Trực thăng săn ngầm ngày nay là một trong những phương tiện phục vụ chiến tranh chống ngầm không thể thiếu ở bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới. Tờ Military-Today gần đây công bố bảng xếp hạng top 10 trực thăng săn ngầm mạnh nhất trên thế giới dựa theo một số tiêu chí về thông số kỹ thuật. Nguồn ảnh: United States European CommandCăn cứ theo bảng xếp hạng này, dòng trực thăng Kamov Ka-27PL của Hải quân Nga đứng vị trí thứ 6 nổi bật với thiết kế "độc nhất vô nhị" - cơ cấu cánh quạt đồng trục đem lại khả năng ưu việt khi hoạt động trên biển (nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích khi theo tàu chiến, hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết phức tạp trên biển). Tuy nhiên, hệ thống săn ngầm gồm sonar và vũ khí thì không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Military-TodayCó một điều cần lưu ý, Việt Nam đang sử dụng rộng rãi phiên bản xuất khẩu của dòng trực thăng Ka-27PL, chúng được định danh là Ka-28. Vai trò của loại máy bay này trong Không quân Hải quân Việt Nam là rất quan trọng, có thể xem chúng là mẫu máy bay chống ngầm tốt nhất hiện nay của ta.Hiện Hải quân Việt Nam có trong biên chế 8 chiếc trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị cho Lữ đoàn 954 và 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepar 3.9 (mỗi tàu chở được một chiếc). Nguồn ảnh: QPVN“Sát thủ săn ngầm” Ka-28 có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻKa-28 được trang bị thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm); dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm). Nguồn ảnh: Tuổi TrẻNgoài ra, Ka-28 còn được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻTrở lại với Top 10, theo xếp hạng của Military-Today, MH-60R SeaHawk của Hải quân Mỹ đứng vị trí nhất bảng. Được phát triển trên cơ sở mẫu SH-60B, MH-60R nổi bật với hệ thống cảm biến tinh vi tối tân (gồm radar đa chế độ, sonare chủ động và tổ hợp trinh sát hồng ngoại). Đặc biệt, nó được trang bị kho vũ khí đa dạng, không chỉ bao gồm các ngư lôi 324mm Mk.46 hay Mk.54 mà có thể mang đến 2 tên lửa chống hạm AGM-119B hoặc 4 tên lửa chống tăng AGM-114. Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng vị trí thứ 2 là trực thăng săn ngầm AW101 của Hải quân Italy. Nó cũng sở hữu hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng mang tới 4 ngư lôi 324mm Stingray hoặc tên lửa chống hạm Exocet và Marte 2. Nguồn ảnh: Military-TodayVị trí thứ 3 thuộc về dòng trực thăng NH90 - sản phẩm chứa trí tuệ của 4 nước châu Âu Pháp, Đức, Italy và Hà Lan. NH90 trang bị radar trinh sát 360 độ, hệ thống trinh sát hồng ngoại, sonar, hệ thống phát hiện từ tính lạ. Nguồn ảnh: Military-TodayĐáng ngạc nhiên, giữ vị trí thứ 4 lại là đại diện tới từ Trung Quốc - trực thăng săn ngầm Z-18F do Tập đoàn công nghiệp máy bay Changhe (CAIG) sản xuất. Theo một số nguồn tin, Z-18F trang bị radar trinh sát mặt nước dưới mũi, hệ thống trinh sát hồng ngoại kết hợp sonar thủy âm. Vũ khí có thể mang 4 ngư lôi hạng nhẹ 324mm. Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng vị trí thứ 5 là AW159 Wildcat của Hải quân Anh, hệ thống điện tử cũng được đánh giá rất tối tân, phiên bản Wildcat HMA.2 được trang bị cả hệ thống radar trinh sát mạng pha chủ động AESA. Về vũ khí, nó có thể mang được 4 tên lửa đối hải Sea Venom cho phép tấn công tàu chiến cỡ nhỏ, và tất nhiên nó mang tốt ngư lôi. Nguồn ảnh: Military-TodayGiữ vị trí thứ 7 là dòng trực thăng Westland Sea King của Hải quân Anh, nó vốn là phiên bản của dòng trực thăng Sikorsky S-61 ở Mỹ, nhưng trang bị hệ thống điện tử hàng không cùng khí tài chống ngầm tiên tiến hơn "người anh Mỹ". Loại máy bay này nổi bật với thiết kế thân như một chiếc thuyền cho phép hạ cánh dễ dàng trên mặt nước, vũ khí có thể mang 4 ngư lôi 324mm và tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng thứ 8 là mẫu SH-3 Sea King của Hải quân Mỹ, mẫu trực thăng săn ngầm những năm 1960 này có cùng nguồn gốc với Westland Sea King, đương nhiên mang đầy đủ tính năng hạ cánh tốt trên mặt nước hay các loại vũ khí mang theo. Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng thứ 9 là trực thăng SH-2G Super Seasprite do Mỹ sản xuất, nhưng hiện chỉ còn được dùng ở Ai Câp, New Zealand, Peru và Ba Lan. Loại máy bay này cũng được trang bị đầy đủ phương tiện chống ngầm gồm sonar cùng các loại vũ khí đa dạng như ngư lôi Mk 50, tên lửa chống hạm AGM-119B hay tên lửa AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Military-TodayĐứng bét bảng là dòng trực thăng săn ngầm Z-9EC do Trung Quốc sản xuất, trang bị đầy đủ hệ thống điện tử radar, sonare nhưng chỉ có thể mang được tối đa 2 ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: Military-TodayMời độc giả xem video: Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam huấn luyện bay đêm. (nguồn QPVN)
Trực thăng săn ngầm ngày nay là một trong những phương tiện phục vụ chiến tranh chống ngầm không thể thiếu ở bất kỳ lực lượng hải quân nào trên thế giới. Tờ Military-Today gần đây công bố bảng xếp hạng top 10 trực thăng săn ngầm mạnh nhất trên thế giới dựa theo một số tiêu chí về thông số kỹ thuật. Nguồn ảnh: United States European Command
Căn cứ theo bảng xếp hạng này, dòng trực thăng Kamov Ka-27PL của Hải quân Nga đứng vị trí thứ 6 nổi bật với thiết kế "độc nhất vô nhị" - cơ cấu cánh quạt đồng trục đem lại khả năng ưu việt khi hoạt động trên biển (nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích khi theo tàu chiến, hoạt động ổn định trong điều kiện thời tiết phức tạp trên biển). Tuy nhiên, hệ thống săn ngầm gồm sonar và vũ khí thì không được đánh giá cao. Nguồn ảnh: Military-Today
Có một điều cần lưu ý, Việt Nam đang sử dụng rộng rãi phiên bản xuất khẩu của dòng trực thăng Ka-27PL, chúng được định danh là Ka-28. Vai trò của loại máy bay này trong Không quân Hải quân Việt Nam là rất quan trọng, có thể xem chúng là mẫu máy bay chống ngầm tốt nhất hiện nay của ta.
