toàn thế giới. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaVào tháng 5/2008, một bản cấp phép sản xuất Mi-17 đã bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc với sự hợp tác giữa Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Moskva JSC của Nga và nhà máy Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên ở Thành Đô Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaNhà máy Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên sử dụng công nghệ của nhà máy Ulan-Ude, đã sản xuất 20 chiếc Mi-171 vào năm 2008, Nhà máy đạt chỉ tiêu sản xuất 80 máy bay một năm. Các biến thể được sản xuất bởi nhà máy Lam Thiên bao gồm Mi-171, Mi-17V5 và Mi17V7; tất cả trực thăng Mi sản xuất ở đây được dùng cho thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaMặc dù Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại trực thăng từ hạng nặng đến hạng nhẹ, nhưng theo các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc, trực thăng do Trung Quốc phát triển vẫn thua xa Mi-171 về độ tin cậy và tính năng kỹ chiến thuật. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: SinaTừ thực tiễn này, khiến cho phi đội Mi-171 hiện có trong biên chế quân đội Trung Quốc, trong thời gian tới sẽ tiếp tục là lực lượng vận chuyển tấn công đường không chủ lực của Hàng không Lục quân Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina Video Trực thăng Mi-171 và Ansat đến Trung Quốc dự Triển lãm hàng không vũ trụ - Nguồn: Sputnik Việt Nam
Công cuộc cải tổ quân đội của Trung Quốc trong những năm gần đây tập trung vào giảm lục quân, tăng cường không quân và hải quân; trong đó chú trọng phát triển các đơn vị đổ bộ đường không (ĐBĐK) theo mô hình của Quân đội Mỹ. Ảnh: Lực lượng ĐBĐK Trung Quốc luyện tập đổ bộ từ trực thăng Mi-171 - Nguồn: Sina
Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất trực thăng của Trung Quốc được đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu; Trung Quốc cũng đã phát triển thành công một số mẫu trực thăng như Z8, Z-10 và Z-20. Tuy nhiên các mẫu trực thăng này đều là mẫu sao chép từ trực thăng Nga và phương Tây. Ảnh: Trực thăng Z-20 của Trung Quốc đang tiến hành bay thử nghiệm - Nguồn: Sina
Mẫu trực thăng Z-20 được thiết kế dựa trên ý tưởng và giải pháp mượn từ một mẫu máy bay của phương Tây, tuy nhiên Trung Quốc đã có những cải tiến phù hợp với khả năng của họ; nhưng ở một mức độ nào đó, Z-20 còn vượt trội so với bản gốc. Ảnh: Trực thăng Z-20 trong lần bay thử lần đầu tiên vào tháng 12/2013 - Nguồn: Sina
Trực thăng Z-20 nhằm bù đắp khoảng cách giữa Mi-17 nhập khẩu và Z-8 nội địa, đây là mẫu trực thăng vận tải - vũ trang theo mẫu trực thăng UH-60 Black Hawk nổi tiếng của Mỹ. Năng lực vận tải của Z-20 theo giới thiệu của nhà sản xuất AVIC Helicopters là 10 tấn, khả năng cơ động tốt. Ảnh: Một mẫu Z-20 đang bay thử năm 2015 - Nguồn: Sina
Nhưng các nhà sản xuất trực thăng Trung Quốc chưa gây được lòng tin cho chính Quân đội Trung Quốc, do còn khoảng cách lớn về trình độ công nghệ so với phương Tây và Nga. Vì vậy hiện nay Quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục tin dùng trực thăng Mi-171 của Nga. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị trên diện rộng trực thăng Mi-171 của Nga từ những năm 1990. Việc đưa vào trang bị trực thăng Mi-171 cũng chính thức chấm dứt thời gian dài Trung Quốc không được trang bị trực thăng hiện đại; trực thăng Mi-171 đã gây dựng được lòng tin với Quân đội Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Bên cạnh đó giá của trực thăng Mi-171 cũng tương đối rẻ, theo thời giá hiện tại, giá một chiếc Mi-171 là 17 triệu USD, bao gồm cả chi phí huấn luyện, bồi dưỡng, linh kiện dự bị thay thế và bảo đảm kỹ thuật; trong khi đó, giá của một chiếc Black Hawk của Mỹ là 23 triệu USD/ chiếc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mặc dù Z-20 được áp dụng nhiều thiết kế mới nhất, thân máy bay sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite giúp nó nhẹ và bền hơn, đồng thời giảm độ ồn khi bay; nhưng về hiệu suất tổng thể, Z-20 không vượt được Mi-17. Ảnh: Chiếc Z-20 đầu tiên thuộc biên chế Lữ đoàn đổ bộ đường không 161 của Quân khu Trung tâm Trung Quốc - Nguồn: Sina
Cùng với đó là năng lực sản xuất của Trung Quốc hạn chế, chưa thể đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nhanh chóng của Quân đội Trung Quốc hiện nay; do vậy nhu cầu về trực thăng vận tải - vũ trang trong giai đoạn này của Quân đội Trung Quốc, chỉ có Mi-171 mới có thể đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mi-171 là dòng trực thăng hết sức thành công, nó có thể vận chuyển 30 lính, hoặc 12 cáng cứu thương, hoặc 4.000 kg hàng hóa trong thân; 5.000 kg nếu mang ngoài. Hiện nay Trung Quốc có trong trang bị 120 chiếc ở tất cả các biến thể, và được đánh giá là quốc gia sử dụng nhiều Mi-171 nhất hiện nay. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mi-171 có hiệu suất vượt trội, dễ bảo dưỡng và có độ tin cậy trong nhiệm vụ là 97,5%. Nó có khả năng chiến đấu và tồn tại trong các điều kiện địa hình và khí hậu khắc nghiệt; được đánh giá có độ bền, độ tin cậy cũng như tính linh hoạt cao và được công nhận trên toàn thế giới. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Vào tháng 5/2008, một bản cấp phép sản xuất Mi-17 đã bắt đầu có hiệu lực ở Trung Quốc với sự hợp tác giữa Nhà máy sản xuất trực thăng Mil Moskva JSC của Nga và nhà máy Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên ở Thành Đô Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Nhà máy Trực thăng cơ Tứ Xuyên Lam Thiên sử dụng công nghệ của nhà máy Ulan-Ude, đã sản xuất 20 chiếc Mi-171 vào năm 2008, Nhà máy đạt chỉ tiêu sản xuất 80 máy bay một năm. Các biến thể được sản xuất bởi nhà máy Lam Thiên bao gồm Mi-171, Mi-17V5 và Mi17V7; tất cả trực thăng Mi sản xuất ở đây được dùng cho thị trường Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Mặc dù Trung Quốc đã sản xuất được nhiều loại trực thăng từ hạng nặng đến hạng nhẹ, nhưng theo các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc, trực thăng do Trung Quốc phát triển vẫn thua xa Mi-171 về độ tin cậy và tính năng kỹ chiến thuật. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Từ thực tiễn này, khiến cho phi đội Mi-171 hiện có trong biên chế quân đội Trung Quốc, trong thời gian tới sẽ tiếp tục là lực lượng vận chuyển tấn công đường không chủ lực của Hàng không Lục quân Trung Quốc. Ảnh: Trực thăng Mi-171 của Quân đội Trung Quốc - Nguồn: Sina
Video Trực thăng Mi-171 và Ansat đến Trung Quốc dự Triển lãm hàng không vũ trụ - Nguồn: Sputnik Việt Nam