Trực thăng Mil Mi-4 chính thức được biên chế vào không quân Xô Viết từ tháng 8/1953 và được sản xuất rất lớn cho đến khi dây chuyền sản xuất ngừng lại vào năm 1964 nhưng hàng ngàn chiếc đã được chế tạo bởi cả Liên Xô và Trung Quốc.
Ảnh: Chiếc trực thăng Mi-4 số hiệu 03 của không quân Liên Xô. Trực thăng Mi-4 có ngoại hình giống với loại Sikorsky S-55 của Hoa Kỳ nhưng kích thước và tải trọng lại lớn hơn và khá tương đồng với loại S-58 sau này.
Ảnh: Máy bay Mi-4 của không quân Đông Đức.Trực thăng Mi-4 được thiết kế với cấu hình cao, có chiều dài lên tới 16.8m và trọng lượng cất cánh tối đa 7.55 tấn, NATO định danh cho Mi-4 là “Hound-A”.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 của không quân Liên Xô.Máy bay có kíp lái 2 người, đã phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới.
Ảnh: Cận cảnh buồng lái máy bay trực thăng Mi-4.Máy bay được trang bị một động cơ chính 1675 mã lực cho phép nó có thể bay với vận tốc tối đa 185km/h, với trần bay 5.500m và tầm bay 500km
Ảnh: Cận cảnh cánh quạt đuôi 3 cánh của máy bay Mi-4.Năm 1958, nhân dân và chính phủ đã tặng chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam 3 chiếc trực thăng Mi-4, đây cũng là những vốn liếng quý giá đầu tiên của không quân Việt Nam.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 chuyên cơ hạng A đặc trách phục vụ Bác và chính phủ số hiệu 5951-D hiện nay đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng không – không quân.Năm 1959, các máy bay này về nước, yêu cầu của Bác Hồ đặt ra là Bác muốn phi công người Việt lái những chiếc trực thăng này. Những chiến sĩ ưu tú nhất của lực lượng không quân trực thăng Việt Nam được Bác quan tâm, tin tưởng để nhận nhiệm vụ đặc biệt này. Đây cũng chính là động lực, sức mạnh cho các tổ bay vượt mọi khó khăn thách thức, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng trăm chiến bay phục vụ Bác và chính phủ.Ba chiếc máy bay Mi-4 về nước năm 1959 được biên chế cho trung đoàn không quân vận tải 919, đây cũng chính là loại trực thăng được đưa vào biên chế không quân ta.Đặc biệt chiếc máy bay số hiệu 5951-D được vinh dự là chuyên cơ A phục vụ chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 2/1959 cho đến tháng 3/1969.Chiếc trực thăng này đã từng được sử dụng để đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào Tây Bắc ngay khi đường bay lên đây mới mở, thăm huyện Móng Cái (Quảng Ninh), thăm nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), hợp tác xã Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều chuyến bay đưa Bác đi công tác tại căn cứ địa của Trung ương thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì - Hà Tây), những chuyến bay đưa Bác đi chữa bệnh… từ năm 1959 tới năm 1969Những chiếc trực thăng Mil Mi-4 đầu tiên là một món quà vô cùng quý giá mà Liên Xô dành tặng Bác, chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, là vốn liếng đầu tiên vô cùng đặc biệt của lực lượng không quân Việt Nam, từ đó tạo những tiền đề vững chắc để không quân Việt Nam nói chung, lực lượng trực thăng vận tải Việt Nam vận tải nói riêng phát triển như ngày hôm nay.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 của Liên Xô bay gần những chiếc T-54 của lục quân nước này. Video Lời Bác Hồ dạy chiến sĩ Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN.
Trực thăng Mil Mi-4 chính thức được biên chế vào không quân Xô Viết từ tháng 8/1953 và được sản xuất rất lớn cho đến khi dây chuyền sản xuất ngừng lại vào năm 1964 nhưng hàng ngàn chiếc đã được chế tạo bởi cả Liên Xô và Trung Quốc.
Ảnh: Chiếc trực thăng Mi-4 số hiệu 03 của không quân Liên Xô.
Trực thăng Mi-4 có ngoại hình giống với loại Sikorsky S-55 của Hoa Kỳ nhưng kích thước và tải trọng lại lớn hơn và khá tương đồng với loại S-58 sau này.
Ảnh: Máy bay Mi-4 của không quân Đông Đức.
Trực thăng Mi-4 được thiết kế với cấu hình cao, có chiều dài lên tới 16.8m và trọng lượng cất cánh tối đa 7.55 tấn, NATO định danh cho Mi-4 là “Hound-A”.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 của không quân Liên Xô.
Máy bay có kíp lái 2 người, đã phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới.
Ảnh: Cận cảnh buồng lái máy bay trực thăng Mi-4.
Máy bay được trang bị một động cơ chính 1675 mã lực cho phép nó có thể bay với vận tốc tối đa 185km/h, với trần bay 5.500m và tầm bay 500km
Ảnh: Cận cảnh cánh quạt đuôi 3 cánh của máy bay Mi-4.
Năm 1958, nhân dân và chính phủ đã tặng chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam 3 chiếc trực thăng Mi-4, đây cũng là những vốn liếng quý giá đầu tiên của không quân Việt Nam.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 chuyên cơ hạng A đặc trách phục vụ Bác và chính phủ số hiệu 5951-D hiện nay đang được trưng bày tại bảo tàng Phòng không – không quân.
Năm 1959, các máy bay này về nước, yêu cầu của Bác Hồ đặt ra là Bác muốn phi công người Việt lái những chiếc trực thăng này. Những chiến sĩ ưu tú nhất của lực lượng không quân trực thăng Việt Nam được Bác quan tâm, tin tưởng để nhận nhiệm vụ đặc biệt này. Đây cũng chính là động lực, sức mạnh cho các tổ bay vượt mọi khó khăn thách thức, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng trăm chiến bay phục vụ Bác và chính phủ.
Ba chiếc máy bay Mi-4 về nước năm 1959 được biên chế cho trung đoàn không quân vận tải 919, đây cũng chính là loại trực thăng được đưa vào biên chế không quân ta.
Đặc biệt chiếc máy bay số hiệu 5951-D được vinh dự là chuyên cơ A phục vụ chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 2/1959 cho đến tháng 3/1969.
Chiếc trực thăng này đã từng được sử dụng để đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm đồng bào Tây Bắc ngay khi đường bay lên đây mới mở, thăm huyện Móng Cái (Quảng Ninh), thăm nông trường Đông Hiếu (Nghệ An), hợp tác xã Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều chuyến bay đưa Bác đi công tác tại căn cứ địa của Trung ương thuộc địa phận Đá Chông (Ba Vì - Hà Tây), những chuyến bay đưa Bác đi chữa bệnh… từ năm 1959 tới năm 1969
Những chiếc trực thăng Mil Mi-4 đầu tiên là một món quà vô cùng quý giá mà Liên Xô dành tặng Bác, chính phủ, quân đội và nhân dân Việt Nam, là vốn liếng đầu tiên vô cùng đặc biệt của lực lượng không quân Việt Nam, từ đó tạo những tiền đề vững chắc để không quân Việt Nam nói chung, lực lượng trực thăng vận tải Việt Nam vận tải nói riêng phát triển như ngày hôm nay.
Ảnh: Trực thăng Mi-4 của Liên Xô bay gần những chiếc T-54 của lục quân nước này.
Video Lời Bác Hồ dạy chiến sĩ Đặc công Việt Nam - Nguồn: QPVN.