Hiện Hải quân Việt Nam có trong biên chế 8 chiếc trực thăng săn ngầm Ka-28 được trang bị cho Lữ đoàn 954 và 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepar 3.9 (mỗi tàu chở được một chiếc). Nguồn ảnh: QPVN
“Sát thủ săn ngầm” Ka-28 có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Ka-28 được trang bị thiết bị dò từ APM (dò từ trường phát ra từ vỏ tàu ngầm); dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm). Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Ngoài ra, Ka-28 còn được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Trở lại với Top 10, theo xếp hạng của Military-Today, MH-60R SeaHawk của Hải quân Mỹ đứng vị trí nhất bảng. Được phát triển trên cơ sở mẫu SH-60B, MH-60R nổi bật với hệ thống cảm biến tinh vi tối tân (gồm radar đa chế độ, sonare chủ động và tổ hợp trinh sát hồng ngoại). Đặc biệt, nó được trang bị kho vũ khí đa dạng, không chỉ bao gồm các ngư lôi 324mm Mk.46 hay Mk.54 mà có thể mang đến 2 tên lửa chống hạm AGM-119B hoặc 4 tên lửa chống tăng AGM-114. Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng vị trí thứ 2 là trực thăng săn ngầm AW101 của Hải quân Italy. Nó cũng sở hữu hệ thống điện tử hiện đại, có khả năng mang tới 4 ngư lôi 324mm Stingray hoặc tên lửa chống hạm Exocet và Marte 2. Nguồn ảnh: Military-Today
Vị trí thứ 3 thuộc về dòng trực thăng NH90 - sản phẩm chứa trí tuệ của 4 nước châu Âu Pháp, Đức, Italy và Hà Lan. NH90 trang bị radar trinh sát 360 độ, hệ thống trinh sát hồng ngoại, sonar, hệ thống phát hiện từ tính lạ. Nguồn ảnh: Military-Today
Đáng ngạc nhiên, giữ vị trí thứ 4 lại là đại diện tới từ Trung Quốc - trực thăng săn ngầm Z-18F do Tập đoàn công nghiệp máy bay Changhe (CAIG) sản xuất. Theo một số nguồn tin, Z-18F trang bị radar trinh sát mặt nước dưới mũi, hệ thống trinh sát hồng ngoại kết hợp sonar thủy âm. Vũ khí có thể mang 4 ngư lôi hạng nhẹ 324mm. Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng vị trí thứ 5 là AW159 Wildcat của Hải quân Anh, hệ thống điện tử cũng được đánh giá rất tối tân, phiên bản Wildcat HMA.2 được trang bị cả hệ thống radar trinh sát mạng pha chủ động AESA. Về vũ khí, nó có thể mang được 4 tên lửa đối hải Sea Venom cho phép tấn công tàu chiến cỡ nhỏ, và tất nhiên nó mang tốt ngư lôi. Nguồn ảnh: Military-Today
Giữ vị trí thứ 7 là dòng trực thăng Westland Sea King của Hải quân Anh, nó vốn là phiên bản của dòng trực thăng Sikorsky S-61 ở Mỹ, nhưng trang bị hệ thống điện tử hàng không cùng khí tài chống ngầm tiên tiến hơn "người anh Mỹ". Loại máy bay này nổi bật với thiết kế thân như một chiếc thuyền cho phép hạ cánh dễ dàng trên mặt nước, vũ khí có thể mang 4 ngư lôi 324mm và tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng thứ 8 là mẫu SH-3 Sea King của Hải quân Mỹ, mẫu trực thăng săn ngầm những năm 1960 này có cùng nguồn gốc với Westland Sea King, đương nhiên mang đầy đủ tính năng hạ cánh tốt trên mặt nước hay các loại vũ khí mang theo. Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng thứ 9 là trực thăng SH-2G Super Seasprite do Mỹ sản xuất, nhưng hiện chỉ còn được dùng ở Ai Câp, New Zealand, Peru và Ba Lan. Loại máy bay này cũng được trang bị đầy đủ phương tiện chống ngầm gồm sonar cùng các loại vũ khí đa dạng như ngư lôi Mk 50, tên lửa chống hạm AGM-119B hay tên lửa AGM-65 Maverick. Nguồn ảnh: Military-Today
Đứng bét bảng là dòng trực thăng săn ngầm Z-9EC do Trung Quốc sản xuất, trang bị đầy đủ hệ thống điện tử radar, sonare nhưng chỉ có thể mang được tối đa 2 ngư lôi 324mm. Nguồn ảnh: Military-Today
Mời độc giả xem video: Trực thăng săn ngầm Ka-28 của Việt Nam huấn luyện bay đêm. (nguồn QPVN)