Trực thăng tấn công T-129 đã được Philippines đặt mua với số lượng 6 chiếc, được biết tổng trị giá của thương vụ lên tới 270 triệu USD.Không quân Philippines (PAF) tìm cách mua trực thăng tấn công chuyên dụng với giá cả phải chăng, để tăng cường sức mạnh phi đội trực thăng vũ trang hạng nhẹ của nước này, bao gồm MG-520 và AW-109E.Sau khi cân nhắc, tháng 7/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã ký hợp đồng mua 6 trực thăng trinh sát và tấn công chiến thuật T-129 với tổng giá trị hợp đồng là khoảng 12,9 tỷ peso tương đương 270 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.Hợp đồng ban đầu vấp phải sự phản đối từ Mỹ, tuy nhiên sau đó nước này đổi ý và đồng ý để thương vụ diễn ra.Trước đó, vào tháng 5/2021, Bộ Quốc phòng Philippines từng thông báo hai chiếc trực thăng T-129 đầu tiên sẽ được chuyển giao vào tháng 9. Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao việc giao hàng lại được chuyển sang tận tháng 12.T-129 là dòng trực thăng tấn công do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, loại trực thăng này sử dụng động cơ turboshaft LHTEC T800-4A do liên doanh giữa Honeywell của Mỹ và Rolls-Royce của Anh.Các báo cáo trước đây nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ gặp phải vấn đề về giấy phép xuất khẩu động cơ từ Mỹ sau khi nước này bị Washington trừng phạt do mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.Nhưng Mỹ đã chấp thuận giấy phép xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ để bán trực thăng tấn công cho Philippines.Không quân Philippines là đơn vị nước ngoài nước đầu tiên sử dụng trực thăng T-129. Phi đội tấn công số 15 của Không quân Philippines sẽ chịu trách nhiệm vận hành loại trực thăng này.Nhóm các phi công sẽ vận hành trực thăng T-129 của Philippines tới Ankara vào tháng 5/2021, và đã hoàn thành khóa huấn luyện vào tháng 9 cùng năm.Trực thăng T-129 ATAK là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Aerospace Industries (TUSAS/TAI) và hãng Augusta Westland của ItalyĐây là loại trực thăng tấn công dựa trên mẫu A-129 Mangusta mà Augusta Westland sản xuất cho Không quân ItalyNgày 22/4/2014 trực thăng T-129 chính thức đi vào biên chế trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng trực thăng này được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công và trinh sát trong môi trường nóng, cao và địa lý khắc nghiệt, hoạt động cả ban ngày và ban đêm.Là trực thăng vũ trang nên T-129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa và rocketĐầu tiên phải kể đến là pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Loại vũ khí này dùng trong tác chiến tầm ngắn.Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang theo các loại tên lửa khác nhau.Trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8kmĐể đối không, trực thăng T-129 có thể mang theo tên lửa AIM-92 Stinger của Mỹ hay MBDA Mistra của Pháp.Về hệ thống điện tử, trực thăng T-129 được trang bị tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, một số biến thể còn có radar trên nóc rotor.Về kích thước, trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m. Trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kgVận tốc cực đại của trực thăng T-129 là 278km/h; vận tốc hành trình: 269km/h, tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096mCơ động cao, hỏa lực mạnh, T-129 được coi là một trong những trực thăng tấn công đáng sợ nhất hiện nay
Trực thăng tấn công T-129 đã được Philippines đặt mua với số lượng 6 chiếc, được biết tổng trị giá của thương vụ lên tới 270 triệu USD.
Không quân Philippines (PAF) tìm cách mua trực thăng tấn công chuyên dụng với giá cả phải chăng, để tăng cường sức mạnh phi đội trực thăng vũ trang hạng nhẹ của nước này, bao gồm MG-520 và AW-109E.
Sau khi cân nhắc, tháng 7/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã ký hợp đồng mua 6 trực thăng trinh sát và tấn công chiến thuật T-129 với tổng giá trị hợp đồng là khoảng 12,9 tỷ peso tương đương 270 triệu USD từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hợp đồng ban đầu vấp phải sự phản đối từ Mỹ, tuy nhiên sau đó nước này đổi ý và đồng ý để thương vụ diễn ra.
Trước đó, vào tháng 5/2021, Bộ Quốc phòng Philippines từng thông báo hai chiếc trực thăng T-129 đầu tiên sẽ được chuyển giao vào tháng 9. Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao việc giao hàng lại được chuyển sang tận tháng 12.
T-129 là dòng trực thăng tấn công do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, loại trực thăng này sử dụng động cơ turboshaft LHTEC T800-4A do liên doanh giữa Honeywell của Mỹ và Rolls-Royce của Anh.
Các báo cáo trước đây nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ gặp phải vấn đề về giấy phép xuất khẩu động cơ từ Mỹ sau khi nước này bị Washington trừng phạt do mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Nhưng Mỹ đã chấp thuận giấy phép xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ để bán trực thăng tấn công cho Philippines.
Không quân Philippines là đơn vị nước ngoài nước đầu tiên sử dụng trực thăng T-129. Phi đội tấn công số 15 của Không quân Philippines sẽ chịu trách nhiệm vận hành loại trực thăng này.
Nhóm các phi công sẽ vận hành trực thăng T-129 của Philippines tới Ankara vào tháng 5/2021, và đã hoàn thành khóa huấn luyện vào tháng 9 cùng năm.
Trực thăng T-129 ATAK là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Aerospace Industries (TUSAS/TAI) và hãng Augusta Westland của Italy
Đây là loại trực thăng tấn công dựa trên mẫu A-129 Mangusta mà Augusta Westland sản xuất cho Không quân Italy
Ngày 22/4/2014 trực thăng T-129 chính thức đi vào biên chế trong không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Dòng trực thăng này được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công và trinh sát trong môi trường nóng, cao và địa lý khắc nghiệt, hoạt động cả ban ngày và ban đêm.
Là trực thăng vũ trang nên T-129 có khả năng mang theo tới hơn 1 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa và rocket
Đầu tiên phải kể đến là pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Loại vũ khí này dùng trong tác chiến tầm ngắn.
Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang theo các loại tên lửa khác nhau.
Trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km
Để đối không, trực thăng T-129 có thể mang theo tên lửa AIM-92 Stinger của Mỹ hay MBDA Mistra của Pháp.
Về hệ thống điện tử, trực thăng T-129 được trang bị tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, một số biến thể còn có radar trên nóc rotor.
Về kích thước, trực thăng T-129 có chiều dài 12,2m; chiều cao 11,9m. Trọng lượng cất cánh tối đa của T-129 là 5.000kg; tải trọng vũ khí: 1.150kg
Vận tốc cực đại của trực thăng T-129 là 278km/h; vận tốc hành trình: 269km/h, tầm bay 1.000km và trần bay là 6.096m
Cơ động cao, hỏa lực mạnh, T-129 được coi là một trong những trực thăng tấn công đáng sợ nhất hiện nay